Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách địa phương

ngân sách địa phương

Mục lục

Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách địa phương

Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.

Quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách địa phương cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:

Nguyên tắc thống nhất:

Đảm bảo thống nhất trong quản lý tức là thống nhất quản lý thu – chi ngân sách địa phương theo những văn bản pháp luật, thống nhất từ khâu lập DT, tổ chức thực hiện cho đến quyết toán thu – chi ngân sách địa phương.

Nguyên tắc công khai, minh bạch:

Công khai về chính sách, chế độ thu- chi ngân sách, về các thủ tục hành chính để các chủ thể có liên quan biết và thực thi đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện.

Công khai về dự toán, quyết toán thu – chi ngân sách địa phương… Việc công khai phải thực hiện theo quy định về nội dung, thời gian, biểu mẫu, hình thức công khai.

Thực hiện nguyên tắc này bảo đảm quyền lợi của người dân, người dân là người nộp thuế cho nhà nước nên họ có quyền được biết kết quả sử dụng các đồng thuế đó như thế nào, chính quyền sử dụng vào đâu và có hiệu quả hay không; phải công khai thì người dân mới có thể đóng góp ý kiến, nâng cao hiệu quả điều hành, quản lý NS. Công tác công khai, minh bạch được thực hiện tốt sẽ củng cố niềm tin của dân với nhà nước, với chính quyền địa phương.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Ngân sách địa phương là gì? Khái niệm và vai trò của Ngân sách địa phương[/message]

Minh bạch là cả một quá trình, từ lúc thiết kế chính sách, văn bản pháp quy, lấy ý kiến tham vấn đến quá trình thực hiện và sự giám sát của người dân vào quá trình đó.

Tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí:

Tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí là nguyên tắc căn bản trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước của nhiều nước trên thế giới, bởi nguồn lực thì có hạn, nhưng nhu cầu thì không có giới hạn cụ thể nào. Chính vì vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng các nguồn lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt được hiệu quả một cách tốt nhất. Trong công tác quản lý thu thuế, tiết kiệm và hiệu quả được đánh giá dựa trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình thu nộp thuế và số thuế được tập trung vào ngân sách. Các chi phí phát sinh trong tổ chức công tác thu từ cơ quan thuế và của đối tượng nộp thuế phải thấp nhất, số thuế tập trung vào ngân sách phải cao nhất nhưng vẫn bảo đảm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu.

Đảm bảo cân đối ngân sách địa phương

Cân đối ngân sách địa phương tức là đảm bảo cân bằng thu-chi, tổng số chi không được vượt quá tổng số thu, chi NS chỉ được thực hiện khi có thu; cơ cấu thu, chi ngân sách địa phương hợp lý ; mối quan hệ về lợi ích vật chất giữa các cấp NS phải hài hòa, đảm bảo công bằng trong phân chia lợi ích kinh tế để khuyến khích các cấp phát huy tính chủ động, năng động trong quá trình huy động và sử dụng quỹ NS của cấp mình.

Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách địa phương

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?