Khái niệm về cơ cấu kinh tế

tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại

Khái niệm về cơ cấu kinh tế

Thuật ngữ cơ cấu có nguồn gốc từ chữ la tinh với nghĩa ban đầu là xây dựng, được sử dụng trong kiến trúc để phản ánh cách lắp đặt các bộ phận của một nguyên thể. Dần dần, tùy theo từng góc độ nghiên cứu, cơ cấu được hiểu theo các cách khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt, cơ cấu là cách thức tổ chức các thành phần nhằm thực hiện chức năng của chỉnh thể, ví dụ như: Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân[56].

Theo triết học: “Cơ cấu là một khái niệm mà triết học duy vật biện chứng dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu hiện sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó. Trong khi chỉ rõ mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận và toàn thể, nó biểu hiện ra như là một thuộc tính của sự vật, hiện tượng và biến đổi cùng với sự biến đổi của sự vật hiện tượng”[57].

Từ điển bách khoa Việt Nam viết: cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, các lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

Theo ông Vũ Tuấn Anh: “Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là tổng thể những mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận cấu thành đó trong một thời gian và trong những điều kiện kinh tế – xã hội nhất định”[2].

Tóm lại, có thể nêu khái niệm về cơ cấu kinh tế như sau: cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, phản ánh trình độ, trạng thái phân công lao động xã hội trong từng giai đoạn cụ thể.

Với khái niệm này, cơ cấu kinh tế có nhiều loại: Cơ cấu các quan hệ sản xuất trong nền kinh tế; cơ cấu tái sản xuất xã hội, cơ cấu tổ chức – quản lý nền kinh tế quốc dân, cơ cấu vùng – lãnh thổ, cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế… Trong đó, cơ cấu ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ), cơ cấu theo thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế FDI) và cơ cấu nền kinh tế theo vùng, lãnh thổ là thường được sử dụng trong nghiên cứu cũng như trong quản lý điều hành nền kinh tế.

[message type=”e.g. information, success, attention”]Hiện tại, Luận Văn A-Z đang cung cấp dịch vụ Dịch Vụ Viết Luận Văn khóa luận tốt nghiệp, đồ án tốt nghiệp, dịch vụ chạy SPSS,… chuyên nghiệp nhất thị trường. Nếu bạn không có thời gian hoàn thành bài luận, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé![/message]

Cơ cấu kinh tế theo ngành là nói về sự phân chia nền kinh tế theo những ngành sản xuất quan trọng. Những ngành sản xuất này tương đối độc lập với nhau, dựa trên những đối tượng và sản phẩm sản xuất khác nhau. Sản xuất càng phát triển thì tập hợp ngành kinh tế quốc dân càng trở nên phức tạp và đa dạng. Cho tới nay, những ngành sản xuất quan trọng và lớn trong nền kinh tế bao gồm: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Sự vận động và phát triển của các ngành kinh tế và mối liên hệ của nó vừa tuân theo những đặc điểm chung của sự phát triển sản xuất xã hội, lại vừa mang những nét đặc thù theo từng giai đoạn phát triển cũng như theo đặc trưng của mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế là nhằm tìm ra những cách thức duy trì tỷ lệ hợp lý của chúng và những lĩnh vực cần ưu tiên tập trung các nguồn lực có hạn của quốc gia trong mỗi thời kỳ nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Tuy nhiên, theo xu thế chung của sự phát triển kinh tế – xã hội trên thế giới hiện nay cho thấy, các nền kinh tế đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Điều đó có nghĩa là đang có sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế với tỷ trọng nghiêng về phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ, trong khi đó ngành sản xuất nông nghiệp sẽ ngày càng thu hẹp quy mô và tỷ trọng trong nền kinh tế.

Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế là nghiên cứu cơ cấu kinh tế theo khu vực sở hữu. Trong điều kiện phát triển theo kinh tế thị trường, nền kinh tế với nhiều thành phần kinh tế khác nhau và mỗi một thành phần kinh tế đều có những vai trò quan trọng nhất định đóng góp vào sự phát triển chung của mỗi quốc gia. Hơn nữa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đối với mỗi nước không chỉ có sự tham gia đầu tư của các nhà đầu tư trong nước, mà còn có sự đầu tư vốn của các nhà đầu tư nước ngoài. Do vậy, cơ cấu của nền kinh tế gồm ba khu vực sở hữu chính: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước (kinh tế tư nhân, kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình) và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Mỗi một khu vực sở hữu kinh tế đều có những thế mạnh riêng của mình cũng như những hạn chế nhất định. Khu vực kinh tế nhà nước là bộ phận trụ cột của nền kinh tế với nhiều ngành sản xuất kinh doanh quan trọng trong các lĩnh vực hạ tầng cơ sở, an ninh quốc phòng, đảm bảo xã hội, các ngành công nghiệp mũi nhọn… và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa quyết định lớn tới sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, khu vực sở hữu kinh tế nhà nước, trong quá trình phát triển cũng đã bộc lộ những điểm hạn chế như là hiệu quả đầu tư thấp, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu… khó có thể tiếp tục phát triển mạnh khi quá trình hội nhập kinh tế diễn ra như một xu thế phát triển trong một thế giới hiện đại. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước với đặc thù là khu vực kinh tế có quy mô nhỏ, rất năng động và ít bị tổn thương khi những biến động về chính trị, kinh tế thế giới luôn diễn ra bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, khu vực kinh tế ngoài nhà nước lại có những hạn chế như quy mô nhỏ, công nghệ thô sơ, cạnh tranh yếu và ít có cơ hội để thực hiện quá trình hợp tác phát triển với các nước cũng như các quốc gia khác. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì có thế mạnh là khả năng cạnh tranh lớn, khả năng tiếp cận thị trường khá tốt, tiềm năng về huy động vốn lớn, khả năng hợp tác phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế khá tốt, song thông thường ở khu vực kinh tế này chi phí đầu tư thường lớn, ít hiểu biết về thị trường cũng như những thế mạnh về tài nguyên, lao động trong nước. Việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế theo khu vực sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định các chính sách phát triển chung của nền kinh tế cũng như chính sách phát triển của mỗi khu vực kinh tế, nhằm phát huy thế mạnh của mỗi khu vực sở hữu và tạo ra những đóng góp cao nhất của mỗi khu vực trong những giai đoạn phát triển nhất định, phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của mỗi nước.

Cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ là nói đến việc phát triển kinh tế dựa vào những lợi thế, tiềm năng về tài nguyên, về điều kiện tự nhiên, về con người, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa… ở những vùng, lãnh thổ trên đất nước. Nghiên cứu cơ cấu về vùng, lãnh thổ là để phục vụ cho xây dựng hệ thống các chính sách nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và xã hội ở mỗi một vùng kinh tế để phát triển. Ngoài ra, phát triển kinh tế theo cơ cấu vùng, lãnh thổ còn là chính sách để thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội giữa các khu vực dân cư trong xã hội và đây cũng là một trong những mục tiêu, yêu cầu của chính sách phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

Mặc dù theo hình thức phân chia nào, theo ngành kinh tế, theo khu vực sở hữu hoặc theo vùng, lãnh thổ thì các bộ phận cơ cấu trên đây cũng vẫn là những bộ phận quan trọng hình thành nên một thể thống nhất của một nền kinh tế.

Các quốc gia luôn quan tâm xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, đặc biệt là cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ. Một cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ hợp lý là cơ cấu kinh tế phải đáp ứng được các yêu cầu:

Thứ nhất, cơ cấu đó phải bảo đảm phù hợp nhất với các điều kiện cấu thành và những nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nhằm bảo đảm sự phát triển tốt nhất của vùng và ngành.

Thứ hai, cơ cấu đó phải bảo đảm sự thống nhất của các yếu tố phát triển nói chung và của sức sản xuất nói riêng giữa các lãnh thổ, các ngành, đồng thời có sự thích ứng cao với những thay đổi bên ngoài.

Thứ ba, cơ cấu đó phải đảm bảo đạt được hiệu quả kinh tế – xã hội cao nhất, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, phúc lợi xã hội[54].

Một cơ cấu kinh tế hợp lý là cơ cấu đạt được các mục tiêu như:

– Đạt được mục tiêu phát triển ngành. Mục tiêu phát triển ngành chính là việc cung ứng các sản phẩm đảm bảo số lượng, chất lượng theo yêu cầu của nền kinh tế, đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế ngành với chi phí thấp và lợi ích ngày càng cao, tăng cường khả năng cạnh tranh và phát triển ổn định, bền vững trong điều kiện của thị trường.

– Đạt được các mục tiêu chung của vùng. Đảm bảo mục tiêu cung ứng các sản phẩm theo thế mạnh của vùng trên cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động và những lợi thế của vùng, tạo điều kiện cho phát triển ổn định và bền vững kinh tế – xã hội của từng vùng.

– Đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. Cơ cấu ngành và vùng hợp lý phải tạo sức mạnh tổng hợp cho thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế cả nước, nâng cao đời sống vật chất và phúc lợi cho người lao động[52].

Khái niệm về cơ cấu kinh tế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

4 thoughts on “Khái niệm về cơ cấu kinh tế

  1. Pingback: Khái niệm tái cơ cấu và tái cơ cấu nền kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Mục tiêu của tái cơ cấu nền kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Nội dung tái cơ cấu nền kinh tế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  4. Pingback: Điều kiện để tái cơ cấu nền kinh tế thành công - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?