Nhận biết và phân loại nợ xấu

kiểm toán

Mục lục

Nhận biết và phân loại nợ xấu

Nhận biết và phần loại nợ xấu là bước đầu tiên trong quá trình quản lý nợ xấu ngân hàng, mà trong đó NHTM sẽ căn cứ vào một số tiêu thức nhất định để nhận diện hoặc xác định khoản nợ đó có phải là nợ xấu hay không. Để nhận biết các khoản nợ xấu, mỗi quốc gia với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính khác nhau sẽ có những quan điểm khác nhau. Một số tiêu chí thường được các NHTM sử dụng trong việc nhận biết nợ xấu là:

Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS)

Theo BIS có thể nhận diện nợ xấu thông qua ít nhất là một trong hai dấu hiệu sau: – Khoản nợ đó quá hạn ít nhất 90 ngày – Có dấu hiệu rõ rệt cho thấy khả năng tài chính của khách hàng đang bị giảm sút gây nguy hại đến việc trả nợ ngân hàng. Như vậy, mặc dù mỗi khoản cho vay có vấn đề đều mang những nét đặc thù riêng nhưng chúng đều có những nét chung góp phần cảnh báo cho ngân hàng vấn để rắc rối đã bắt đầu nảy sinh. Và cơ sở để nhận diện nợ xấu là dựa vào thời gian quá hạn trả nợ trên 90 ngày hoặc khả năng trả nợ là đáng nghi ngờ.

 Công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC)

Để có thể nhận diện nợ xấu FDIC dựa vào những dấu hiệu sau đây:

Nhóm các dấu hiệu liên quan đến nghĩa vụ với ngân hàng

– Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc khách hàng không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu hồi công nợ chậm hơn dự tính – Việc thanh toán tiền không đúng kế hoạch – Những kế hoạch trả nợ mà người vay đã cam kết liên tục bị phá vỡ. Kì hạn của khoản cho vay bị thay đổi liên tục và khách hàng luôn yêu cầu được gia hạn nợ

– Các số liệu và tài liệu cần thiết không được kê khai chính xác và nộp theo đúng kế hoạch :

– Các tài liệu quan trọng được yêu cầu nộp cho ngân hàng như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh , báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh các báo cáo tài chính…luôn bị trì hoãn một cách bất thường hay không có sự giải thích của người vay. Ngân hàng có sự nghi ngờ về số liệu kê khai, hay số liệu về doanh thu và dòng tiền thực tế có sự chênh lệch khá lớn so với mức dự kiến khi khách hàng xin vay

– Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Có dấu hiệu tài sản đã cho người khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất không còn tồn tại

Nhóm các dấu hiệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của khách hàng

– Những thay đổi bất thường trong phương pháp mà người vay sử dụng như phương pháp để tính khấu hao TSCĐ, trả tiền lương, tính giá trị hàng tồn kho, tính thuế…

– Thị giá cổ phiếu trên thị trường có những thay đổi bất thường, có thể rõ nguyên nhân hoặc chưa rõ nguyên nhân nhưng những thay đổi này theo chiều hướng không có lợi cho doanh nghiệp vay vốn

– Những thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích được trong số dư tiền gửi của khách hàng.

– Khách hàng hoạt động thua lỗ trong một hoặc nhiều năm, đặc biệt thể hiện thông qua chỉ số lợi nhuận ròng trên tài sản của người vay (ROA), lợi nhuận ròng trên vốn cổ phần ( ROE) hay thu nhập trước trả lãi và thuế (EBIT)

– Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn của người vay như tỷ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản, khả năng thanh khoản hay mức độ hoạt động.

– Sự thay đổi thường xuyên về tổ chức ban lãnh đạo doanh nghiệp; có những bất đồng và mâu thuẫn trong ban lãnh đạo, tranh chấp trong quá trình quản lý. Như vậy, FDIC lại nhận diện nợ xấu qua các nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân hàng không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ. Ngoài ra, nợ xấu còn được nhận diện thông qua những sự thay đổi bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp.

Tuy nhiên, quan điểm này của FDIC phần nào không phản ánh chính xác các khoản nợ xấu. Bởi hai dấu hiệu trên có thể cùng xuất hiện nhưng mức độ rủi ro lại có thể khác nhau dẫn đến việc khoản nợ đó có thể là nợ xấu hoặc không.

Vì vậy, ngoài việc căn cứ vào thời gian quá hạn trả nợ trên 90 ngày, việc nhận diện nợ xấu có thể được nhận biết thông qua khả năng trả nợ của khách hàng, và khả năng trả nợ này được đánh giá dựa trên khả năng xảy ra rủi ro cao.

Sau khi đã được nhận biết, nợ xấu sẽ được phân loại vào các nhóm nợ có mức độ rủi ro khác nhau. Các quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế khác nhau đều có cách phân loại nợ xấu riêng của mình. Tác giả xin đưa ra một số cách phân loại nợ xấu phổ biến, cụ thể là:

Phân loại nợ theo Ngân hàng thanh toán quốc tế

Theo BIS thì các khoản nợ được phân loại như sau:

(1) Nợ đủ tiêu chuẩn: Khoản vay có khả năng được thanh toán

(2) Nợ cần chú ý đặc biệt: Các khoản cho vay với doanh nghiệp mà có thể có khó khăn trong việc thu hồi

(3) Nợ dưới chuẩn: Những khoản cho vay mà tiền lãi hoặc gốc thanh toán đã quá hạn 3 tháng. Ngân hàng sẽ trích tỷ lệ 10% dự phòng cho các khoản vay bị xếp vào loại dưới chuẩn.

