Kinh nghiệm từ Trung Quốc về hoàn thiện cấu trúc vốn

tiêu dùng thông minh

Mục lục

Kinh nghiệm từ Trung Quốc về hoàn thiện cấu trúc vốn

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 đã ảnh hưởng sâu sắc đến các doanh nghiệp ở Trung Quốc nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước. Hầu hết nợ xấu nằm tại các doanh nghiệp nhà nước, những đơn vị chỉ đóng góp 1/3 số sản lượng công nghiệp nhưng lại nhận tới hơn một nửa lượng vốn tín dụng do ngân hàng cấp. Nợ xấu tại các doanh nghiệp tăng cao, gây ra gánh nặng cho cả Chính phủ và bản thân các doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ tại các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao, có những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ quá 90%. Các khoản nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn từ tiền vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.Trước tình hình đó, Trung Quốc đã đưa ra những biện pháp để xử lý các khoản nợ tồn đọng. Trước tiên, Trung Quốc phân loại nợ để xử lý theo từng trường hợp:

– Trường hợp nợ của doanh nghiệp lớn hơn tổng tài sản thì tiến hành áp dụng Luật phá sản. Những doanh nghiệp phá sản ở Trung Quốc chủ yếu là doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ.

– Trường hợp doanh nghiệp có nợ không trả được nhưng vẫn có khả năng kinh doanh thì Nhà nước tạo điều kiện để các doanh nghiệp lớn “thôn tính” hoặc ngân hàng căn cứ vào số nợ không trả được để chuyển các khoản nợ đó thành vốn đầu tư.

Trung Quốc trực tiếp can thiệp vào việc cơ cấu lại tổ chức, tái hoạt động các doanh nghiệp bằng cách tăng thêm vốn và giảm bớt nợ cho doanh nghiệp như: Chuyển tiền lãi của vốn do NSNN cấp thành vốn gốc của Nhà nước; chuyển nợ thành vốn gốc của Nhà nước; Trung Quốc cho phép doanh nghiệp được chuyển giao các khoản nợ cũ cho định chế trung gian để tiếp tục theo dõi và xử lý. Năm 1998, Chính phủ Trung Quốc bỏ ra 40 tỷ Nhân dân tệ để xóa nợ cho các doanh nghiệp thua lỗ có nguy cơ phá sản, đồng thời giúp họ tái thiết lập hệ thống kinh doanh dưới sự hỗ trợ tài chính và tư vấn của các chuyên gia thuộc Chính phủ [13].

Trong giai đoạn 1999 – 2003 có 4 công ty quản lý tài sản (AMC – Asset Management Company) được thành lập, mỗi công ty tương ứng với một trong số 4 NHTM Nhà nước lớn nhằm giải quyết những khoản nợ xấu của 4 ngân hàng này và đều chịu sự quản lý và chỉ đạo đồng thời của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa. Quá trình xử lý nợ xấu của Trung Quốc có thể chia thành ba giai đoạn chính:

Giai đoạn thứ nhất

Trung Quốc tiến hành quá trình tái cấu trúc tài chính từ giữa những năm 1990 tách cho vay chính sách khỏi cho vay thương mại bằng cách thành lập 3 ngân hàng chính sách chịu trách nhiệm xử lý các khoản vay chính sách. Bên cạnh đó, NHTM của Trung Quốc bắt đầu sử dụng cách phân loại nợ thành 5 nhóm theo cách chia của BIS, thay vì 4 nhóm như trước đây, thực hiện phê duyệt tín dụng một cách độc lập với ít can thiệp hành chính từ phía cơ quan nhà nước.

Giai đoạn thứ hai

Thành lập các công ty quản lý tài sản được nhà nước tài trợ (AMC). Trong giai đoạn 1999 – 2003 có 4 AMC được thành lập, mỗi công ty tương ứng với một trong số 4 NHTM Nhà nước lớn (chiếm tới 70% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng), nhằm giải quyết những khoản nợ xấu của 4 ngân hàng này từ trước năm 1996. Các khoản nợ xấu được chuyển giao tại mức giá trị sổ sách trực tiếp từ 4 NHTM cho 4AMC tương ứng được thực hiện suốt năm 1999 và 2000, và trách nhiệm của 4 AMC này là phải xử lý hết các khoản nợ xấu này trong vòng 10 năm.

Giai đoạn thứ ba

Trung Quốc tập trung vào tái cấu trúc của NHTM Nhà nước bằng cách mời gọi sự tham gia của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài có chọn lọc và niêm yết ra công chúng nhằm tăng tính minh bạch và nâng cao năng lực quản trị của 4 NHTM Nhà nước lớn này.

Đến cuối năm 2004, 4 AMC này thu hồi được 675 tỷ Nhân dân tệ, chiếm 40% giá trị nợ xấu được chuyển giao từ năm 1999. Tỷ lệ thu hồi tiền mặt tại các AMC tính đến tháng 12/2004 đạt khoảng 20%, thấp hơn so với mức 49% của Thái Lan và mức 20-30% của Nhật Bản. Tỷ lệ thu hồi và tốc độ thu hồi của Trung Quốc thấp hơn chủ yếu là do chất lượng tài sản thấp, quy định mua lại nợ xấu theo giá trị sổ sách, và thiếu minh bạch tại các AMC.

Kết quả của việc xử lý nợ xấu là chất lượng tài sản tại 4 NHTM Nhà nước được cải thiện và tiến hành niêm yết ra công chúng sau khi được tái cơ cấu vốn. Tuy nhiên, những khoản nợ xấu này không hề biến mất khỏi hệ thống tài chính Trung Quốc, chúng chỉ được chuyển giao từ tổ chức này sang tổ chức khác, những nguy cơ tiềm ẩn gây ra cho hệ thống tài chính Trung Quốc không có nghĩa là được giảm bớt.

Kinh nghiệm từ Trung Quốc về hoàn thiện cấu trúc vốn

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?