Mục lục
Các phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế của người nộp thuế
Đo lường được mức độ tuân thủ thuế của NNT chính là việc tính toán, xác định các chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ thuế của NNT nêu trên. Có nhiều phương pháp để đo lường tính tuân thủ thuế của NNT, song 2 phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là Phương pháp số liệu quản lý thuế và Phương pháp điều tra, khảo sát.
1. Phương pháp số liệu quản lý thuế
Đây chính là phương pháp phân tích thống kê trên cơ sở số liệu quản lý thuế của CQT. Theo đó, CQT xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và thống kê, phân tích số liệu trên cơ sở số liệu sẵn có tại CQT.
Trên cơ sở số liệu về quản lý thuế, mức độ tuân thủ thường được ước tính cho ba giai đoạn chính hay cho các nội dung quản lý thuế chính (kê khai, tính thuế, thu/nộp thuế) [17].
Tuân thủ về thủ tục đăng ký thuế và kê khai thuế
Mức độ tuân thủ về thủ tục đăng ký thuế và kê khai thuế phản ánh qua số liệu quản lý thuế chính là các chỉ tiêu định lượng đo lường mức độ tuân thủ thuế của NNT đã trình bày tại mục 2.3.1.2 nêu trên (từ chỉ tiêu 2 đến chỉ tiêu 6).
Việc tuân thủ trong nộp tờ khai mới chỉ phản ánh được phần nổi trong tuân thủ thuế, chưa đo lường được chiều sâu tuân thủ thuế.
Tuân thủ về tính thuế
Nếu tuân thủ trong thủ tục kê khai thuế chỉ xem xét đến số tờ khai đã nộp, số tờ khai nộp đúng hạn, thì tuân thủ về tính thuế nói đến việc kê khai trung thực các căn cứ tính thuế. Số liệu quản lý thuế phản ánh mức độ tuân thủ về tính thuế được phân tích ở chỉ tiêu số 7 và số 8 mục 2.3.1.2 nêu trên. Tuân thủ trong kê khai có thể được phát hiện trong quá trình quản lý kê khai và thanh tra, kiểm tra thuế.
Tuân thủ trong tính thuế là chỉ tiêu phản ánh cơ bản nhất mức độ tuân thủ thuế. Tuy nhiên, cách đo lường mức độ tuân thủ này có chính xác hay không phụ thuộc nhiều vào các dữ liệu được sử dụng để ước tính doanh thu kê khai của NNT.
Tuân thủ trong nộp thuế
Mức độ tuân thủ trong nộp thuế phản ánh việc nộp thuế đúng thời hạn theo quy định của pháp luật. Các chỉ tiêu cụ thể sử dụng số liệu quản lý thuế để đo lường mức độ tuân thủ trong nộp thuế trình bày tại mục 2.3.1.2 nêu trên (chỉ tiêu 9, 10 và 11).
Cách tiếp cận dựa vào các số liệu về quản lý thuế không ước tính được hết mức độ thất thoát do thiếu thông tin về diện chịu thuế tiềm năng hay khả năng tăng trưởng của diện chịu thuế. Tuy nhiên, cách này phản ánh những ước tính thực tế tốt nhất mà các CQT thực hiện. Do đó, nếu không có công tác dự báo số thu một cách thường xuyên thì những số liệu về quản lý thuế sẽ là những thông tin duy nhất để xây dựng những kế hoạch về cưỡng chế tuân thủ. Để xây dựng được các chiến lược tuân thủ, các CQT ở những nước phát triển thường áp dụng cả hai cách tiếp cận trên để ước tính mức độ tuân thủ và không tuân thủ một số sắc thuế nhất định (như thuế GTGT và thuế TNDN) và tại một số chức năng quản lý thuế.
Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện vì dựa trên cơ sở dữ liệu sẵn có của CQT. Tuy nhiên, hạn chế cơ bản của phương pháp này vì chỉ dựa trên dữ liệu sẵn có nên chưa phản ánh một cách tổng thể và chính xác tình hình tuân thủ của NNT.
2. Phương pháp điều tra, khảo sát
CQT hoặc những người nghiên cứu về tuân thủ thuế có thể tự tiến hành hoặc phối hợp với các đơn vị, tổ chức khác thực hiện điều tra, khảo sát NNT về các vấn đề liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước.