(4) Nợ nghi ngờ: Là những khoản vay có nghi ngờ trong việc thanh toán và được xác định là sẽ gây ra tổn thất. Ngân hàng trích tỷ lệ dự phòng là 50% cho các khoản cho vay có nghi ngờ.

(5) Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi được áp dụng các biện pháp bảo vệ theo luật phá sản. Các ngân hàng sẽ trích tỷ lệ dự phòng là 100% cho các khoản vay này. Với cách phân loại nợ của BIS, thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc 3 nhóm cuối và chúng sẽ được đánh giá theo mức độ khó khăn khi thu hồi.
Phân loại nợ theo Ngân hàng thế giới (WB) Ngân hàng thế giới đã tiến hành phân loại nợ theo bảng sau:

Bảng 1.1. Phân loại nợ của Ngân hàng thế giới

Khoản vay Những đặc thù và thời hạn
Đạt tiêu chuẩn – Không nghi ngờ gì về khả năng trả nợ

– Tài sản được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền hoặc tương đương

– Quá hạn dưới 90 ngày

Cần theo dõi – Những điểm yếu tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ

– Các điều kiện kinh tế hoặc viễn cảnh tài chính khó khăn

– Quá hạn dưới 90 ngày

Dưới tiêu chuẩn – Các nhược điểm rõ rệt về tín dụng có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ

– Những khoản nợ đã được thỏa thuận lại

– Quá hạn từ 90-180 ngày

Đáng ngờ – Không chắc thu hồi được toàn bộ nợ dựa trên các điều kiện hiện tại.

– Có khả năng thất thoát

.- Qúa hạn từ 180-360 ngày

Mất vốn – Các khoản vay không thu hồi được

– Quá hạn hơn 360 ngày.

Nguồn: Ngân hàng thế giới

Theo cách phân loại nợ mà WB đưa ra, thì nợ xấu cũng được xếp lần lượt vào ba nhóm cuối, và được phân loại dựa trên tiêu chí: thời gian quá hạn trả nợ và khả năng trả nợ.

Phân loại nợ theo Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản (BOJ)

Tại Nhật Bản dựa vào số ngày khất nợ và các nhân tố khác thì dư nợ tín dụng chỉ được phân thành ba nhóm: Nợ tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ mất vốn trong đó hai nhóm nợ sau là nợ xấu . Như vậy, nợ xấu được xếp vào hai nhóm cuối: Nợ nghi ngờ và nợ mất vốn.

 Phân loại nợ theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV)

Tại Việt Nam, từ năm 2000, nợ xấu gắn liền với nợ tồn đọng theo Quyết định 149/2001/QĐ-TTg.

Mặc dù nội dung Quyết định 149/2001/QĐ-TTg không quy định cụ thể về nợ xấu, nhưng theo Quyết định này có thể hiểu nợ xấu bao gồm các khoản nợ tồn đọng phát sinh trước 31/12/2000 và không có khả năng trả nợ, mặc dù ngân hàng áp dụng nhiều giải pháp theo quy định hiện hành nhưng vẫn không thu hồi được nợ.

Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, theo đề nghị của NHNN và các NHTM, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép đưa vào trong đề án xử lý nợ tồn đọng đối với một số khoản nợ chưa quá hạn trước 31/12/2000 nhưng có đủ căn cứ để xác định khả năng khó thu hồi nợ. Như vậy, việc phân loại các khoản nợ xấu không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tính chất và khả năng thu hồi nợ thông qua các biện pháp bảo đảm của khoản vay (có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo đảm) và tình trạng pháp lý khách hàng (không còn tồn tại hoặc còn tồn tại, hoạt động) để phân loại thành 3 nhóm nợ với các cơ chế xử lý khác nhau, bao gồm:

– Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm (nợ tồn đọng nhóm 1);

– Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng thu hồi (nợ tồn đọng nhóm 2);

– Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm nhưng con nợ đang còn tồn tại, hoạt động (nợ tồn đọng nhóm 3).

Ngày 22/04/2005, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành “Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD”. Nợ xấu của các TCTD được xác định theo sát thông lệ quốc tế (phân loại căn cứ vào thực trạng kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản cấp tín dụng). Theo đó, các khoản nợ của TCTD phân loại theo 5 nhóm nợ có thể dựa trên phương pháp phân loại nợ định lượng hoặc định tính.

Phân loại nợ theo phương pháp định lượng:(Điều 6 – QĐ 493/2005)[17]

Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 khi khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi lãi treo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được TCTD đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

Nhóm 2 – Nợ cần chú ý: Bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn cơ cấu lại. Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2.

Nhận biết và phân loại nợ xấu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Nhận biết và phân loại nợ xấu

  1. Pingback: Đo lường nợ xấu | luanantiensiaz

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?