Kinh nghiệm quốc tế về giải pháp tài chính trong đào tạo nghề

Một số nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ

Kinh nghiệm quốc tế về giải pháp tài chính trong đào tạo nghề

Như đã phân tích ở trên về vai trò của đào tạo nghề trong việc quyết định đến phát triển kinh tế xã hội nên hầu hết các chính phủ đều phải tập trung đầu tư cho đào tạo nghề. Đầu tư từ ngân sách cho đào tạo nghề phổ biến ở các nước bằng hai con đường, đó là chi trực tiếp cho các trường công lập và trợ cấp cho các trường tư thục như giảm thuế, cho vay ưu đãi… Tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho đào tạo nghề ở hầu hết các nước chiếm tỷ trọng từ 1-12% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo (Nguồn UNESCO 1993). Việt Nam, tỷ lệ này giai đoạn hiện nay là khoảng 8%.

Ngoài NSNN, nguồn tài chính đào tạo nghề đều lấy từ tài chính của các doanh nghiệp và phí trích từ bảng lương của người học nghề. Nguồn tài chính từ ngân sách của Nhà nước chỉ tập trung cho việc đầu tư phát triển chương trình đào tạo, cấp văn bằng chứng chỉ và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, chỉ một vài nước như Pakistan, Ấn Độ và Thái Lan: nguồn tài chính chi cho đào tạo nghề chủ yếu là ngân sách Nhà nước một phần rất nhỏ lấy từ các doanh nghiệp. Kinh nghiệm cụ thể của một số nước như sau:

– Đức: Đầu tư phát triển đào tạo nghề Ở Đức rất được coi trọng và được thực hiện nghiêm túc hàng năm. Đức nổi tiếng thế giới với hệ thống đào tạo nghề kép. Hệ thống đào tạo nghề kép có thể hiểu là học ở trung tâm hay trường nghề và thực hành ở doanh nghiệp trong suốt thời gian học nghề từ 3 năm đến 3 năm rưỡi tùy theo nghề học. Nhà nước và doanh nghiệp cùng có trách nhiệm đóng góp tài chính cho đào tạo nghề để thực hiện hệ thống đào tạo nghề kép. Tất cả các lý thuyết và kỹ năng cơ bản đều được đào tạo tại trường còn ứng dụng vận hành thự tập tại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp trợ cấp, đầu tư và tự chủ trong mọi hoạt động đào tạo của mình về số lượng học viên, người đào tạo, chương trình dạy thực hành, chi phí cho đào tạo… theo luật pháp và các quy định.

Khi xuống doanh nghiệp, học sinh hoàn toàn thực hành các kiến thức, kỹ năng đã được học tại trung tâm. Học sinh học nghề tại doanh nghiệp được ký hợp đồng với doanh nghiệp, được hưởng hỗ trợ về tài chính trong quá trình học và được nhận vào làm sau khi tốt nghiệp mà không phải thực tập nghề nữa mặc dù cũng có thể sau khi học người học không làm cho công ty này mà làm cho công ty khác.

2/3 số người trong độ tuổi từ 16-19 được đào tạo nghề tại những cơ sở đào tạo “kép”, một tuần học 4 buổi tại doanh nghiệp, 1 buổi tại trường học, học thực hành tại doanh nghiệp học sinh được trả lương. Có nghĩa là: các doanh nghiệp có trách nhiệm chính trong việc chia sẻ kinh phí đào tạo.

Đức hình thành Quỹ đầu tư cho đào tạo nghề tại các trường đào tạo toàn thời gian. Quỹ này chủ yếu cho các trường công lập do trích từ nguồn NSNN liên bang. Do phân cấp giữa các bang và các thành phố dẫn đến sự phân chia tài chính cho các trường bên trong và bên ngoài. Trong khi đó, các bang chịu trách nhiệm chi phí về đào tạo, thành phố chịu chi phí về vật chất và đầu tư trang thiết bị từ nguồn kinh phí của họ. Hiện nay, các bang chịu 80% chi phí cho các trường nghề bao gồm cả chi phí cho học sinh thuộc các trường nghề toàn thời gian.

Ở Đức không có ưu tiên nghề gì như Việt Nam gọi là nghề trọng điểm, mà hàng năm người học được đăng ký học nghề theo năng lực, nhu cầu của cá nhân, tùy theo số lượng đăng ký học nghề của học sinh mà doanh nghiệp, nhà nước phân bổ kinh phí để thực hiện.

– Nhật Bản: Lao động ở khu vực công chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, theo số liệu thống kê năm 1985, chỉ 3,6% tổng số lực lượng lao động, còn lại 85% lao động thuộc khu vực tư nhân. Do vậy, tài chính cho đào tạo nghề chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân đảm nhận. Tổ chức đóng vai trò to lớn trong đào tạo nghề ở Nhật Bản là Hiệp hội đào tạo nghề và công nghiệp Nhật Bản (The Japan Industrial and Vocational Training Association), tổ chức này chịu trách nhiệm chính về đào tạo nghề trong lĩnh vực công nghiệp, JVITA gồm 1000 công ty thành viên với 60% là công ty loại lớn và 40% là các công ty loại nhỏ, hoạt động đào tạo nghề của tổ chức này không được chính phủ cung cấp tài chính, 25% tài chính hoạt động của nó từ lệ phí của các thành viên, 75% tài chính thu từ người học.

