Sự cần thiết hoàn thiện cấu trúc vốn

Kế hoạch kiểm toán

Mục lục

Sự cần thiết hoàn thiện cấu trúc vốn

1. Khái niệm hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Mục tiêu của các doanh nghiệp là đạt tới cấu trúc vốn tối ưu, song việc xác định được cấu trúc vốn tối ưu ngay từ đầu là việc không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Hơn nữa, một cấu trúc vốn tối ưu nếu đã được xác định cũng phải là cố định trong một thời gian dài. Vì vậy, các doanh nghiệp phải hoàn thiện cấu trúc vốn.

Hoàn thiện cấu trúc vốn các doanh nghiệp là quá trình thay đổi cấu trúc vốn nhằm hướng tới cấu trúc vốn tối ưu. Do đó, mục tiêu của hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp là đạt được cấu trúc vốn tối ưu, cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lời để đạt được giá trị doanh nghiệp lớn nhất.

2. Sự cần thiết hoàn thiện cấu trúc vốn

Việc hoàn thiện cấu trúc vốn thường được đưa ra khi các doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn, đặc biệt khi bối cảnh suy thoái kinh tế xảy ra làm nảy sinh nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến doanh nghiệp phải hoàn thiện cấu trúc vốn. Tùy từng hoàn cảnh cụ thể, doanh nghiệp sẽ lựa chọn một cách hoàn thiện cấu trúc vốn phù hợp. Những lý do đòi hỏi các doanh nghiệp phải hoàn thiện cấu trúc vốn bao gồm:

Doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ kéo dài

Trên thực tế có không ít những doanh nghiệp do yếu kém trong công tác quản lý hay do các nguyên nhân khách quan đã dẫn đến tình trạng bị thua lỗ nặng nề. Những khoản tổn thất do thua lỗ trước hết chủ sở hữu phải gánh chịu. Xét về mặt tài chính, sự thua lỗ khiến cho giá trị tài sản của doanh nghiệp bị giảm đi và tất yếu vốn chủ sở hữu cũng bị giảm theo. Nếu tình trạng đó tiếp tục diễn ra, vốn chủ sở hữu sẽ bị hao hụt nhanh chóng, vô hình chung khiến hệ số nợ ngày càng tăng lên và rủi ro tài chính cũng càng đe dọa sự tồn tại của doanh nghiệp. Với tình trạng này, một mặt đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, kinh doanh, mặt khác phải hoàn thiện cấu trúc vốn để cải thiện tình hình tài chính. Để giảm lỗ, doanh nghiệp cần cắt bớt những chi phí không cần thiết, hạn chế khoản vay đầu tư vào những dự án chưa thu lời được ngay, chấp nhận thu gọn ngành nghề, rút bớt chi nhánh, đại lý thiếu hiệu quả, tìm mọi cách đẩy mạnh doanh thu bằng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, giảm giá thành đầu vào… từng bước đưa cấu trúc nguồn vốn dần trở lại cân bằng.

Dooanh nghiệp tăng trưởng quá “nóng”dẫn đến cấu trúc vốn mất cân đối

Khủng hoảng tài chính đã đem lại cơ hội cho một số ngành nghề và không ít doanh nghiệp vẫn có mức tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp không quản lý được tốc độ tăng trưởng của mình dẫn đến sự tăng trưởng quá nhanh thậm chí rơi vào tình trạng quá “nóng”. Điều này trước mắt dễ làm cạn kiệt các nguồn lực tài chính cũng như khiến cho cấu trúc vốn mất cân đối nghiêm trọng. Khi tăng trưởng quá nhanh, nhu cầu vốn cho đầu tư là rất lớn.

Trong trường hợp này, mặc dù đã huy động tối đa nguồn vốn bên trong nhưng không thể đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp buộc phải gia tăng huy động vốn từ bên ngoài và thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp đã đi vay khối lượng lớn để đầu tư vào tài sản cố định và mở rộng quá mức sử dụng tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp. Để tránh hệ số nợ quá cao, có thể làm doanh nghiệp mất kiểm soát trong trường hợp rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải kiểm soát chặt các dự án, chương trình đầu tư, có kế hoạch thu hồi vốn và trả nợ đúng hạn định hoặc tối thiểu cũng có các phương án dự phòng khi yếu tố không thuận lợi xảy ra [6].

Do doanh nghiệp mới thay đổi cấu trúc kinh doanh hoặc mua bán, sáp nhập

Sáp nhập là một sự kết hợp giữa hai công ty có khả năng tạo ra hiệu quả hơn hoạt động riêng lẻ. Khi sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp khiến cấu trúc kinh doanh thay đổi, làm cho rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cũng có sự biến động. Mỗi một ngành kinh doanh có đặc điểm kinh tế – kỹ thuật khác nhau và từ đó mức độ rủi ro kinh doanh cũng khác nhau. Một khi có sự thay đổi cấu trúc kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính đến mức độ rủi ro kinh doanh trong rủi ro tổng thể của doanh nghiệp. Điều đó cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải hoàn thiện cấu trúc vốn làm cho cấu trúc vốn phù hợp hơn trước sự thay đổi của cấu trúc sản xuất kinh doanh. Sau khi sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp, hoạt động tái cấu trúc đòi hỏi cấu trúc vốn hợp lý hơn nhằm đạt tới sự gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập một cổ phần cũng như sự gia tăng giá trị doanh nghiệp. Trong trường hợp này, ban lãnh đạo doanh nghiệp phải rà soát thật kỹ cấu trúc nguồn vốn của từng bộ phận, đánh giá các rủi ro tài chính từ riêng lẻ đến tổng thể và có phương án tăng cường năng lực tài chính cho những bộ phận trọng yếu, quyết định đến doanh thu và lợi nhuận.

Sự cần thiết hoàn thiện cấu trúc vốn

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Sự cần thiết hoàn thiện cấu trúc vốn

  1. Pingback: Các nguyên tắc hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?