Những yếu tố tác động đến cơ chế quản lý hoạt động thanh toán

thị trường chứng khoán Việt Nam

Mục lục

Những yếu tố tác động đến cơ chế quản lý hoạt động thanh toán

Những yếu tố tác động đến cơ chế quản lý hoạt động thanh toán bao gồm : 1. Môi trường kinh tế xã hội, 2. Môi trường pháp luật, 3. Tiến bộ khoa học công nghệ

1. Môi trường kinh tế xã hội

Khi nền kinh tế phát triển mạnh, thu nhập tăng, tiền tệ ổn định, mọi hoạt động kinh tế xã hội được công khai, minh bạch thì nhu cầu trao đổi và thanh toán sẽ tăng cả về khối lượng giá trị, do đó thanh toán cần đáp ứng yêu cầu: nhanh chóng, chính xác và an toàn với chi phí thấp.

Ngược lại, khi kinh tế kém phát triển, GDP tăng chậm, thu nhập của dân cư thấp,… thì nhu cầu trao đổi hàng hoá ít, độ tin cậy lẫn nhau chưa cao, các hoạt động kinh tế ngầm và gian lận thương mại còn nhiều thì các giao dịch thường đòi hỏi thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Mặt khác, khi tiền tệ không ổn định, người ta có xu hướng quay về hình thức hàng đổi hàng, hoặc sử dụng các phương tiện có tính ổn định cao như vàng hoặc ngoại tệ mạnh để thanh toán. Trong điều kiện như vậy dịch vụ TTKDTM khó có cơ hội phát triển.

– Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, mức độ tin học hoá các nghiệp vụ và khả năng xử lý tự động cao đã cho phép các ngân hàng có thể phát triển các dịch vụ thanh toán mới để khách hàng lựa chọn, đồng thời rút ngắn được thời gian thanh toán, tăng nhanh vòng quay của vốn.

– Thanh toán không dùng tiền mặt chịu ảnh hưởng sâu sắc của yếu tố tâm lý, tập quán, thói quen và trình độ dân trí. Người dân chưa am hiểu hoặc hiểu rất ít về thanh toán không dùng tiền mặt, khi đó thanh toán bằng tiền mặt là cách đơn giản và tiện lợi, còn thanh toán không dùng tiền mặt là điều mới với người dân. Khi trình độ dân trí và thu nhập được nâng lên, nhu cầu mở rộng quan hệ và trao đổi sẽ tăng theo, người dân có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, lúc đó việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với họ là tất yếu và mọi việc sẽ trở nên đơn giản. Mặt khác, khi người dân muốn thanh toán một khoản nào đó, nếu thủ tục quá phức tạp, chờ đợi lâu hoặc phải đi xa, sẽ nẩy sinh tâm lý lo ngại.

2. Môi trường pháp luật

Trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể tham gia dịch vụ TTKDTM qua Ngân hàng cần được bảo vệ quyền lợi bằng hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ.

Nếu hệ thống pháp luật quy định về hoạt động thanh toán chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ thì các chủ thể sẽ không yên tâm khi tham gia vào hoạt động thanh toán, xét cả từ khía cạnh người tổ chức hệ thống thanh toán là những ngân hàng, đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán và cả người sử dụng dịch vụ là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Vì vậy, để phát triển tốt hệ thống thanh toán qua ngân hàng cần có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và minh bạch cho hoạt động thanh toán.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Vai trò của hoạt động thanh toán trong nền kinh tế[/message]

3. Tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng vào hoạt động ngân hàng thương mại

Yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ là nền tảng cơ sở vật chất để phát triển hệ thống thanh toán qua ngân hàng. Trong những năm gần đây với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, nhất là CNTT đã có những tác động rất mạnh tới hoạt động thanh toán của ngân hàng, tạo ra một bước tiến nhảy vọt về chất, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân, xoá bỏ mặc cảm về một hệ thống thanh toán qua ngân hàng trong thời kỳ bao cấp, tạo ra một cách nhìn mới cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ thanh toán.

Ngày nay, nhờ việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán mà các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có thể mở rộng mạng lưới bằng việc nối mạng trực tiếp giữa các ngân hàng với khách hàng, để cung ứng dịch vụ thanh toán cho họ.

