Kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công tại Nhật Bản

liên kết kinh tế

Kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công tại Nhật Bản

Hoạt động chính của các Bệnh viện công là cung cấp dịch vụ y tế cho xã hội, đây cũng là cơ sở để tạo nguồn thu cho các BV. Dù đối tượng nào thanh toán các dịch vụ y tế cho các BV(các cơ quan bảo hiểm hay trực tiếp từ những người bệnh…) thì việc thanh toán dịch vụ y tế cũng dựa trên một số các phương thức thanh toán cơ bản. Ở Nhật Bản, cũng đồng thời sử dụng hỗn hợp các phương thức thanh toán nhưng trong đó phương thức thanh toán chủ yếu thường được sử dụng là phương thức thanh toán theo phí dịch vụ (FFS).

Phương thức thanh toán này cũng là một phương thức được áp dụng phổ biến ở các nước: Nhật Bản, Bỉ, Đức, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Singapore…  Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh là phát triển các dịch vụ, nâng cao chất lượng các dịch vụ có sự công bằng trong việc thanh toán với sử dụng các dịch vụ, cơ chế này cũng chứa đựng rất nhiều nguy cơ và tồn tại.

Nguy cơ lớn nhất chính là việc bội chi quỹ BHYT. Cụ thể, việc bội chi quỹ BHYT của các nước đã xảy ra như ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Năm 1997, quỹ BHYT Hàn Quốc bội chi trên 170 triệu USD. Cuối năm 2001, tổng số khoản nợ của quỹ BHYT Hàn Quốc lên tới 3 tỉ USD. Đối với Nhật Bản, năm 2001 quỹ BHYT đã bội chi lên đến 4,9 tỉ USD, quỹ dự trữ có khả năng cạn kiệt và như vậy sẽ không còn gì để bù đắp vào lỗ hổng bội chi ngày càng lớn của BHYT Nhật Bản.

Dẫn đến, luật cải cách BHYT của Nhật Bản năm 2001 với mục tiêu khống chế sự gia tăng chi phí y tế thông qua sửa đổi hệ thống cùng chi trả: bệnh nhân trên 70 tuổi cùng chi trả 10% tổng chi phí điều trị; bệnh nhân phải cùng chi trả 99% chi phí kỹ thuật cao khi đã vượt trần thanh toán 63.000 yên (khoảng 500 USD).

Thực tế Nhật Bản thực hiện thanh toán theo phí dịch vụ (FFS) nhưng được quy định rất chặt chẽ nhằm khuyến khích cung cấp dịch vụ nhưng chi phí được kiểm soát rất chặt bởi các quy định xác định rõ ràng tại Giá viện phí.

Giá viện phí đầu tiên được thành lập từ năm 1927 dành cho BHXH do chính phủ quản lý và áp dụng cho nhân viên của các công ty nhỏ sau đó mở rộng cho tất cả các đối tượng. Giá viện phí là chi phí tương đối cho các dịch vụ nhưng chi tiết cấu thành giá được đàm phán chặt chẽ với những điều kiện thanh toán cụ thể cho từng loại dịch vụ.

Phương thức thanh toán theo phí dịch vụ với giá viện phí thực hiện bằng cách đàm phán cụ thể từng khoản phí cùng với điều kiện thanh toán rõ ràng giữa Chính phủ, nhà cung cấp dịch vụ y tế căn cứ trên việc phân loại và tiêu chuẩn hóa các dịch vụ.

Cụ thể là tất cả mọi thứ chi trả phải được liệt kê, mỗi dịch vụ phải được xác định chính xác và đặt các điều kiện thanh toán cho mỗi dịch vụ. Tuy nhiên việc thực hiện giá dịch vụ cần có sự giám sát rất chặt chẽ, từ việc kiểm soát tất cả các hóa đơn của nhà cung cấp dịch vụ, việc kiểm tra chéo các dịch vụ y tế, kê đơn thuốc với chẩn đoán bệnh có phù hợp không, số lượng xét nghiệm, từ chối thanh toán các dịch vụ thuốc không phù hợp, kiểm trả chéo các hồ sơ y tế của các bệnh viện…

Hạn chế tối đa việc thanh toán bổ sung, tất cả các BV phải cung cấp cho bệnh nhân các hóa đơn chi tiết liệt kê các dịch vụ và thuốc được kê đơn tính rõ ràng các chi phí đặc biệt là khoản chi từ túi  người  bệnh.  Bệnh  nhân  phải  biết  những  dịch  vụ  nào  được  chi  trả  bởi BHYT (SHI) và những gì không được chi trả (chi trả thêm).

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Nội dung cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công[/message]

Giá dịch vụ y tế sẽ được điều chỉnh sửa đổi định kỳ theo điều kiện kinh tế và điều chỉnh chính sách. Việc sửa đổi giá viện phí được tiến hành sửa đổi các tỷ lệ sửa đổi toàn bộ, điều chỉnh giá theo khối lượng cho tất cả các dịch vụ và các loại thuốc sau đó là việc sửa từng danh mục dịch vụ, có thể có một số giá dịch vụ đi xuống (kỹ thuật mới trở nên phổ biến hơn), một số giá dịch vụ đi lên (chất lượng và phạm vi dịch vụ mở rộng hơn).

Tất cả các sửa đổi được điểu chỉnh sao cho hiệu quả tích lũy được tạo ra bằng tỷ lệ sửa đổi toàn bộ. Việc điều chỉnh sửa đổi giá viện phí phải được sự đàm phán và thông qua bởi Hội đồng: Bộ trưởng Bộ tài chính, Bộ Y tế cùng với lãnh đạo các vụ cụ; Hiệp hội y tế nhật bản (JMA), các tổ chức công cấp dịch vụ khác, các đối tượng đóng bảo hiểm, các nhà cung cấp dịch vụ và các học giả. Cuộc đàm phán về các nội dung sửa đổi, đàm phán chi tiết về giá cả và điều kiện thanh toán.

Thủ tướng Nhật sẽ ra quyết định cuối cùng về việc sửa đổi giá dịch vụ y tế mà ở đây có tỷ lệ sửa đổi toàn bộ, năm 2012 tỷ lệ sửa đổi của Nhật là 0,004% thể hiện sự tuân tủ tuyên ngôn của Đảng, tỷ lệ này tăng thể hiện việc chính phủ mở rộng CSSK, tỷ lệ giảm cho thấy chính phủ thắt lưng buộc bụng về tài chính. Đây là phương thức thanh toán thành công mặc dù cũng đã từng bị thất bại trong kiểm soát quỹ dẫn đến bội chi những nhờ có các biện pháp kiểm soát giám sát chặt chẽ với các điều kiện thanh toán cụ thể nên đã khắc phục được những hạn chế và hiện vẫn đang áp dụng ở Nhật Bản.

Kinh nghiệm về cơ chế quản lý tài chính các bệnh viện công tại Nhật Bản

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?