1. Tổ chức KGKTCQ TPĐB trên thế giới và tại Việt Nam
- Trên thế giới: Các TPĐB hình thành từ những năm 50 của thế kỷ XX, với mục tiêu giảm số lượng xe hơi, cải thiện điều kiện môi trường và tăng cường sức khỏe cho người dân đô thị. Các TPĐB thường được hình thành ở khu vực trung tâm, có hoạt động thương mại dịch vụ sầm uất hoặc khu vực có nhiều công trình di tích lịch sử.
- Tại Việt Nam: Tuyến phố đi bộ đầu tiên tại Việt Nam hình thành từ lõi trung tâm lịch sử, thành phố Hà Nội. Tuyến phố đi bộ hình thành chủ yếu dựa trên mạng lưới đường sẵn có, các giải pháp chỉ mang tính thời vụ theo từng chủ đề lễ hội hoặc sự kiện văn hóa nghệ thuật. Các tuyến phố khai thác các giá trị văn hóa lịch sử nhằm tạo bản sắc riêng.
2. Tình hình tổ chức KGKTCQ các TPĐB khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội
- Lược sử quá trình hình thành và phát triển TPĐB khu vực NĐLS: Tuyến phố đi bộ đã và luôn được đặt ra trong chính sách phát triển của Thủ đô. Đầu tiên là những tuyến phố trong khu vực phố Cổ, nơi có bề dày lịch sử, hoạt động thương mại dịch vụ sầm uất. Từ đó mở rộng ra các khu vực xung quanh, nơi có giá trị kiến trúc cảnh quan đẹp và hấp dẫn.
- Thực trạng về hệ thống giao thông khu vực nội đô lịch sử: Giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu người dân, giao thông tĩnh luôn là vấn đề của các thành phố lớn.
- Thực trạng về không gian, kiến trúc, cảnh quan, tiện ích đô thị và hoạt động của con người trên TPĐB khu vực nội đô lịch sử: Khu vực phố Cổ có mật độ công trình cao. Các công trình hai bên tuyến phố đa số là những ngôi nhà thấp tầng. Cây xanh trên tuyến phố đi bộ khu vực phố Cổ rất hạn chế. Các tiện ích trang thiết bị đô thị trên tuyến phố đi bộ được bố trí chủ yếu tại những tuyến phố có mặt cắt đường lớn. Các hoạt động trên tuyến phố đi bộ là rất đa dạng.
3. Các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết
- Xác định vấn đề trong tổ chức KGKTCQ TPĐB khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội.
- Điều tra xã hội học về tổ chức KGKTCQ TPĐB và tổng hợp mong muốn của người đi bộ để đề xuất giải pháp phù hợp.
- Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá giá trị kiến trúc cảnh quan của các TPĐB.
- Đề xuất giải pháp tổ chức KGKTCQ tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội.
III. Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội
1. Cơ sở lý thuyết về tổ chức KGKTCQ TPĐB
- Lý thuyết kiến trúc cảnh quan: Bố trí kiến trúc cảnh quan phù hợp để đạt hiệu quả cao trong việc khai thác sử dụng tuyến phố đi bộ.
- Lý thuyết về nhận diện không gian tuyến phố đi bộ: Để nhận biết hình thức đô thị cần phân tích mối quan hệ giữa phần công trình xây dựng và các khoảng trống.
- Lý thuyết về nhận diện hình ảnh tuyến phố đi bộ: Mỗi tuyến phố đi bộ đều có đặc trưng hình ảnh riêng, được cảm nhận và thể hiện dưới 3 yếu tố gồm: bản sắc, cấu trúc và ý nghĩa.
- Lý thuyết về tổ chức tuyến phố đi bộ trong quy hoạch đô thị: Lựa chọn vị trí thích hợp cho tuyến phố đi bộ.
- Lý thuyết tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố đi bộ: Tổ chức giao thông công cộng và không gian kiến trúc cảnh quan.
- Lý thuyết về hoạt động đi bộ: Mối tương quan giữa khoảng cách và thời gian đi bộ, giữa tuyến phố đi bộ và hệ thống giao thông công cộng, các yếu tố đặc trưng của dòng đi bộ và phân tích cảm thụ thị giác.
2. Lý thuyết về bảo tồn di sản trong tổ chức KGKTCQ tuyến phố đi bộ
- Bảo tồn đặc tính môi trường cảnh quan đô thị: Bảo tồn và phát huy đặc tính môi trường cảnh quan đô thị là quá trình phức tạp trong bối cảnh phát triển đô thị hoặc khu nội đô lịch sử.
- Bảo tồn và sử dụng thích ứng di sản: Mục tiêu cơ bản khi tiến hành bất cứ công việc nào với di sản là kéo dài sự tồn tại của chúng.
- Bảo tồn đặc trưng văn hóa phi vật thể: Những quan niệm về môi trường ở, và thậm chí môi trường sống đô thị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự lý giải cấu trúc không gian đô thị.
3. Cơ sở pháp lý về tổ chức KGKTCQ tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội
- Luật Quy hoạch đô thị năm 2009
- Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 28 tháng 6 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày 02 tháng 07 năm 2024
- Quyết định số 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050
- Thông tư 06/2013/TT-BXD hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị
- Quyết định 1495/QĐ-UBND ngày 18/03/2014 của UBND thành phố về việc phê duyệt QH hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Quyết định số 6398/QĐ-UBND ngày 24/10/2013 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Quy chế quản lý QH-Kiến trúc khu Phố Cổ Hà Nội
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức KGKTCQ tuyến phố đi bộ khu vực nội đô lịch sử thành phố Hà Nội
- Điều kiện tự nhiên: Khí hậu Hà Nội.
- Các yếu tố văn hóa, lịch sử: Các giá trị văn hóa lịch sử có tác động lớn đến việc tổ chức KGKTCQ TPĐB để cân bằng giữa các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại.
- Các yếu tố kinh tế: Tổ chức KGKTCQ tuyến phố đi bộ cần tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương.
IV. Kết luận
Bài viết đã trình bày cơ sở lý thuyết và thực tiễn về bảo tồn di sản trong tổ chức KGKTCQ TPĐB, một yếu tố then chốt để tạo nên bản sắc, thu hút du lịch và phát triển kinh tế địa phương. Việc áp dụng các lý thuyết này cần được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với đặc điểm riêng của từng tuyến phố và khu vực.
![Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS](https://luanvanaz.com/wp-content/uploads/2022/09/luigi-pozzoli-Db8xEYwtdWw-unsplash.jpg)
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT