Lý thuyết định thời điểm thị trường (Market Timing Theory)

Mục đích và đối tượng của báo cáo tài chính

Lý thuyết định thời điểm thị trường (Market Timing Theory)

Khác với các lý thuyết về cấu trúc vốn trước đây, lý thuyết định thời điểm thị trường xem xét cấu trúc vốn trong điều kiện thị trường không hoàn hảo. Lý thuyết thời điểm thị trường giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định thời điểm đúng của thị trường để đưa ra quyết định phát hành hay mua lại cổ phần.

Thuyết cũng nghiên cứu mối tương quan giữa thời điểm thị trường với cấu trúc vốn của doanh nghiệp và mức độ tác động kéo dài trong bao lâu. Theo Baker và Wurgler (2002) [48], doanh nghiệp sẽ phát hành chứng khoán khi giá thị trường của cổ phiếu cao và mua lại cổ phiếu ở mức giá thấp, mục đích của việc này là khai thác những biến động nhất thời của chi phí sử dụng vốn cổ phần trong mối tương quan với chi phí sử dụng vốn các nguồn vốn khác. Lý thuyết định thời điểm thị trường dự báo chiều hướng đối lập với thuyết đánh đổi.

Trong thực tế, các doanh nghiệp thường có xu hướng phát hành cổ phiếu thay vì phát hành nợ vay khi giá trị thị trường của cổ phiếu cao so với giá trị sổ sách và giá thị trường của cổ phiếu đó trong quá khứ; ngược lại sẽ mua lại cổ phiếu nếu giá thị trường của cổ phiếu thấp so với giá trị sổ sách và giá cổ phiếu đó trong quá khứ. Trong thuyết này không có cấu trúc vốn tối ưu, vì giả thuyết cho rằng các nhà quản lý tin rằng có thể điều chỉnh được thị trường. Các quyết định tài chính điều chỉnh thị trường trở thành kết quả là cấu trúc vốn tối ưu theo thời gian, hay cấu trúc vốn hiện tại là kết quả tích lũy của những nỗ lực trong quá khứ để xác định thời điểm thị trường.

Thuyết định thời điểm thị trường đã khắc phục được hạn chế của các lý thuyết về cấu trúc vốn trước đây đã đưa ra giả thiết thiếu thực tế là thị trường hoàn hảo. Thuyết định thời điểm thị trường tiếp cận dưới góc độ mới, nghiên cứu cấu trúc vốn trong điều kiện thị trường không hoàn hảo. Song thuyết định thời điểm thị trường không cho thừa nhận việc tồn tại cấu trúc vốn tối ưu nên cũng không có mô hình lý thuyết xác định cấu trúc vốn tối ưu, cũng không cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố như thuế, chi phí kiệt quệ tài chính, chi phí đại diện đến cấu trúc vốn.

Việc nghiên cứu các lý thuyết về cấu trúc vốn giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có một cách hiểu sâu sắc hơn về cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Mặc dù mỗi lý thuyết về cấu trúc vốn đều còn những hạn chế nhất định, chưa giải quyết triệt để các vấn đề để tìm ra cách xác định cấu trúc vốn tối ưu nhưng cũng đã chứng tỏ rằng cấu trúc vốn rất hữu ích trong việc giảm chi phí sử dụng vốn bình quân, tối đa khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tóm lại, qua nghiên cứu các lý thuyết về cấu trúc vốn, có thể thấy rằng:

– Việc hoạch định cấu trúc vốn được dựa trên nền tảng nguyên lý đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: Sử dụng nhiều nợ hơn làm gia tăng rủi ro của doanh nghiệp trong việc kiếm tìm lợi nhuận, nhưng với hệ số nợ cao nói chung đưa đến tỷ suất sinh lời kì vọng cao. Vậy cấu trúc vốn tối ưu là cấu trúc vốn làm cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, qua đó tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp hay giá cổ phiếu của doanh nghiệp.

– Nhà quản trị tài chính doanh nghiệp có thể thiết lập một cấu trúc vốn dựa trên cơ sở định tính và định lượng những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Thiết lập cấu trúc vốn tối ưu là một nội dung quan trọng trong chính sách huy động vốn của một doanh nghiệp [34].

Lý thuyết định thời điểm thị trường (Market Timing Theory)

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?