LV – So sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012

Mục lục

Luận Văn – So sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012

MỞ ĐẦU

1.1.  Đặt vấn đề

Rau xanh là một loại thực phẩm đã được con người sử dụng rất lâu đời, hiện nay trong bữa ăn hàng ngày rau xanh không thể thiếu được. Khi cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu về rau càng tăng cao và khắt khe hơn. Cà chua là loại rau giàu dinh dưỡng, dễ chế biến, có thể sử dụng lâu dài, liên tục. Do vậy cà chua là loại rau rất được ưa chuộm. Không những chỉ có ý nghĩa kinh tế nông nghiệp quan trọng mà cà chua còn được sử dụng như một đối tượng nghiên cứu di truyền, tế bào và chọn giống ở thực vật bậc cao.

Cà  chua  (Lycopersicon esculentum Mill)  thuộc  họ  Cà  (Solanaceae)  là  1 trong những loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, đứng đầu về giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị sử dụng. Trong quả cà chua chín có đường, các loại vitamin C, B, K, β-caroten… acid hữu cơ và các chất khoáng quan trọng cho sức khỏe con người như Mg, Ca, Fe… Về mặt y học, cà chua có tính mát, vị ngọt giúp tạo năng lượng, tăng sức sống, cân bằng tế bào, giải nhiệt, điều hoà bài tiết, tăng khả năng tiêu hoá.

Cà chua ngày càng có ý nghĩa to lơn trong nông nghiệp cũng như trong nghiên cứu do vậy cà chua đã được rất nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu và phát triển. Do vậy hiện nay năng suất, chất lượng cà chua trên thế giới không ngừng nâng cao. Theo Fao năng suất cà chua trên toàn thế giới năm 2005 đạt 27,59 tấn/ha nhưng đến năm 2010 năng suất đã tăng lên 33,59 tấn/ha. Năm 2010 diện tích trồng cà chua toàn thế giới đạt 4,34 triệu ha trong khi đó diện tich trông cà chua của châu Á 24,34 triệu ha chiếm 56,13% diện tích cà chua toàn thế giới, năng suất của châu á đạt 33,57 tấn/ha.

Ở Việt Nam, cà chua được trồng từ rất lâu đời, cho đến nay cà chua vẫn là loại rau ăn quả chủ lực được nhà nước ưu tiên phát triển. Năm 2010 diện tích cà chua khoảng 17,6 nghìn ha, năng suất đạt 11,6 tấn/ha. Phần lớn diện tích trồng cà chua tập trung tai đồng bằng Sông Hồng như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang, Nam Định,…và một số tỉnh tại miền Trung, Tây nguyên, Nam Bộ. Ở nước ta, cà chua được trồng 3 vụ/năm, trong đó phát triển chủ yếu là vụ đông hay vụ chính.

Tuy nhiên việc sản xuất cà chua ở nước ta còn gặp nhiêu hạn chế do năng suất và chất lượng cà chua của nước ta còn thấp, thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa. Nguyên nhân chính là do bộ giống của chúng ta còn nghèo nàn, hiện nay chủ yếu là các giống địa có năng suất thấp, nông dân tự để giống nên giống thường nhanh bị thoái hoa, các giống cà chua lai F1 có năng suất chất lượng cao trong nước sản xuất ra còn ít các giống F1 hiện nay chủ yếu là giống nhập nội có giá thành cao khó được sản xuất chấp nhận.

Chính vì thế, việc tìm ra các giống cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời phối hợp được khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận của môi trường như chịu nóng, chịu bệnh virus và chết héo cây là đòi hỏi vô cùng cấp bách.

Với mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng, phục vụ ăn tươi và chế biến, bổ sung thêm vào nguồn giống trong nước những giống cà chua cho năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu với các điều kiện bất thuận của môi trường, tiếp tục hướng nghiên cứu của các đề tài đi trước, chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012”

1.2.  Mục đích, yêu cầu

1.2.1 Mục đích

–  Đánh giá đặc điểm nông, sinh học của các tổ hợp lai cà chua mới.

–  Tuyển chọn ra các tổ hợp có triển vọng thích hợp trồng ở vụ sớm thu đông.

1.2.2 Yêu cầu

–  Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, cấu trúc cây và một số tính trạng hình tháicủa các tổ hợp lai cà chua.

–  Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.

–  Đánh giá mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên cây cà chua trên đồng ruộng.

–  Đánh giá các chỉ tiêu về hình thái và một số đặc điểm có liên quan đến chất lượng quả của các tổ hợp lai.

MỤC LỤC

PHẦN I . MỞ ĐẦU

1.1.  Đặt vấn đề………………………………………………………………………………….1

1.2.  Mục đích, yêu cầu……………………………………………………………………….2

1.2.1 Mục đích…………………………………………………………………………………2

1.2.2 Yêu cầu…………………………………………………………………………………..3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. NGUỒN GỐC PHÂN LOẠI, GIÁ TRỊ CỦA CÂY CÀ CHUA……………4

2.1.1. Nguồn gốc……………………………………………………………………………..4

2.1.2. Phân loại……………………………………………………………………………….5

2.1.3  Giá trị dinh dưỡng và giá trị y học……………………………………………6

2.1.4  Giá trị kinh tế……………………………………………………………………….8

2.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC VÀ YÊU CẦU NGOẠI CẢNH CỦA

CÂY CÀ CHUA……………………………………………………………………………….10

2.2.1. Đặc điểm thực vật học……………………………………………………………10

2.2.2. Yêu cầu ngoại cảnh………………………………………………………………..11

2.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ CHUA Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI…15

2.3.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới……………………………………15

2.3.2. Tình hình sản xuất cà chua tại Việt Nam……………………………………17

2.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ CHỌN TẠO GIỐNG CÀ CHUA TRÊN

THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM……………………………………………………………..19

2.4.1.Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua trên thế giới …………..19

2.4.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam……………23

PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1  Nội dung nghiên cứu………………………………………………………………….30

3.2. Vật liệu nghiên cứu………………………………………………………………………30

3.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu…………………………………………………..30

3.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………30

3.4.1. Bố trí thí nghiệm……………………………………………………………………30

3.4.2. Kỹ thuật trồng trọt …………………………………………………………………32

3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi………………………………………………………………33

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu………………………………………………………36

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRÊN ĐỒNG RUỘNG……………………….37

4.1.1  Các giai đoạn sinh trưởng của các tổ hợp lai cà chua…………………37

4.1.2  Động thái tăng trưởng chiều cao và số lá của cây cà chua………….41

4.1.3   Một số đặc điểm về cấu trúc cây của các tổ hợp lai cà chua………48

4.1.4  Một số tính trạng hình thái và đặc điểm nở hoa………………………..51

4.1.5  Tình hình nhiễm sâu bệnh hại của các tổ hợp lai cà chua……………54

4.1.6  Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các THL cà chua.57

4.2  KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ…65

4.2.1  Một số đặc điểm về hình thái quả…………………………………………..66

Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1  KẾT LUẬN……………………………………………………………………………..72

5.2  ĐỀ NGHỊ…………………………………………………………………………………73

Một số ảnh liên quan đến thí nghiệm………………………………………………………..78

Phụ lục………………………………………………………………………………………………..81

Download Luân Văn :“So sánh các tổ hợp lai cà chua triển vọng ở vụ sớm thu đông 2011 và vụ xuân hè 2012”

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?