10 phương pháp chống đạo văn thường được sử dụng

plagiarism

Mục lục

10 phương pháp chống đạo văn thường được sử dụng

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin như hiện nay khi chỉ cần một click chuột ta có thể tìm trong nháy mắt thông tin mình cần, “đạo văn” (plagiarism) trở thành một thách thức to lớn đối với sinh viên trong nỗ lực học hành và làm suy yếu nghiêm trọng niềm tin vào trí tuệ của sinh viên trong quá trình học tập và tìm kiếm tri thức. Ngày nay “văn hóa sao chép- dán” trở nên phổ biến trong sinh viên và nếu chúng ta không làm gì đó thì hành vi này sẽ vượt khỏi khuôn khổ và sẽ quá muộn để khắc phục.

Theo định nghĩa của từ điển trực tuyến Merriam-Webster, hành động đạo văn có nghĩa là

  • Ăn cắp và hình thành những ý tưởng hay ngôn từ mới khởi nguồn từ ý tưởng của ai đó
  • Sử dụng sản phẩm của một ai đó mà không công bố nguồn
  • Giới thiệu một ý tưởng hay sản phẩm mới được chuyển hóa từ một nguồn đã có từ trước
  • Với sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số, đạo văn đã trở thành “dịch bệnh” nghiêm trọng. Trong học thuật hành vi này trở nên nghiêm trọng hơn. Ngày càng có nhiều sinh viên phụ thuộc vào “văn hóa sao chép-dán.”

Theo trang web Turnitin.com, các hành động sau đây được cho là đạo văn

  1. Nhân bản: Nộp bài của người khác. Bài của mình giống bài gốc từng chữ một nhưng không có trích dẫn hay đoạn giống nhau không để trong dấu ngoặc kép (“…”).
  2. Ctrl-C (Sao chép): Bài làm gồm những phần quan trọng trích từ một nguồn nào đó mà không thay đổi gì.
  3. Find-Replace (tìm-thay thế): Bài làm thay đổi các từ và cụm từ chính nhưng vẫn giữ nội dung quan trọng của nguồn tham khảo.
  4. Góp nhặt tài liệu (remix): Diễn đạt theo cách khác từ nhiều nguồn và làm cho nội dung phù hợp với nhau một cách liền mạch.
  5. Tái sử dụng: Mượn phần lớn từ bài viết trước đây của chính mình mà không trích dẫn.
  6. Pha trộn (hybrid): Kết hợp một cách hoàn hảo các nguồn được trích dẫn với các đoạn văn được sao chép nhưng không nêu rõ nguồn trích dẫn trong bài của mình.
  7. Mashup: Trộn các tài liệu được sao chép từ nhiều nguồn khác nhau mà không có trích dẫn phù hợp.
  8. 404 error: Gồm trích dẫn từ các nguồn thông tin không tồn tại hoặc không chính xác
  9. Thu thập (aggregator): Bài viết bao gồm các trích dẫn phù hợp nhưng lại hầu như không có tác phẩm gốc để đối chiếu.
  10. Re-tweet: Bao gồm các trích dẫn phù hợp nhưng dựa quá nhiều vào cấu trúc hoặc từ ngữ của văn bản gốc.

Trong khi công nghệ là trợ thủ cho một số sinh viên đạo văn, cũng chính nó giúp giáo viên và nhà giáo dục kiểm tra và phát hiện, chống đạo văn. Dưới đây là một số công cụ phát hiện đạo văn hay được sử dụng.

1- Turnitin

Đây là một công cụ phát hiện đạo văn phổ biến hiện đang được sử dụng trong nhiều trường đại học. Giảng viên có thể so sánh bài làm của sinh viên với hơn 24 tỉ trang web, 300 triệu bài làm của sinh viên khác và hơn 110,000 ấn phẩm.

Turnitin sử dụng thuật toán nhận dạng mẫu để kiểm tra đạo văn và không trích dẫn không đúng trong bài làm của sinh viên. Khi sử dụng Kiểm tra nguồn gốc, giáo viên sẽ có thể xác định những phần được sao chép lại trong bài viết của sinh viên và cũng sẽ cung cấp cho giáo viên nguyên văn của phần văn bản bị trộm ý tưởng. Phần mềm này cũng được tích hợp với dịch vụ đám mây như Google Drive và Dropbox và học sinh có thể nộp bài ngay từ những kho lưu trữ này vào Turnitin Original Check.

2- Writecheck

Đây là một công cụ web tốt nữa mà giáo viên và các nhà giáo dục có thể sử dụng để:

Kiểm tra điểm nổi bật của bài làm để đảm bảo các trích dẫn được sử dụng đúng cách.

Kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp, cách sử dụng và nhiều hơn nữa.

Xem có bao nhiêu phần trong bài làm trùng với nội dung trong cơ sở dữ liệu của Writecheck.

3- Grammarly

Grammarly là phần mềm kiểm tra cả ngữ pháp và đạo văn. Phần mềm này cung cấp một số tính năng giúp dẫn chứng. Một số điều bạn có thể làm với Grammarly gồm:

Ngay lập tức tìm và sửa hơn 250 loại lỗi ngữ pháp

Cải thiện sự lựa chọn từ vựng với ngữ cảnh được đề xuất tối ưu hóa

Tránh đạo văn bằng cách kiểm tra các văn bản của bạn với hơn 8 tỷ trang web

Tải lên hay sao chép các tập tin văn bản để kiểm tra đạo văn

4- Plagium

Đây là dụng cụ phát hiện đạo văn rất hay. Chỉ cần dán phần văn bản gốc (không quá 250 từ) và bấm vàou út “tìm kiếm.” Bạn cũng có thể kiểm tra đường dẫn (URL) và các tập tin nhưng bạn phải đăng ký. Dịch vụ này được miễn phí.

5- Dupli Checker

Với phần mềm này bạn chỉ phải sao chép, dán hay tải nội dung dữ liệu bài viết, bài luận, nội dung trang web hay bài tiểu luận và nhấp vào “tìm kiếm” và bạn sẽ có báo cáo phân tích trong vài giây. Mỗi câu được phân tích mổ xẻ và tất cả trang web nguồn có nội dung bị sao chép sẽ được hiển thị.

6- iThenticate

Đây là một dịch vụ do Plagiarism.org cung cấp nhưng được sử dụng nhiều trong viết văn bản chuyên nghiệp và nghiên cứu học thuật. Các nhà xuất bản như Oxford University Press sử dụng dịch vụ này cho phần mềm Cross Check bao gồm dữ liệu với hơn 31 triệu bài viết và 67.664 đầu sách và tạp chí.

7- Plagiarism Checker

PlagiarismChecker.com giúp nhà giáo dục dễ dàng hơn khi kiểm tra phần bài bị sao chép chỉ bằng cách dán đoạn văn trong bài của sinh viên vào một hộp tìm kiếm. Hệ thống này sẽ tìm kiếm thông qua Google hay Yahoo.

8- Plagiarismdetect

Chỉ bằng thao tác click chuột, bài của sinh viên sẽ được kiểm tra xem có đạo văn không. Trước hết bạn tải bài cần kiểm tra lên (dán bài vào phần kiểm tra hay tải văn bản lên). Sau đó hệ thống sẽ chia thành nhiều đơn vị ngôn ngữ nhỏ và kiểm tra phần giống nhau so với các trang web có sẵn cũng như cơ sở dữ liệu của hệ thống.

9-Plagiarisma.net

Plagiarisma có một hộp tìm kiếm cũng như phần mềm thích ứng với Windows. Người dùng có thể tìm kiếm toàn bộ đường link URL và dữ liệu dạng HTML, DOC, DOCX, RTF, TXT, ODT and PDF formats.

10- Eve Plagiarism Detection System

EVE là một trong những dịch vụ lâu năm nhất. Hệ thống này đã quét khoảng 150 triệu lần kể từ khi được giới thiệu vào năm 2000. Người dùng chỉ phải trả 29.99 đô và được sử dụng không giới hạn.

Với sinh viên, sau đây là một số kỹ năng để tránh đạo văn không chủ ý:

1/ Thừa nhận, công nhận tác phẩm của người khác: luôn luôn thừa nhận nguồn gốc ban đầu của bất kỳ thông tin nào, như ý tưởng, phương pháp, khái niệm và những phát hiện trong tác phẩm nghiên cứu trước đó.

2/ Dấu ngoặc kép là dây an toàn: khi bạn trích dẫn hoặc sao chép các từ của một tác giả nào đó, nhớ luôn dùng dấu ngoặc kép.

3/ Diễn đạt lại một cách chính xác: phải chắc chắn bạn dùng từ của mình để diễn giải hoặc tóm tắt phần văn bản tác giả khác đã viết.

4/ Ghi chép cẩn thận: khi ghi những trích dẫn hay ghi chú, sử dụng dấu ngoặc kép khi sao chép văn bản hay viết lại bằng từ của mình.

5/ Thừa nhận kiến thức khoa học phổ biến: luôn cố gắng trích dẫn nghiên cứu trước đây, ngay cả một lời tuyên bố giống như một thực tế khoa học đã được biết đến.

10 phương pháp chống đạo văn thường được sử dụng

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?