Nội dung quản lý tín dụng chính sách

Mục đích và đối tượng của báo cáo tài chính

Mục lục

Nội dung quản lý tín dụng chính sách

1. Khái niệm quản lý tín dụng chính sách

Tín dụng chính sách là một khái niệm đặc thù nên việc quản lý nó cũng mang tính đặc thù. Các nghiên cứu trước đây gần như chưa đề cập đến khái niệm quản lý tín dụng chính sách mà mới chỉ tập trung làm rõ các nội dung về tín dụng chính sách. Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn công tác trong lĩnh vực tín dụng chính sách cùng những hiểu biết về lĩnh vực này, quản lý tín dụng chính sách có thể được hiểu là một quá trình gồm những hoạt động phối hợp, liên kết, thống nhất từ trung ương đến cơ sở của các cấp chính quyền, hội đoàn thể, NHCSXH và của những người vay vốn trong lĩnh vực tín dụng chính sách nhằm đạt mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH với chi phí thấp nhất và hiệu quả cao nhất.

2. Nội dung quản lý tín dụng chính sách

Quản lý tín dụng chính sách cần phải tuân theo nội dung cơ bản, quy trình nhất định và chặt chẽ.

Nội dung đầu tiên của quản lý tín dụng chính sách là quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách.

Thuật ngữ tín dụng xuất phát từ chữ Latin có nghĩa là “tin tưởng, tín nhiệm”. Để thực hiện tín dụng, yếu tố ban đầu khởi dựng mối quan hệ tín dụng là lòng tin, là sự tín nhiệm. Có thể tin tưởng, tín nhiệm chưa phải là tất cả để có thể tạo dựng thành công mối quan hệ tín dụng nhưng nó có tác động một phần trong quá trình thực hiện tín dụng. Người vay vốn tín dụng chính sách là đối tượng do Chính phủ chỉ định, được hưởng ưu đãi về điều kiện vay vốn, lãi suất…Đặc biệt, khách hàng vay vốn tín dụng chính sách chủ yếu vay bằng tín chấp. Nguồn vốn tín dụng chính sách là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thực hiện tín dụng chính sách. Muốn phát triển tín dụng chính sách, điều kiện tiên quyết là phải có vốn. Hoạt động tín dụng chính sách là hoạt động dùng “vốn” mà mình quản lý để cho khách hàng vay. Do đó, quản lý vốn tốt là quản lý tín dụng chính sách tốt và ngược lại [38].

Thứ hai, quản lý tín dụng chính sách phải quản lý được khách hàng vay vốn. Khách hàng vay vốn tín dụng chính sách là hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Khách hàng vay vốn tín dụng chính sách do Chính phủ chỉ định theo từng chương trình tín dụng cụ thể. Thực hiện tín dụng chính sách là nhằm hướng đến mục tiêu giảm nghèo, đảm bảo ASXH nhưng đã là tín dụng thì nó mang tính chất “có vay có trả” dù đó là nguồn vốn từ ngân sách. Do vậy, quản lý tín dụng chính sách phải quản lý được khách hàng vay vốn, giám sát xem nguồn vốn tín dụng chính sách đã giải ngân có đúng đối tượng vay theo quy định của Chính phủ chưa, đồng thời phải giám sát hộ vay vốn để hộ vay sử dụng vốn vay hiệu quả, trả được nợ vay.

Thứ ba, là điều kiện vay vốn. Các chương trình tín dụng chính sách cũng quy định điều kiện vay vốn là hộ vay phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay; hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời gian đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo nguyên tắc vay vốn, tín dụng chính sách cũng yêu cầu người vay phải có đủ năng lực hành vi dân sự; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, đầu tư vào những lĩnh vực mà pháp luật không cấm; có phương án, dự án đầu tư hiệu quả; thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay [27].

Khách hàng vay vốn tín dụng chính sách thường được ưu đãi về thời gian vay, lãi suất, phương thức cho vay…để nâng cao dự án, phương án sản xuất của người vay. Điều đó chứng tỏ quản lý điều kiện vay vốn cũng là nội dung quản lý tín dụng chính sách.