– Hàn Quốc: Chính sách tài chính đối với đào tạo nghề của Hàn Quốc cũng giống như Nhật Bản song chủ yếu là các doanh nghiệp hạng lớn – họ luôn coi trọng hàng đầu về trách nhiệm của họ với đào tạo kỹ năng cho người lao động và xác định đào tạo nghề cũng là một phương hướng đầu tư để phát triển, các doanh nghiệp chưa tích cực trong nhiệm vụ này. Luật pháp từ những năm 1976 quy định rõ tỷ lệ trích từ chi phí tiền lương của doanh nghiệp là 1-3,9% để trả phí cho đào tạo nghề.

Chính phủ quy định về hệ thống thuế đào tạo doanh nghiệp – yêu cầu tất cả các công ty tuyển dụng hơn 300 lao động trong các ngành công nghiệp chiến lược phải cung cấp đào tạo tại doanh nghiệp cho lao động với số lượng khoảng 10% tổng số nhân viên. Nếu doanh nghiệp không thực hiện được việc đào tạo này thì thực hiện thuê công ty khác đào tạo hoặc phải nộp tiền vào Quỹ hỗ trợ đào tạo nghề một khoản tiền tương đương với chi phí đào tạo đó. Kể từ đó, đào tạo tại doanh nghiệp đóng vai trò nổi bật trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng và kỹ thuật tại Hàn Quốc. Vào năm 1979, hơn 90.000 nhân viên đã được đào tạo thông qua các chương trình đào tạo tại doanh nghiệp. Năm 1978, các doanh nghiệp thực hiện chương trình đào tạo chiếm khoảng 70% tất cả các doanh nghiệp có nghĩa vụ phải thực hiện đào tạo. Phần còn lại lựa chọn đóng thuế đào tạo. Cho tới năm 1992, việc này áp dụng với các doanh nghiệp có số công nhân từ 150 trở lên [44, tr.26].

– Mỹ Latinh: Quy định trích từ 1-2%, đôi khi đến 3% tổng chi lương của các doanh nghiệp cho phí đào tạo nghề.

– Anh: Ngay từ những năm 1964, luật pháp Nhà nước đã quy định dành từ 1-3% tổng tiền lương của các doanh nghiệp cho đào tạo nghề, đến năm 1974 quy định các doanh nghiệp phải đảm bảo trả đầy đủ phí đào tạo nghề cho cơ sở đào tạo.

– Pháp: Quy định tỷ lệ bắt buộc quy định trong hệ thống biểu thuế về phí đào tạo và phí của người học nghề cho tất cả các doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả để dành nguồn tài chính cho đào tạo nghề. Quy định các doanh nghiệp có từ 9 lao động trở lên cũng phải chịu phí đào tạo, tỷ lệ phí quy định là 1,2% tổng tiền lương của doanh nghiệp.

– Áo: quy định các doanh nghiệp phải trả đầy đủ tất cả các chi phí đào tạo cho việc đào tạo nghề.

– Costa Rica: quy định từ 1-2% tổng chi lương của doanh nghiệp dành để đào tạo nghề.

– Canađa: chủ trương giảm bao cấp của Chính phủ cho đào tạo nghề, tăng cường quyền tự chủ, đa dạng hoá nguồn thu tài chính từ phía chính phủ, học phí và dịch vụ đào tạo. Kết cấu các nguồn trong tổng nguồn thu của tài chính đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo trong những năm 90 theo các tỷ lệ sau: ngân sách của chính quyền địa phương chiếm 57%, học phí và các phí khác 10%, các dịch vụ của cơ sở đào tạo 22%, thu khác 7%, khấu hao 4%.

– Trung Quốc: Những năm trước đây, Trung Quốc đầu tư nhiều vào hệ thống giáo dục đại học và phổ cập giáo dục 9 năm, việc đầu tư vào đào tạo nghề đặc biệt là đào tạo nghề trung cấp rất hạn chế. Tuy nhiên, nhu cầu về công nhân có tay nghề cao tăng để phục vụ phát triển kinh tế xã hội là lý do chính để Chính phủ Trung Quốc tập trung đầu tư cho Giáo dục nghề nghiệp vào những năm gần đây, họ đã chọn đào tạo nghề là động lực để phát triển.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề tại Đề tài cấp Bộ “Một số giải pháp đầu tư đồng bộ phát triển nghề trọng điểm” [44]: Chính phủ Trung Quốc đầu tư rất lớn vào giáo dục người lớn. Năm 2006, chính phủ đã đầu tư 17,431 tỉ nhân dân tệ. Quỹ quốc gia về giáo dục tăng hằng năm từ 11.9% – 20.5% vào giữa năm 1997 và 2006. Quỹ cho giáo dục người lớn cũng tăng từ 5/7 – 18.6% hằng năm so với những năm trước (một năm tăng 10.5%), nhưng đã giảm theo tỷ lệ tổng số tiền do tốc độ tăng trưởng lớn hơn tổng quỹ quốc gia chi cho giáo dục. Việc đầu tư cần thiết để đạt được mục đích đào tạo cho 34 triệu lao động lành nghề vào năm 2015 như tuyên bố của Bộ phát triển nguồn nhân lực và an ninh xã hội năm 2010.