Phương pháp này có ưu điểm là tiếp cận được một số lượng lớn NNT và cho thấy được trình độ hiểu biết, thái độ tuân thủ cũng như những vấn đề khó khăn của NNT để thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, số liệu thu thập được cũng như độ tin cậy của các số liệu thu được qua điều tra, khảo sát phụ thuộc rất nhiều vào cách thức xây dựng các bảng câu hỏi và cách thức tổ chức điều tra, khảo sát mẫu được chọn để điều tra, khảo sát. Cụ thể như sau:
– Xây dựng bảng hỏi: Người nghiên cứu phải đặt ra các câu hỏi để khảo sát. Có thể sử dụng câu hỏi đa lựa chọn hoặc câu hỏi để người được khảo sát ghi ý kiến của mình vào phiếu khảo sát (câu hỏi mở). Tuy nhiên, loại câu hỏi phù hợp nhất khi sử dụng bảng hỏi là câu hỏi đa lựa chọn (câu hỏi đóng) để người được hỏi trả lời nhanh chóng và thuận tiện nhất. Câu hỏi đa lựa chọn có thể là câu hỏi lựa chọn duy nhất một phương án đúng, có thể là câu hỏi lựa chọn nhiều phương án đúng, có thể là câu hỏi để người được hỏi chấm điểm. Thang điểm thường được lựa chọn nhiều nhất là thang điểm 5 theo thang đo Likert. Theo đó, giá trị trung bình được xác định là 3. Mức độ cao nhất là 5, thấp nhất là 1 và trung vị là 3. Các câu hỏi tập trung vào các chỉ tiêu đo lường mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế. Với bảng hỏi, người nghiên cứu có thể đánh giá ở mức độ nhất định cả các chỉ tiêu định lượng về tuân thủ thuế và tiêu chí định tính về tuân thủ thuế. Các câu hỏi có thể tìm hiểu thêm về thực trạng các nhân tố tác động đến mức độ tuân thủ thuế của NNT. Các câu hỏi mở có thể được sử dụng ở mức độ hạn chế để tìm hiểu thêm thông tin về thực trạng tuân thủ thuế nhằm bổ sung cho những vấn đề mà câu hỏi đóng không tìm hiểu được thông tin.
– Xác định đối tượng được khảo sát: Đối tượng được khảo sát có thể là công chức thuế, các chuyên gia hoặc chính NNT. Tuy nhiên, để đảm bảo phản ánh sát đúng thực tế, đối tượng được lựa chọn phải đảm bảo tính đại diện cho những nhóm khác nhau tùy theo những điều kiện nghiên cứu cụ thể.
– Mẫu khảo sát: Mẫu khảo sát càng lớn thì độ chính xác càng cao. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cụ thể của người nghiên cứu mà xác định độ lớn mẫu cho phù hợp.
– Cách thức tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi: Tùy theo đối tượng khảo sát và các điều kiện cụ thể mà phiếu khảo sát có thể được sử dụng là phiếu in, bản mềm gửi qua mail hoặc sử dụng công nghệ googledocs để hỗ trợ.
– Tổng hợp, phân tích và đánh giá kết quả khảo sát: Tùy theo mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu và các điều kiện cụ thể mà việc tổng hợp kết quả khảo sát có thể thực hiện bằng bảng tính excel, phần mềm SPSS hay tổng hợp trực tiếp trên công cụ hỗ trợ googledocs. Trong trường hợp cần phân tích mối quan hệ giữa các biến khác nhau có mối liên hệ giữa các câu hỏi thì SPSS là công cụ được lựa chọn nhiều nhất.
Để khảo sát thực tế, ngoài việc khảo sát bằng bảng hỏi, người nghiên cứu mức độ tuân thủ thuế của NNT có thể sử dụng phương pháp quan sát tại hiện trường hoặc phỏng vấn trực tiếp. Khi phỏng vấn trực tiếp, người nghiên cứu phải chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn và xây dựng kịch bản phỏng vấn cho các tình huống khác nhau có thể xảy ra khi phỏng vấn. Các câu hỏi phỏng vấn cần tập trung vào đánh giá mức độ tuân thủ thuế của NNT và các nhân tố tác động đến mức độ tuân thủ thuế của NNT.
Các phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế của người nộp thuế
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT