Khái quát về đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay

Phương pháp phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp

Khái quát về đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay

Khoản 1 Điều 110 Hiến pháp 2013 xác định: “Các đơn vị hành chính của nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau: Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; Thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”. Như vậy, phân chia lãnh thổ theo cấp hành chính nước ta có cấp trung ương và địa phương (tỉnh/huyện/xã), tương ứng sẽ có công chức trung ương và công chức địa phương.

Theo số liệu của Vụ Tổ chức – Biên chế Bộ Nội vụ, năm 2015, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của BộCông an,Bộ Quốc phọ̀ ng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã)là 277.055 biên chế.Cụ thể, biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước năm 2015 là 276.055, trong đó, các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập là 112.266 biên chế. Cơ quan của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện 162.704 biên chế; các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài 1.085 biên chế. Bên cạnh đó, có 1.000 biên chế công chức dự phòng.Tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài năm 2014 là 281.714 biên chế. Như vậy, tổng biên chế năm 2015 giảm so với năm 2014 là 4.659 biên chế. Cũng theo Quyết định, tổng biên chế của các hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi cả nước năm 2015 không thay đổi so với năm 2014, gồm 686 biên chế.

Căn cứ vào Luật Cán bộ, công chức có thể phân loại cơ cấu đội ngũ công chức như sau:

Thứ nhất, cơ cấu công chức theo ngạch.Theo Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22.4.2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, cơ cấu ngạch công chức của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị là tỷ lệ % công chức giữ các ngạch phù hợp với Danh mục vị trí việc làm và biên chế công chức tương ứng (Điều 4). Nguyên tắc xác định cơ cấu ngạch công chức: phải căn cứ số lượng, danh mục vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế đã được xác định; Việc xác định chức danh ngạch công chức của mỗi vị trí việc làm phải đảm bảo phù hợp với lĩnh vực hoạt động chuyên ngành; Phải tuân thủ quy định về ngạch công chức cao nhất được áp dụng trong từng cấp hành chính hoặc từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; Căn cứ tiêu chuẩn ngạch công chức và bản mô tả công việc, khung năng lực phù hợp của mỗi vị trí việc làm (Điều 5). Khoản 1, Điều 42 Luật cán bộ, công chức Hoàn thiện thể chế đánh giá công chức ở Việt Nam hiện nay quy định ngạch công chức bao gồm: Chuyên viên cao cấp và tương đương; Chuyên viên chính và tương đương; Chuyên viên và tương đương; Cán sự và tương đương; Nhân viên. Đây là cách phân loại quan trọng trong hệ thống công vụ chức nghiệp. Mỗi công chức khi được tuyển dụng vào bộ máy nhà nước tuỳ theo chuyên môn và trình độ được đào tạo mà được xếp vào một ngạch nhất định, ứng với mỗi ngạch công chức là một yêu cầu nhất định về trình độ đào tạo, chuyên ngành đào tạo và những tiêu chuẩn khác của ngạch (như hệ sốlương, số năm công tác,…). Một công chức muốn nhập ngạch hoặc chuyển lên ngạch cao hơn cần đáp ứng được các tiêu chuẩn của ngạch mới và thường phải trải qua một cuộc thi tuyển hay chuyển ngạch. Đối với bản thân công chức, ngạch công chức là cơ sở để sắp xếp công việc và để Nhà nước thực hiện các chính sách đãi ngộ và thăng tiến. Năm 2015, trong tổng số 270.262 công chức nước ta, Chuyên viên cao cấp và tương đương chiếm 0,74%; Chuyên viên chính và tương đương chiếm 9,88%; Chuyên viên và tương đương 57,48%; Cán sự và tương đương 22,63%; nhân viên 9,27%.

Thứ hai, cơ cấu công chức theo vị trí việc làm.Theo Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22.4.2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm là công việc gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch công chức để xác định biên chế và bố trỉ công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Cấu trúc của mỗi vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức, đơn vị gồm bản mô tả công việc và khung năng lực phù hợp để hoàn thành công việc (Điều 3). Việc xác định vị trí việc làm được thực hiện trên nguyên tắc: Phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; Bảo đảm tính khoa học, khách quan, công khai, minh bạch và phù hợp với điều kiện thực tiễn; Mỗi vị trí việc làm luôn gắn với một chức danh ngạch công chức nhất định. Đối với vị trí việc làm là lãnh đạo, quản lý thì có thêm chức danh lãnh đạo, quản lý; Phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý công chức (Điều 5). Thông tư số 05/2013/TT-BNV ngày 25.6.2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22.4.2013 của Chính phủ quy định: (1) Các nhóm công việc lãnh đạo, quản lý, điều

Khái quát về đội ngũ công chức ở nước ta hiện nay

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?