Nội dung cơ bản về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

Mục lục

Nội dung cơ bản về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

Sau 7 năm thực thi chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật bảo hiểm xã hội, đã tạo điều kiện cho gần 200.000 người lao động được tham gia BHXH tự  nguyện, góp phần đảm bảo chính sách ASXH. Tuy nhiên trong quá trình triển khai, chính sách BHXH tự nguyện đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế, bất cập không còn phù hợp với thực tế đã làm ảnh hưởng tới khả năng mở rộng đối tượng tham gia. Vì vậy, cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế.

Chính vì vậy, ngày 20/11/2014, Luật BHXH sửa đổi đã được Quốc hội nước Cộng  hòa  xã  hội  chủ   nghĩa  Việt  Nam thông qua  tại  kỳ   họp  thứ   8  (Luật  số: 58/2014/QH13), gồm  09  chương,  125  điều  và  có  hiệu  lực  thi  hành  từ   ngày 01/01/2016. Luật  này quy định  về:  Chế  độ,  chính sách BHXH; quyền  và trách nhiệm của người lao động, người sử  dụng lao động; cơ  quan, tổ  chức, cá nhân có liên quan đến BHXH, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ  quan BHXH; quỹ  BHXH; thủ  tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BHXH.

Mục  tiêu đặt  ra khi xây dựng  và ban hành Luật  BHXH năm  2014 là: Khắc phục những bất cập của Luật BHXH năm 2006; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một số  nội dung cho đồng bộ  với một số  Bộ  luật liên quan đến người lao động đã ban hành trong thời gian qua (Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi… ), đồng thời phù hợp với thực tế phát triển kinh tế – xã hội của nước ta theo hướng hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và quốc tế.

Đối  với  BHXH tự  nguyện,  Luật  sửa  đổi,  bổ  sung thêm các quy định  theo hướng  khuyến  khích mở  rộng  đối  tượng  tham gia với  những  nội  dung: Không khống chế tuổi trần khi tham gia, chỉ cần đóng đủ số năm và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định sẽ được hưởng lương hưu; đối với người lao động thuộc diện nghèo được Nhà nước hỗ trợ một phần phí đóng; mức sàn thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội hạ xuống bằng 22% mức chuẩn nghèo ở nông thôn; phương thức đóng phí linh hoạt hơn, người lao động có thể đóng mỗi năm một lần, một lần cho nhiều năm trong quá khứ  hoặc tương lai. Sau đây là nội dung cơ  bản của chính sách bảo hiểm xã hội tự  nguyện theo Luật BHXH năm 2014:

1. Đi tưng và nguyên tc áp dng

1.1. Đi tưng áp dng

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2.

1.2. Nguyên tc áp dng

Bảo hiểm xã hội tự nguyện hoạt động dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau: Thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia; người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình; mức đóng BHXH được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng BHXH nhưng thấp nhất bằng mức chuẩn hộ  nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ  sở; mức  hưởng bảo hiểm xã hội tự  nguyện  được  tính trên cơ  sở  mức  đóng,  thời  gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội; người vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự  nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử  tuất trên cơ  sở tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện; quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được  sử  dụng  đúng  mục  đích  và hạch  toán độc  lập;  việc  thực  hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đơn giản, dễ  dàng, thuận tiện, đảm bảo kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.

2. Quyn và trách nhim ca người tham gia bo hiểm xã hi t nguyn

2.1. Quyn của ngưi tham gia

Người tham gia BHXH tự nguyện có các quyền sau đây: Được cấp sổ bảo hiểm xã hội; nhận lương hưu hoặc trợ  cấp BHXH tự  nguyện đầy đủ, kịp thời, thuận tiện; hưởng bảo hiểm y tế  khi đang hưởng lương hưu; yêu cầu tổ  chức BHXH cung cấp thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH; khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền khi quyền lợi hợp pháp của mình bị vi phạm hoặc tổ chức, cá nhân thực hiện BHXH tự nguyện có hành vi vi phạm pháp luật về BHXH tự nguyện; ủy quyền cho người khác nhận lương hưu và trợ cấp BHXH tự nguyện.

