Phương pháp quản lý tín dụng chính sách

Động lực là gì?

Mục lục

Phương pháp quản lý tín dụng chính sách

Phương pháp quản lý tín dụng chính sách là tổng thể các cách thức, công cụ được chủ thể quản lý vận dụng và kết hợp lại để tác động một cách thích hợp vào tín dụng chính sách nhằm đạt được mục tiêu nhất định trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Từ thực tế nghiên cứu có thể thấy được một số phương pháp quản lý tín dụng chính sách sau:

1. Phương pháp kinh tế

Quản lý tín dụng chính sách cũng như quản lý các đối tượng khác trong nền KTXH. Phương pháp sử dụng hiệu quả trong quản lý tín dụng chính sách là phương pháp kinh tế. Phương pháp kinh tế là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý bằng các chính sách và đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt… Phương pháp kinh tế trong quản lý tín dụng chính sách là thông qua chính sách và đòn bẩy kinh tế để hướng dẫn, kích thích động viên và điều chỉnh các hành vi của của những đối tượng tham gia quá trình thực hiện quản lý tín dụng chính sách theo một mục tiêu nhất định của nền KTXH. Như vậy, phương pháp kinh tế trong quản lý tín dụng chính sách chủ yếu dựa vào sự kết hợp hài hòa lợi ích của Nhà nước, xã hội với lợi ích của tập thể, cá nhân người lao động trong quản lý tín dụng chính sách.

2. Phương pháp hành chính

Quản lý tín dụng chính sách cũng thường xuyên được sử dụng phương pháp hành chính. Đây là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý tín dụng chính sách lên các chương trình tín dụng chính sách cũng như các hoạt động tín dụng chính sách bằng những văn bản, chỉ thị, những quy định về tổ chức. Ưu điểm của phương pháp này là góp phần giải quyết trực tiếp và nhanh chóng những vấn đề cụ thể nhưng cũng dễ vướng vào tình trạng quan liêu, máy móc, bộ máy hành chính cồng kềnh, độc đoán.

Phương pháp hành chính trong quản lý tín dụng chính sách được thể hiện ở mặt tĩnh và mặt động. Ở mặt tĩnh, nó thể hiện ở những tác động có tính ổn định về mặt tổ chức thông qua thể chế hóa tổ chức (cơ cấu tổ chức và chức năng quản lý) và tiêu chuẩn hóa tổ chức (định mức và tiêu chuẩn tổ chức). Ở mặt động là nó thể hiện sự tác động thông qua quá trình điều khiển tức thời khi xuất hiện các vấn đề cần giải quyết trong quá trình quản lý.

3. Phương pháp giáo dục

Trong quản lý nói chung và quản lý tín dụng chính sách nói riêng, phương pháp giáo dục được coi trọng vì con người là đối tượng trung tâ m của quản lý. Con người tác động rất lớn đến tín dụng chính sách. Tất cả các hoạt động đều xẩy ra thông qua con người với những động cơ về lợi ích vật chất và tinh thần nhất định, với những mức độ giác ngộ về trách nhiệm và về ý thức khác nhau với những quan điểm về đạo đức và trình độ hiểu biết và quản lý tín dụng chính sách khác nhau. Do đó, luôn luôn phải áp dụng phương pháp giáo dục trong quản lý tín dụng chính sách vì đó là phương pháp hướng nhân cách con người và đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động tín dụng chính sách theo hướng có lợi cho phát triển kinh tế, cho sự tiến bộ và văn minh của toàn xã hội.

Nội dung của biện pháp giáo dục là giáo dục thái độ lao động, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, khuyến khích phát huy sáng kiến, say mê hăng hái lao động…

4. Phương pháp phân tích, thống kê

Để quản lý tín dụng chính sách có hiệu quả, bên cạnh các biện pháp định tính cần áp dụng cả các biện pháp định lượng, đặc biệt phương pháp toán kinh tế như phương pháp thống kê. Phương pháp này dùng để thu thập và kiểm tra, phân tích số liệu tín dụng, dự báo rủi ro. Phần mềm SPSS được sử dụng để nhập liệu, phân tích kết quả khảo sát, lượng hoá ảnh hưởng của một số nhân tố đến việc thực hiện quản lý tín dụng chính sách ở Việt Nam. Đồng thời, sử dụng kiểm định One-way ANOVA để khẳng định lại những đánh giá thu thập được từ các hộ điều tra có ý nghĩa về mặt thống kê.

Quản lý tín dụng chính sách không phải là những hoạt động riêng lẻ mà là sự tổng hợp các quan hệ kinh tế, xã hội, chính trị và pháp luật. Do đó phải sử dụng tổng hợp các phương pháp quản lý mới điều hành tốt được hệ thống quản lý tín dụng chính sách.

Mỗi phương pháp quản lý đều có phạm vi áp dụng nhất định và nhược điểm khác nhau. Do đó, sử dụng tổng hợp các phương pháp này sẽ bổ sung cho nhau các ưu điểm, khắc phục và hạn chế những nhược điểm.

Các phương pháp quản lý tín dụng chính sách kể trên có mối quan hệ với nhau. Vận dụng tốt phương pháp quản lý này sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng tốt các phương pháp kia. Tuy nhiên, khi vận dụng phương pháp quản lý tín dụng chính sách trên cần tìm ra phương pháp nào là chủ yếu, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể, trong đó phương pháp kinh tế vẫn là phương pháp quan trọng nhất vì nó thường đem lại hiệu quả rõ rệt, là tiền đề vững chắc và lâu dài để vận dụng các phương pháp quản lý còn lại.

Phương pháp quản lý tín dụng chính sách

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?