Thứ tư, là giới hạn tín dụng hay mức cho vay: mỗi chương trình tín dụng chính sách đều quy định rõ ràng về mức cho vay tối đa. Điều đó cho phép việc xét duyệt cho vay ở một mức cao nhất có thể và không cho phép giải ngân vượt qua ngưỡng đó. Tín dụng chính sách không thể đáp ứng được toàn bộ nhu cầu vay vốn của người vay, nó chỉ hỗ trợ ở một mức hợp lý. Với mức tối đa cho phép nhưng không phải vì thế mà xét duyệt cho vay cào bằng mà phải căn cứ vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn tín dụng chính sách cho mỗi chương trình. Do đó, mức cho vay cũng là nội dung quản lý tín dụng chính sách.

Thứ năm, là quản trị mạng lưới. Đơn vị nào thực hiện tín dụng chính sách đa số cũng được thực hiện theo mạng lưới 03 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Việc quản lý nó thực hiện từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp trung ương xuống cấp tỉnh, cấp huyện. Ngoài ra với đặc thù, có sự tham gia của Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện và các tổ chức CTXH, chính quyền địa phương và các Tổ TK&VV nên việc quản trị mạng lưới là phải có sự phối kết hợp với các đơn vị trên để quản lý tín dụng chính sách. Việc quản trị mạng lưới hoạt động tốt sẽ làm cho tín dụng chính sách phát triển nhanh và bền vững, dễ dàng thấy được hiệu quả của tín dụng chính sách.

Thứ sáu, là thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ. Thời hạn cho vay của tín dụng chính sách là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay đến khi trả hết nợ gốc và lãi tiền vay, bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian trong thời hạn cho vay, khách hàng thỏa thuận trả nợ trong hợp đồng tín dụng mà tại mỗi cuối khoảng thời gian đó, khách hàng phải trả một phần hoặc toàn bộ vốn vay. Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ phải được quan tâm vì kỳ hạn liên quan đến thanh khoản và rủi ro. Thời hạn cho vay càng ngắn thì rủi ro càng thấp, tính thanh khoản càng cao.

Thứ bảy, là phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Tín dụng chính sách cũng có đầy đủ các nhóm nợ như các loại hình tín dụng khác đó là nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Tùy từng đơn vị thực hiện tín dụng chính sách có thể phân loại nợ khác nhau nhưng chung quy lại nó cũng mang tính chất như các nhóm nợ nói trên. Theo kinh nghiệm của các nhà kinh tế, càng phân loại được chi tiết các loại nợ càng dễ quản lý vốn. Vì từ chỗ phân loại các nhóm nợ sẽ xây dựng được cơ chế trích lập dự phòng rủi ro hợp lý, sát với thực tế đơn vị.

Thứ tám, là bảo đảm tiền vay. Tín dụng chính sách cho vay khách hàng là cá nhân, hộ gia đình dựa vào tín chấp, không phải thực hiện bảo đảm tiền vay nhưng cho vay các tổ chức kinh tế với mức vay quy định ở một số chương trình tín dụng sẽ thực hiện bảo đảm tiền vay. Tín dụng chính sách thực hiện chính sách bảo đảm tiền vay như quy định chung của các loại tín dụng khác.

Cuối cùng là chính sách nhận biết và quản lý nợ có vấn đề: tín dụng chính sách cũng như tín dụng nói chung luôn đi kèm với rủi ro. Để nhận biết và quản lý được nhóm nợ có vấn đề thì không còn cách nào khác là phải tăng cường kỹ năng thẩm định, công tác kiểm tra giám sát hộ vay và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện tín dụng chính sách.

Quy trình quản lý tín dụng chính sách phải được quy định bằng văn bản quy phạm pháp quy tức văn bản có tính pháp lý cao để thực hiện.

Nhà quản lý tín dụng chính sách phải nắm được Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý tín dụng chính sách của Chính phủ, các thông tư của các Bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý tín dụng chính sách.

Nội dung quản lý tín dụng chính sách

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?