Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước
Về lý thuyết, quản lý và điều hành Ngân sách nhà nước có thể tập trung mọi quyền lực vào chính quyền trung ương. Tuy nhiên, trong trường hợp này sẽ tạo ra tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào trung ương của các địa phương; không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các địa phương; các địa phương không có động lực phấn đấu để tăng thu Ngân sách nhà nước và với nguồn lực có hạn, việc phân bổ nguồn lực này dễ bị lãng phí, không đáp ứng đúng đắn và kịp thời nhu cầu của người dân.
Do đó, trên thực tế các nhà nước đều thực hiện việc phân cấp quản lý ngân sách ở mức độ nhất định cho chính quyền địa phương. Mục tiêu cốt lõi của phân cấp quản lý NSNN là nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính nhà nước được huy động, phân bổ và sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước là việc xác định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền Nhà nước từ trung ương tới các địa phương trong việc quản lý Ngân sách nhà nước.
Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trên 3 phương diện sau:
Thứ nhất, xác định về thẩm quyền của chính quyền các cấp trong việc ban hành các chính sách, chế độ thu-chi; tiêu chuẩn, định mức chi NSNN.
Đối với các nước theo thể chế liên bang, chính quyền địa phương có quyền tự quyết cao, được quyền ban hành các chính sách thuế, chế độ chi tiêu phù hợp với địa phương. Còn đối với các nước theo thể chế nhà nước đơn nhất, quyền ban hành chính sách thuế được tập trung tại trung ương, chính quyền địa phương hầu như không có tác động gì tới chính sách thuế, việc trao thẩm quyền cho các địa phương quyết định một số loại thu còn hạn chế. Ở Việt Nam, chính quyền địa phương (HĐND cấp tỉnh) được quyền quyết định một số chế độ thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật, được quyền quyết định cụ thể định mức phân bổ và chế độ, tiêu chuẩn định mức chi áp dụng cho địa phương dựa trên khung hướng dẫn.
Theo quy định tại Luật NSNN 2002, HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền quyết định việc phân cấp nguồn thu cho chính quyền cấp huyện, cấp xã trong phạm vi được phân cấp, song một số khoản thu phân cấp được quy định cụ thể như: (1) Phân cấp tối thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất cho NS xã, thị trấn; (2) Phân cấp tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất. Điều này làm hạn chế thực quyền của chính quyền địa phương.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm Hệ thống Ngân sách nhà nước[/message]Thứ hai, xử lý hài hòa mối quan hệ về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
Thực chất của nội dung này là phân chia nguồn thu và nhiệm vụ chi cho từng cấp NS, giữa NSTW và NSĐP, giữa các cấp NSĐP với nhau.
Đây là nội dung trọng tâm của phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước và là vấn đề nan giải, phức tạp. Để có thể đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các cấp ngân sách, giữa các địa phương với nhau luôn là bài toán khó. Hai vấn đặt ra khi thiết kế hệ thống phân cấp (chia sẻ) nguồn thu là: Phạm vi nguồn thu chia sẻ và tỷ lệ chia sẻ. Ở các quốc gia khác nhau, phạm vi chia sẻ và tỷ lệ chia sẻ cũng được xác định khác nhau. Nhưng đều có điểm chung là việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi phải đảm bảo NSTW giữ vai trò chủ đạo để thực hiện các nhiệm vụ chi có tính chiến lược, quan trọng của quốc gia. Đồng thời NSĐP được phân cấp nguồn thu để đảm bảo chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao.
Thứ ba, giải quyết mối quan hệ về nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan, chính quyền các cấp trong chu trình NSNN.
Chu trình NS hay còn gọi là quy trình NS dùng để chỉ toàn bộ hoạt động của một NS kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang NS mới. Chu trình NS bao gồm tất cả các khâu: chuẩn bị NS, lập NS, duyệt, phân bổ, giao, chấp hành, quyết toán, thanh tra, kiểm tra, quyết toán NS (gọi chung là lập, chấp hành và quyết toán). Mức độ tham gia điều hành và kiểm soát của cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính Nhà nước và các cơ quan chuyên môn đối với các cấp NS đến đâu chính là thể hiện tính chất của phân cấp trong toàn bộ hệ thống.
Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT