Mục lục
Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương
a). Các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý:
Thứ nhất, năng lực quản lý của người lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ,công chức trong bộ máy quản lý và đạo đức công vụ.
Đây là nhân tố quan trọng, có tính quyết định tới chất lượng, hiệu quả công tác quản lý. Để có thể quản lý tốt, đội ngũ nhân viên cần có trình độ chuyên môn vững vàng, cán bộ có năng lực lãnh đạo, khả năng sử dụng người để có thể phân công nhiệm vụ phù hợp với từng nhân viên, từng bộ phận. Có trình độ mới có thể hướng dẫn các đơn vị thực thi đúng, mới có thể phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và đưa ra được các quyết định đúng đắn. Công tác quản lý đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng và đạo đức nghề nghiệp.
Nếu bộ máy quản lý hội tụ được những người có năng lực về chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc sẽ đưa ra được nhiều quyết sách đúng đắn, đưa ra được nhiều biện pháp quản lý NS hữu hiệu, giúp nâng cao được hiệu quả công tác quản lý thu-chi ngân sách địa phương.
Hồ Chí Minh đã dạy: “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Thật vậy, nếu đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền có trình độ chuyên môn nhưng thiếu đạo đức sẽ gây lãng phí, thất thoát, tham ô tài sản của nhà nước, tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng bị quản lý; gây phiền hà cho người dân; nếu có đức mà không có tài thì khó có thể thực hiện được các nhiệm vụ được giao, khó đạt được hiệu quả công việc. Như vậy, đạo đức và trình độ của người quản lý, cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định tới hiệu quả quản lý nhà nước.
Thứ hai, tổ chức bộ máy nhà nước quản lý ngân sách địa phương
Nếu bộ máy nhà nước quản lý NS ở địa phương được tổ chức khoa học, có sự phân công, phân cấp cụ thể sẽ làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Các cơ quan quản lý có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Vì tạo điều kiện thuận lợi cho sự tuân thủ công tác quản lý và gắn trách nhiệm giải trình đối với từng cơ quan, tránh được hiện tượng khi xảy ra hậu quả không có cơ quan nào chịu nhận trách nhiệm.
Thứ ba, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành thu-chi ngân sách địa phương
Phối hợp là sự kết hợp các hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị với nhau để cho các cơ quan, đơn vị này thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các lợi ích chung.
Thứ tư, công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình
Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của bộ máy QLNN. Công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện, động lực để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.
b). Các nhân tố thuộc về khách thể quản lý (đối tượng quản lý)
Thu-Chi ngân sách địa phương diễn ra ở nhiều lĩnh vực, liên quan đến nhiều chủ thể và trong điều kiện môi trường luôn biến động, có nhiều chủ thể cùng tham gia vào công tác quản lý ngân sách địa phương do đó công tác quản lý NS gặp nhiều khó khăn. Các đối tượng quản lý có ý thức tuân thủ pháp luật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý. Đối tượng nộp thuế nhận thức được trách nhiệm và quyền lợi trong công tác nộp thuế, chủ động nộp thuế theo đúng quy định, không trốn thuế,..sẽ tạo thuận lợi cho công tác thu NS. Các đơn vị DT chấp hành nghiêm kỷ luật tài khóa, đảm bảo chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
c). Các nhân tố thuộc về môi trường quản lý
Một là, hệ thống các văn bản pháp luật
Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến thu-chi NS và quản lý nhà nước đối với thu-chi NS như: Luật ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Doanh nghiệp, Luật thuế, Luật Quản lý thuế; thông tư, nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị về thu-chi NS, về chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống văn bản pháp luật là nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương vì các văn bản pháp luật là cơ sở để chính quyền địa phương tổ chức thực hiện và điều hành thu-chi NS, xác định được các nhiệm vụ cần thực hiện và trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong quá trình điều hành thu-chi NS các cấp.
Hệ thống văn bản pháp luật về thu, chi và QL thu, chi NS mà đồng bộ, không chồng chéo, các văn bản có sự hướng dẫn thống nhất, chi tiết, dễ hiểu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự chấp hành và điều hành thu, chi NS, ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý nhà nước về thu-chi NS.
Các quy định phù hợp với thực tiễn sẽ tạo thuận lợi cho công tác thực thi và nâng cao hiệu quả thu-chi NS. Chẳng hạn, định mức chi tiêu mà lạc hậu, không còn phù hợp nhưng vẫn được duy trì áp dụng dẫn đến khó thực hiện, phát sinh các hiện tượng biến báo trong thanh, quyết toán.
Hai là, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
Về phương diện lý thuyết, mọi hoạt động quản lý ngân sách nhà nước đều có thể tập trung tại trung ương. Việc quản lý ngân sách nhà nước do trung ương thực hiện sẽ có ưu điểm tập trung quyền lực về trung ương, thể hiện được ý muốn chủ quan của chính quyền trung ương, thời gian thực hiện chu trình quản lý ngân sách nhà nước nhanh chóng. Tuy nhiên, không phân cấp quản lý ngân sách nhà nước sẽ có nhiều hạn chế như dễ rời xa nhu cầu thực tế của ĐP, không bao quát được hết các nguồn thu của địa phương, phạm vi và đối tượng quản lý nhiều và rộng, người dân khó có thể tham gia đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động thu-chi và quản lý ngân sách nhà nước; các cấp chính quyền của ĐP bị động, không chủ động trong công tác tổ chức thực hiện NS, thường có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào trung ương. Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi cấp chính quyền nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành NS, nâng cao trách nhiệm giải trình, nhà nước thực hiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là việc phân định phạm vi trách nhiệm và quyền hạn giữa các cấp chính quyền nhà nước trong việc quản lý, điều hành và thực hiện nhiệm vụ thu-chi ngân sách nhà nước.
Việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo hướng tăng thẩm quyền cho chính quyền ĐP sẽ giúp chính quyền ĐP chủ động, tích cực hơn trong quá trình quản lý và điều hành NS, từ đó sẽ giảm dần sự hỗ trợ NS của Trung ương cho ĐP. Có thể nói rằng ở cấp ĐP, việc phân cấp quản lý NSNN hợp lý chính là biện pháp cơ bản nhất để bồi dưỡng nguồn thu ở ĐP.
Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hợp lý sẽ khuyến khích các ĐP phấn đấu tăng thu NS để đáp ứng nhiệm vụ chi.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Ngân sách địa phương là gì? Khái niệm và vai trò của Ngân sách địa phương[/message]Hệ thống ngân sách nhà nước của Việt Nam hiện nay bao gồm NSTW và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm NS của các đơn vị hành chính các cấp có tổ chức HĐND và UBND, cụ thể gồm: NS tỉnh, TP trực thuộc trung ương (gọi chung là NS tỉnh), bao gồm NS cấp tỉnh và NS của các huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh; Ngân sách huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh (gọi chung là NS huyện), bao gồm NS cấp huyện và NS các xã, phường, thị trấn; Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là NS cấp xã).
Như vậy là NS cấp dưới là một bộ phận của NS cấp trên, thể hiện tính lồng ghép trong hệ thống NS. Quy định lồng ghép của hệ thống NSNN cơ bản đảm bảo tính thống nhất và tính tuân thủ của các cấp NS. Tuy nhiên, tính lồng ghép dẫn tới tình trạng thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền bị chồng chéo, trùng lắp, không thực sự đảm bảo quyền tự chủ của cấp dưới; làm cho quy trình NS phức tạp, việc tổng hợp DT cũng như quyết toán của NS cấp trên bị kéo dài vì lệ thuộc vào cấp dưới và việc quyết định DT của cấp dưới còn mang tính hình thức vì phụ thuộc vào quyết định dự toán của cấp trên, khi HĐND quyết định dự toán NS phải căn cứ vào dự toán NS đã được cấp trên quyết định giao, cho dù DT chưa phù hợp với điều kiện thực tế tại ĐP. Cấp dưới thường lập dự DT không tích cực, thể hiện ở chỗ lập DT thu thấp, DT chi cao, để được trợ cấp cân đối từ cấp trên. Chính vì vậy, nên để cấp nào quyết định DT của cấp đó nhưng cần chú trọng tới công tác giám sát, kiểm tra công tác lập DT.
HĐND cấp tỉnh được quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa NS các cấp chính quyền ĐP; HĐND cấp tỉnh được quyết định một số loại phí, lệ phí trong danh mục mà UBTVQH phân cấp; HĐND cấp tỉnh được quyết định ban hành một số chế độ, định mức chi tiêu NS, định mức phân bổ NS….cho phù hợp với điều kiện ở ĐP. Việc quy định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi và thẩm quyền ban hành các chính sách, chế độ thu đã góp phần xóa bỏ tình trạng địa phương quy định các khoản thu trái với quy định pháp luật.
Ba là, thông tin và công nghệ thông tin
Thực chất của quản lý là quá trình ra quyết định. Để ra được quyết định các cơ quan quản lý cần thu thập và xử lý thông tin. Nếu thông tin thu thập được không đầy đủ, thiếu độ tin cậy thì hiệu quả công tác quản lý sẽ không cao và ngược lại.
Thông tin về thủ tục hành chính, cơ chế, chính sách….được công bố rộng rãi, kịp thời đến với các đối tượng nộp NS và các cơ quan, đơn vị sử dụng NS sẽ tạo điều kiện thuận lợi để họ tuân thủ đúng quy định, do đó tạo thuận lợi cho công tác quản lý. Có thể nói chất lượng và tính kịp thời của thông tin là một trong những nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý.
Thực hiện tốt việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý NS sẽ có tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ người dân, giúp các cơ quan QLNN có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến thu-chi ngân sách. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời để đảm bảo được nguồn thu, đáp ứng nhiệm vụ chi, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng NS. Chẳng hạn, như ứng dụng Hệ thống Thông tin Quản lý Ngân sách và Kho Bạc (TABMIS viết tắt từ tiếng Anh “Treasury and Budget Management Information System”) sẽ hiện đại hóa công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện NS và báo cáo NS, nâng cao tính minh bạch trong quản lý TCC, hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng NS,…hay việc ứng dụng các phần mềm kế toán NS cũng giúp đơn vị sử dụng NS thuận tiện hơn trong công tác thực hiện, điều hành và quản lý thu-chi NS, giúp cho công tác báo cáo cấp trên được nhanh chóng, kịp thời.
Bốn là, chế tài xử phạt, lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể
Đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tới kết quả công tác QLNN. Nếu chế tài xử phạt nghiêm, đủ sức răn đe đối với cả chủ thể quản lý và khách thể quản lý thì chắc chắn hiệu quả của công tác QLNN sẽ cao và ngược lại.
Đối với những tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ mà được động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời thì sẽ tạo ra động lực hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn nữa.
Những nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT