Mục lục
Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
Hoạt động tín dụng luôn là một hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của NHTM. Vì vậy việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là rất quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín dụng
• Rà soát, chỉnh sửa và hoàn thiện các quy trình nội bộ, ứng dụng thông tin phù hợp với các thông tin của pháp luật có liên quan.
• Thu thập thông tin về các khách hàng cần kịp thời và chính xác
– Đối với khách hàng cá nhân: Cần theo dõi, nắm bắt được thông tin cá nhân của khách hàng một cách kịp thời, chính xác về: Tuổi tác, trình độ học vấn, công việc đang làm…để có được đánh giá chính xác về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng thông qua mô hình điểm số tín dụng đối với khách hàng cá nhân.
– Đối với khách hàng doanh nghiệp: Cần thu thập kịp thời về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng ….Để từ đó có chính sách cấp tín dụng và quản lý tín dụng một cách có hiệu quả, tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.
– Cần chú trọng đến công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có đủ năng lực, trình độ, đạo đức nghề nghiệp để thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, có cơ chế ủy quyền, quy định trách nhiệm đối cán bộ phụ trách và tác nghiệp.
– Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ và ứng dụng công nghệ mới để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sai phạm, rủi ro
Sử dụng các bảo đảm tín dụng
NH cần quan tâm tới khâu định giá tài sản một cách chuẩn xác và đảm bảo đầy đủ tính pháp lý của những tài sản này.
Với tài sản thế chấp, NH cũng cần kiểm tra xem việc sử dụng tài sản có hợp lý, đúng như cam kết hay không.
Với các đảm bảo bằng bảo lãnh, những nội dung giám sát người bảo lãnh cũng giống như đối với khách hàng đi vay ( tuy nhiên phần lớn là giám sát gián tiếp thông qua thông tin thu thập được ).
Chú trọng công tác thu thập thông tin tín dụng
– Thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin cho các nhà quản trị khi đưa ra quyết định cho vay.
– Triển khai việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vay, nâng cấp đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thông tin báo cáo và quản trị rủi ro.
– Tăng cường việc sử dụng các thông tin liên bộ, liên ngành góp phần hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định tín dụng một cách chính xác.
[message type=”attention”]Xem thêm : Hậu quả của rủi ro tín dụng ngân hàng[/message]
Tuân thu nghiêm ngặt quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng là quá trình cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm nhiều giai đoạn và có quan hệ chặt chẽ với nhau: mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng của giai đoạn sau; trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc được thực hiện theo hệ thống những nguyên tắc và những quy định.
Hiện nay, các NHTM đều có thiết lập quy trình tín dụng, giúp cho các nhà quản trị tín dụng có thông tin đầy đủ trước khi quyết định cấp tín dụng, bao gồm:
– Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
– Phân tích tín dụng
– Ra quyết định tín dụng
– Giải ngân
– Giám sát và thu hồi nợ
– Thanh lý hợp đồng tín dụng
Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro
Ngày nay các nhà quản lý rủi ro đang được tập trung vào hai lĩnh vực. Thứ nhất, phát triển các mô hình để đo lường rủi ro tín dụng. Thứ hai, đưa ra các hợp đồng phái sinh để có thể chuyển giao rủi ro tín dụng.
Phái sinh tín dụng là một nghiệp vụ cho phép các NH và các tổ chức tín dụng chuyển rủi ro tín dụng sang những tổ chức sẵn sang chấp nhận rủi ro khác.
Gần đây, sự chú ý đã tập trung và việc chuyển giao rủi ro tín dụng từ một NH sang một đối tác khác bằng cách sử dụng các hợp đồng phái sinh tín dụng. Đặc điểm chung của những công cụ quản lý rủi ro này chính là chúng giữ nguyên các tài sản có trên sổ sách kế toán của những tổ chức khởi tạo ra những tài sản đó, đồng thời sẽ chuyển giao một phần rủi ro tín dụng có sẵn trong những tài sản này sang các đối tác khác, thông qua đó sẽ đạt được một số mục tiêu: Các tổ chức khởi tạo có một phương tiện để chuyển giao rủi ro tín dụng mà không cần bán tài sản đó đi; khi việc bán tài sản có làm suy yếu mối quan hệ của NH với khách hàng, thì chuyển giao rủi ro tín dụng sẽ cho phép NH này duy trì được các mối quan hệ sẵn có.
Các công cụ phái sinh tín dụng bao gồm:
i) Hoán đổi tổng thu nhập
ii) Hoán đổi tín dụng
iii) Hợp đồng quyền chọn tín dụng
iv) Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro
Tuy nhiên, chính sách quản lý hiện nay đối với các công cụ phái sinh tín dụng là không thừa nhận tiềm năng làm giảm rủi ro của chúng. Các ngân hàng Trung ương chỉ tin rằng các công cụ phái sinh là đáp ứng được các yêu cầu về vốn dự phòng khi chúng được sử dụng để bảo vệ các tài sản có trong các hoạt động đầu tư của NH, nhưng đối với các tài sản có trên các sổ sách về hoạt động cho vay thì không. Từ góc độ tiềm năng, trong nhiều trường hợp, việc quản lý rủi ro tín dụng bằng các công cụ phái sinh hiệu quả hơn chính sách hiện nay về vốn dự phòng bắt buộc. Vì thế việc sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng cần phải được xem xét kỹ lưỡng nhằm góp phần hạn chế rủi ro tín dụng cho NH.
Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT
Pingback: Định hướng trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