2.2. Trách nhim ca người tham gia

Người tham gia BHXH tự nguyện có trách nhiệm sau: Đóng BHXH tự nguyện theo phương thức và mức đóng quy định; thực hiện quy định về  việc lập hồ  sơ BHXH tự nguyện; bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định.

2.3. Chế đ BHXH t nguyn

Bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện gồm 2 chế độ hưu trí và tử tuất.

a.  Chế độ hưu trí

Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng: Nam đủ 60 tuổi, nữ  đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên; trường hợp nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Mức lương hưu hằng tháng được quy định: Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến  trước  ngày 01 tháng 01 năm  2018 mức  lương  hưu  hằng  tháng của người đủ điều kiện hưởng lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau: Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 22 trở đi là 20 năm; lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm,  sau đó cứ thêm mỗi năm, cả lao động nam và nữ được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Trợ  cấp một lần khi nghỉ  hưu: Người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn  số  năm  tương  ứng  với  tỷ  lệ  hưởng  lương  hưu  75%, khi nghỉ  hưu  còn được hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Bảo  hiểm  xã hội  một  lần:  Người  tham gia BHXH tự  nguyện  được  hưởng BHXH một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục tham gia BHXH; ra nước ngoài để định cư; người đang bị  mắc một trong những  bệnh  nguy hiểm  đến  tính mạng  như  ung thư,  bại  liệt,  xơ  gan cổ  chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Mức hưởng BHXH một lần: Được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau: Bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014; 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những  năm  đóng  từ  năm  2014 trở  đi.  Trường  hợp  người  tham gia BHXH tự  nguyện  có thời  gian đóng  BHXH chưa  đủ một  năm  thì mức  hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Mức  bình quân thu nhập  tháng đóng  BHXH được  tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian. Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ  tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

b. Chế độ t tut: Bao gồm trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần

Trợ  cấp mai táng: Các đối tượng sau đây khi chết hoặc bị  Tòa án tuyên bố  là đã chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng: Người lao động có thời gian đóng BHXH từ đủ 60 tháng trở lên; người đang hưởng lương hưu.

Mức trợ  cấp mai táng: Bằng 10 lần mức lương cơ  sở  tại tháng mà người lao động chết.

Trợ cấp tuất một lần: Các đối tượng sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ  cấp tuất một lần: Người lao động đang đóng BHXH; người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH; người đang hưởng lương hưu.

Mức trợ cấp tuất một lần: Đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ  mỗi  năm  tính bằng  1,5 tháng mức  bình quân thu nhập  tháng đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức trợ  cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.

Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

2.4. Qu BHXH t nguyn

Ngun hình thành quỹ

Quỹ  BHXH tự  nguyện được hình thành từ  các nguồn: Người lao động đóng theo quy định;  tiền  sinh lời  từ  hoạt  động  đầu  tư  quỹ;  hỗ  trợ  của  Nhà nước;  các nguồn thu hợp pháp khác.

Phương thc đóng

Người lao động đăng ký với tổ chức BHXH đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức sau đây: Hằng tháng, 03 tháng một lần, 06  tháng một lần, 12 tháng một  lần,  một  lần  cho nhiều  năm  về  sau với  mức  thấp  hơn  mức  đóng  hằng tháng hoặc  một  lần  cho những  năm  còn thiếu  với  mức  cao hơn  mức  đóng  hằng tháng so với quy định.

Mc đóng

Người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử  tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất  bằng mức chuẩn hộ  nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

Sdụng qu

Quỹ  BHXH tự  nguyện được sử  dụng vào các mục đích sau: Trả  các chế  độ cho người tham gia BHXH tự nguyện theo quy định; đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về  bảo hiểm y tế; chi phí quản lý; đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định.

Nội dung cơ bản về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 bình luận về “Nội dung cơ bản về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

  1. Pingback: Quan điểm, mục tiêu về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đến năm 2020 - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?