Giáo dục người lớn bao gồm giáo dục đào tạo nghề. Trung Quốc tập trung chủ yếu vào đầu tư cho cơ sở hạ tầng giáo dục. Với cơ cấu hành chính của các chương trình đào tạo nghề thì chính phủ không có tác động đến việc thực hiện các chương trình của địa phương. Chính quyền giáo dục địa phương có nhiệm vụ phát triển kế hoạch thực hiện đào tạo nghề theo bối cảnh của địa phương, thêm vào đó họ còn xây dựng chương trình đào tạo, thuê giáo viên và đánh giá chương trình và sinh viên. Chính phủ đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ tài chính.

+ Đầu tư cho cơ sở hạ tầng giáo dục: Chính phủ đầu tư cho cơ sở hạ tầng giáo dục đào tạo nghề bao gồm sơ sở vật chất, trường học, trang thiết bị dạy học cho giáo viên cho các chương trình đào tạo.

+ Hỗ trợ về tài chính: Chính phủ đầu tư vào cung cấp các gói hỗ trợ cho các nhóm công nhân khó khăn trong tìm việc làm tiếp tục tham gia vào học tập. Nhóm dân số mục tiêu bao gồm lao động đăng ký thất nghiệp, dân di cư nông thôn và lao động nông thôn. Chính phủ đã xây dựng chương trình đào tạo nghề đặc biệt vào năm 2009 để hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính. Chương trình này có mục đích hỗ trợ cho 15 triệu người trong hai năm. Chính phủ cũng xây dựng chương trình phát triển “cơ sở đào tạo” tại nhiều trường khác nhau ví dụ các trường công nhân kỹ thuật cơ sở, các trường cao đẳng kỹ thuật viên và cao đẳng đào tạo nghề và các trường đại học.

+ Đảm bảo chất lượng: Chính phủ có thể đóng vai trò trọng tâm trong việc đảm bảo chất lượng trong các chương trình day nghề trên khắp cả nước. Cũng như nhiều các cơ quan khác có liên quan đến phân phối đào tạo, chính phủ có thể phối hợp với các tổ chức để đảm bảo việc đào tạo được hiệu quả. Hơn nữa, chính phủ có mong muốn đảm bảo đào tạo đáp ứng các yêu cầu vị trí việc làm cho công nhân.

Ngoài ra, tài chính từ nguồn bảo trợ và khu vực tư nhân bao gồm: phí phải trả của người học nghề; các khoản được bảo trợ cho người học của các tổ chức hội (hội khuyến học), trợ cấp và khoản cho vay hỗ trợ người học nghề; dịch vụ thu được từ đào tạo (các khoản thu được từ việc ký kết các hợp đồng trọn gói về đào tạo với các doanh nghiệp); phí thực tập nghề (tiền phải trả cho việc luyện tập tay nghề). Nguồn thu được từ việc bán sản phẩm – sản xuất trong quá trình học của người học nghề. Thu phí cho các khoá học được nhận thấy là phương án tài chính tư nhân duy nhất đang sử dụng ở hầu hết tất cả các nước. Hầu hết các nước thuộc khu vực Mỹ Latinh, châu Âu là những nước đã thực hiện rộng rãi việc khai thác tài chính từ các nguồn trên cho đào tạo nghề, cụ thể:

– Chilê: hội đồng việc làm quốc gia ở Chilê là nơi cung cấp nguồn trợ cấp lớn cho đào tạo nghề ở Chilê, tổ chức này đã trợ cấp các khoá học bằng nguồn tài chính của nhiều tổ chức thành viên. Thời gian mỗi khoá học kéo dài từ 6-12 tuần, nguồn tài chính này thường dành cho đào tạo các ngành nghề thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, khai thác than và thương mại.

– Ấn Độ: quy định tỷ lệ bắt buộc từ tiền lương của cá nhân người học phải trả phí thực tập nghề.

– Sri lanka: quy định phí thu từ người học là 10% tổng phí đào tạo nghề.

Tuy nhiên, những phí thu từ cá nhân người học thì hầu hết các nước ở châu Âu và châu Mỹ Latinh đều miễn thu với những người nghèo, những người thuộc diện gặp khó khăn trong cuộc sống.

Kinh nghiệm quốc tế về giải pháp tài chính trong đào tạo nghề

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?