Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng

Mục lục

Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Xét căn cứ đặc thù lịch sử, quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể chia ra thành bốn giai đoạn gồm thời kỳ Pháp thuộc, thời kỳ miền Bắc Việt Nam 1954-1975, thời kỳ miền Nam Việt Nam 1954-1975 và thời kỳ từ sau thống nhất đất nước 1975 đến nay.

1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc

Trước khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam năm 1858, Việt Nam chưa có tổ chức ngân hàng và tín dụng. Vào cuối thế kỷ thứ 19, khi nền đô hộ đã được thiết lập trên toàn cõi Đông Dương, Việt Nam trở thành một thị trường độc chiếm của Pháp.

Nhiều hoạt động kinh tế của người Pháp ở Đông Dương bành trướng mạnh nên chính phủ buộc phải thành lập các ngân hàng để hỗ trợ các hoạt động đó. Lúc đầu có 2 ngân hàng có trụ sở tại Pháp và các chi nhánh trên toàn Đông Dương là Ngân hàng Đông Dương (Banque de l’Indochine) thành lập từ 1873 và Pháp-Hoa Ngân hàng (Banque Franco-Chinoise) được thành lập với mục đích hỗ trợ các giao dịch thương mại giữa Pháp, Đông Dương và Trung Hoa cũng như với một vài nước khác ở Á Đông như Nhật, Thái Lan. Hai ngân hàng này ngoài độc quyền phát hành tiền tệ như một Ngân
hàng Trung ương, nó còn là một ngân hàng kinh doanh thương mại, cung cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế của người Pháp ở Đông Dương. Phải tới năm 1927, một số tư bản người Việt Nam mới thành lập ngân hàng đầu tiên của Việt Nam lấy tên là An Nam ngân hàng (sau đổi tên là Việt Nam ngân hàng) nhằm hỗ trợ vốn cho các hoạt động nông nghiệp. Cho đến năm 1954, người Việt có ngân hàng thứ hai là Việt Nam công thương ngân hàng.

2. Hệ thống ngân hàng Việt Nam ở miền Bắc giai đoạn 1954 đến 1975

Ngày 06/05/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam với nhiệm vụ chính như phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ, và thực hiện chính sách tín dụng nhằm phát triển hoạt động sản xuất. Ngày 21/01/1960, Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Quá trình phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam ở Miền Bắc có thể được chia làm hai thời kỳ từ 1951 đến 1954 và thời kỳ từ 1955 đến 1975. Trong thời kỳ đầu, ngân hàng quốc gia Việt Nam hoạt động độc lập trong hệ thống tài chính với chức năng như phát hành tiền tệ, thu hồi tiền tài chính, quản lý Kho bạc Nhà nước nhằm tăng thu, tiết kiệm chi, thống nhất quản lý thu chi ngân sách và phát triển tín dụng ngân hàng nhằm phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá. Đến thời kỳ tiếp theo 1955 đến 1975, Ngân hàng Quốc gia với nhiệm vụ củng cố thị trường tiền tệ, ổn định tiền tệ nhằm góp phần bình ổn vật giá, tạo thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế.

3. Hệ thống ngân hàng Việt Nam ở miền Nam giai đoạn 1954 đến 1975

Sau Hiệp định Geneve, chính phủ Pháp ký một loạt hiệp định với Nam Việt Nam, Campuchia và Lào, chính thức phá bỏ tình trạng hợp nhất tiền tệ và quan thuế giữa ba nước Đông Dương, khẳng định nguyên tắc mỗi quốc gia được quyền tự do phát hành và kiểm soát tiền tệ.

Từ đó, cùng với chủ quyền về chính trị, người Việt Nam bắt đầu được làm chủ về hoạt động ngân hàng và phát triển trên qui mô nhà nước. Sự phát triển của ngành ngân hàng miền Nam Việt Nam giai đoạn này có thể được chia thành 2 thời kỳ từ 1954 đến 1964 và từ 1965 đến 1975. Thời kỳ 1954 đến 1964, người dân vẫn tiếp tục sử dụng các ngân hàng của người Pháp, Anh, Hong Kong, Đài Loan có chi nhánh tại Việt Nam. Thời kỳ từ 1965 đến 1975 là giai đoạn chuyển biến của hoạt động ngân hàng Việt Nam, tạo tiền đề và điều kiện cho một thời kỳ phát triển rầm rộ từ năm 1965 đến năm 1972. Trong 7 năm đầu của thời kỳ này, 18 ngân hàng mới được thành lập, nâng tổng số lên đến 31 ngân hàng với 178 chi nhánh ở các tỉnh vào năm 1972. Đến thời kỳ trước 04/1975, hệ thống ngân hàng ở Miền Nam gồm 1 ngân hàng trung ương, 32 ngân hàng thương mại với 180 chi nhánh, 2 ngân
hàng phát triển và 60 ngân hàng nông thôn.

4. Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến nay

Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến nay có thể chia thành có thể chia thành 3 thời kỳ từ 1975 đến 1985, 1986 đến 1990, và 1991 đến nay. Thời kỳ 1975-1985, sau 1975, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ở miền Nam được quốc hữu hoá và sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống nhất tiền tệ trong cả nước. Thời kỳ 1986 -1990 là giai đoạn manh nha của các cải cách bước đầu, làm tiền đề cho việc hình thành và phát triển một hệ thống Ngân hàng Việt Nam một cách căn bản và toàn diện hơn.

Với những yêu cầu về đổi mới hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế Hệ thống tài chính Việt Nam hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp. Trong đó, cấp 1 là Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng. Và cấp 2 là các ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín
dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân hàng và phi ngân hàng thực hiện như ngân hàng cổ phần, liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân và công ty tài chính.

Thời kỳ 1991 đến nay là giai đoạn hệ thống ngân hàng Việt Nam có rất nhiều chuyển biến dần theo hướng một hệ thống ngân hàng hai cấp hiện đại. Luật NHNN 2010 đã có một số thay đổi quan trọng so với Luật NHNN 1997, làm rõ hơn địa vị pháp lý của NHNN, đồng thời xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của NHNN với tư cách là ngân hàng trung ương, thực hiện các chức năng về quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa hai chức năng quan trọng của một ngân hàng trung ương là thực thi chính sách tiền tệ và giám sát an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng

Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam

  1. Pingback: Quá trình hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?