4. Hệ thống các phương tiện thanh toán trong cung ứng dịch vụ thanh toán

Việc cung ứng và sử dụng dịch vụ thanh toán trong một nền kinh tế không phải mang tính ngẫu nhiên, mà nó chịu sự tác động rất lớn của các điều kiện hình thành trên thị trường đối với mỗi loại phương tiện thanh toán. Người ta thường so sánh về số lượng và giá trị giao dịch của từng phương tiện thanh toán để đưa ra các đánh giá về sự phát triển của cơ chế thanh toán trong một nền kinh tế. So sánh về số lượng rất hữu ích cho việc đánh giá các chi phí giao dịch của một phương tiện thanh toán, bởi các chi phí giao dịch thường không liên quan đến giá trị cá biệt của giao dịch vì nó là chi phí cố định cho mỗi giao dịch. Số lượng giao dịch thanh toán của một loại phương tiện thanh toán nào đó nhiều hay ít cho thấy tính hiệu quả của cơ chế thanh toán có liên quan. Các so sánh về mặt giá trị thanh toán lại đặc biệt phù hợp đối với việc phân tích các rủi ro đi kèm với loại phương tiện thanh toán nào đó, bởi nếu các yếu tố khác không đổi, thanh toán giá trị càng cao thì rủi ro càng lớn.

Sự gia tăng về mặt giá trị thanh toán của loại phương tiện thanh toán nào đó trong khi số lượng thanh toán không thay đổi đồng nghĩa với sự giảm thấp rủi ro của cơ chế thanh toán có liên quan.
Sự lựa chọn các phương tiện thanh toán khác nhau của mỗi quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể nêu cụ thể về sự lựa chọn các phương tiện thanh toán trên các yếu tố cơ bản như thu nhập đầu người; mức độ hoạt động chống tội phạm; mức độ tập trung – mạng lưới hoạt động ngân hàng; sự khuyến khích phát triển các phương tiện thanh toán; và sự cải thiện về tính hiệu quả của việc sử dụng các phương tiện thanh toán,…

Để phát triển một loại phương tiện thanh toán nào đó, Nhà nước cần phải có sự trợ giúp cần thiết để có thể tạo lập nên những cơ sở ban đầu cho quá trình phát triển. Ước tính cho thấy tại các quốc gia công nghiệp, các phương tiện thanh toán sử dụng chứng từ thường đắt gấp hai hoặc ba lần so với các phương tiện thanh toán điện tử. Tuy nhiên, trên thực tế sự chuyển đổi từ các phương tiện thanh toán dùng chứng từ sang các phương tiện thanh toán điện tử diễn ra chậm chạp, bởi sự sai lầm của công nghiệp thanh toán là buộc người sử dụng dịch vụ phải trả phí theo chi phí cận biên, mà chi phí này đối với những người sử dụng ban đầu lại rất lớn và vì vậy khó có nhiều người muốn chấp nhận nó. Bởi vậy, để khắc phục các trở ngại này cần có sự tham gia của các NHTW với vai trò là người định hướng và tạo điều kiện cho sự phát triển đối với các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

5. Mô hình tổ chức thanh toán

Ở một số nước, qua chuyển đổi nền kinh tế và hoạt động ngân hàng. Từ mô hình ngân hàng duy nhất thành hệ thống ngân hàng hai cấp: NHTW và các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu Nhà nước. Sau đó với sự xuất hiện của các ngân hàng thương mại tư nhân, ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các hợp tác xã tín dụng và quỹ tín dụng,… hệ thống ngân hàng trở thành một hệ thống rộng lớn và bao gồm nhiều thành phần và đa sở hữu. Việc tổ chức thanh toán qua ngân hàng vì vậy cũng thay đổi, với NHTW chỉ còn đóng vai trò là người sở hữu, quản lý và tổ chức hệ thống thanh toán liên ngân hàng, thông qua các trung tâm thanh toán bù trừ khu vực và trung tâm xử lý của mình để cung cấp dịch vụ thanh quyết toán cho các tổ chức tín dụng. Từng ngân hàng thương mại tự tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ để thực hiện thanh quyết toán cho các giao dịch thanh toán giữa các chi
nhánh, phòng giao dịch và đơn vị trực thuộc của mình. Các thanh toán liên ngân hàng trên địa bàn được thực hiện qua trung tâm bù trừ khu vực của NHTW. ðối với các giao dịch thanh toán liên ngân hàng khác địa bàn, việc thanh quyết toán được thực hiện thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng thương mại tại NHTW (Sở giao dịch của NHTW).

Có thể thấy đặc trưng nổi bật của việc tổ chức thanh quyết toán tại các quốc gia chuyển đổi như ở nước ta là sự phi tập trung hoá các tài khoản thanh toán của các ngân hàng thương mại. Mỗi chi nhánh NHTM phải duy trì một tài khoản bù trừ với chi nhánh NHTW tại địa phương, đồng thời lại phải duy trì một tài khoản dự trữ bắt buộc tại NHTW.

Không giống như các nước chuyển đổi, tại các quốc gia công nghiệp, việc thanh toán không dùng tiền mặt được tổ chức theo một hệ thống tập trung hoá cao độ. Với những tiến bộ đặc biệt nhanh trong lĩnh vực công nghệ thông tin, bộ xử lý vi mạch hiệu suất hơn bao giờ hết và giá thành thực hiện một giao dịch thanh toán qua ngân hàng hạ thấp đáng kể. ðiều này đã kích thích sự phát triển các cách thức mới trong khâu tổ chức thanh toán và đặc biệt nó đã làm tăng khả năng xử lý thanh toán theo thời gian thực. Các công cụ tài chính của nền kinh tế thị trường được sử dụng nhiều đã làm tăng xu hướng toàn cầu hoá trong ngành công nghiệp thanh toán, quy mô của sự tập trung hoá tổ chức thanh toán vì vậy cũng tăng lên mạnh mẽ.

Như vậy, do trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, của mỗi vùng và có mô hình tổ chức thanh toán khác nhau. Hiện nay hệ thống thanh toán ròng của hiệp hội các ngân hàng châu Âu cũng thực hiện phần lớn các giao dịch thanh toán bằng đồng Euro tại các quốc gia châu Âu. Trên toàn thế giới các quốc gia công nghiệp đều có xu hướng tập trung hoá cao độ việc xử lý thanh quyết toán và giảm các hệ thống thanh quyết toán khu vực, bởi quy mô càng lớn và việc tập trung hoá càng cao thì càng có hiệu quả trong việc xử lý các giao dịch định kỳ. Xu hướng này lan sang cả hệ thống thanh toán bán lẻ, bởi các giao dịch thanh quyết toán bán lẻ cũng đang được tổ chức với quy mô quốc gia.

Với các giao dịch thanh toán giá trị nhỏ thì xu hướng sử dụng thẻ nhựa ngày càng phổ biến. Một xu hướng khác về cấu trúc hệ thống thanh toán bán lẻ là việc sử dụng ngày một nhiều hơn các trung tâm bù trừ tự động để cung cấp cơ chế ghi nợ và ghi có bằng điện tử cho các giao dịch bán lẻ. Thông qua đó, những người sử dụng lao động có thể trả lương vào tài khoản cho người làm công một cách tự động và chủ tài khoản có thể chi trả các hoá đơn định kỳ của mình.

Xét từ khía cạnh an toàn, đang có trào lưu tách dần khỏi việc xử lý bằng giấy tờ các công đoạn của quá trình thanh quyết toán, hướng về các biện pháp xử lý điện tử phi chứng từ và tập trung hoá việc quản lý các tài khoản để tạo điều kiện hạn chế rủi ro trong thanh quyết toán, với sự tham gia của các trung tâm thanh toán và lựa chọn các thành viên tham gia thanh toán của hệ thống.

Bởi vậy, yêu cầu tiếp tục cải cách việc tổ chức thanh toán trong hệ thống ngân hàng tại các nước chuyển đổi vẫn luôn đặt ra để có thể đạt tới một cơ chế thanh toán hoàn thiện mà một nền kinh tế thị trường đòi hỏi.

6. Năng lực quản trị điều hành và nguồn nhân lực hoạt động thanh toán của hệ thống ngân hàng

Trong xu thế toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển của công nghệ ngân hàng nói chung và sự phát triển nhanh chóng công nghệ tin học trong hoạt động thanh toán, đã đưa lại nhiều tiện ích và hiệu quả kinh doanh trong thanh toán, đóng góp rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên nó cũng phụ thuộc vào năng lực quản trị điều hành của hệ thống NHTW trong quản lý và NHTM trong vận hành.

Việc trang bị máy móc thiết bị trong thanh toán ngày càng hiện đại, quy trình tác nghiệp hoạt động thanh toán cũng ngày càng được đổi mới nhằm đưa lại tiện ích ngày càng lớn để thu hút khách hàng, tăng doanh thu trong hoạt động thanh toán.

Đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý cũng như nguồn nhân lực trực tiếp vận hành thanh toán phải được đào tạo và bồi dưỡng, cập nhật năng lực chuyên môn và nghiệp vụ thanh toán một cách tốt nhất, chỉ có hệ thống ngân hàng nào đáp ứng được đội ngũ cán bộ quản trị điều hành và nguồn nhân lực chuẩn mực mới có thể đứng vững và phát triển trong cạnh tranh đang diễn ra từng ngày trên thế giới, trong khu vực và cả trên lãnh thổ mỗi quốc gia.

Với bối cảnh nước ta hiện nay đang trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã gia nhập WTO và xu thế toàn cầu thì phát triển CNTT và đáp ứng nguồn nhân lực xét trên cả lý thuyết và thực tiễn đối với hoạt động Ngân hàng nói chung và đối với hoạt động thanh toán nói riêng là quan trọng nhất, cần thiết nhất.

Những yếu tố tác động đến cơ chế quản lý hoạt động thanh toán

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 bình luận về “Những yếu tố tác động đến cơ chế quản lý hoạt động thanh toán

  1. Pingback: Một số điểm nổi bật về hoạt động thanh toán ở Liên bang Úc - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc quản lý hoạt động thanh toán | nhanluan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?