Nội dung tái cơ cấu nền kinh tế

Phương pháp phân tích tài chính

Nội dung tái cơ cấu nền kinh tế

Trong giai đoạn hiện nay, tái cơ cấu nền kinh tế là quá trình thúc đẩy và hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng ổn định, nâng cao chất lượng và tiến tới tăng trưởng bền vững (bền vững về kinh tế, xã hội và về môi trường) để đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao phúc lợi của xã hội trong dài hạn một cách bền vững và công bằng. Tăng trưởng theo xu hướng này chính là tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực, cụ thể là thông qua:

-Hiệu quả kỹ thuật: phản ánh qua mức sản lượng cao nhất có thể đạt được với các đầu vào như nhau về số lượng và chất lượng.

– Hiệu quả phân bổ: đạt được giá trị sản xuất cao nhất với một hệ thống giá đầu vào và đầu ra cho trước, theo đó các nguồn lực có hạn của doanh nghiệp/ toàn bộ nền kinh tế được phân bổ những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng/ nền kinh tế.

– Tiến bộ khoa học công nghệ: có thể gia tăng năng lực sản xuất chung của nền kinh tế, đẩy đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia ra bên ngoài.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm về cơ cấu kinh tế[/message]

Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng này phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tuy nhiên trong giai đoạn đầu đối với các quốc gia đang phát triển thì tái cơ cấu nền kinh tế là một trong những cách thức quan trọng. Tái cơ cấu bao gồm các loại sau đây:

– Tái cơ cấu ngành kinh tế: là quá trình điều chỉnh từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ; quá trình chuyển đổi chiến lược từ sản xuất sản phẩm sử dụng nhiều lao động với giá trị gia tăng thấp sang sản xuất theo hướng hiện đại sử dụng công nghệ cao.

– Tái cơ cấu nền kinh tế theo vùng: được thực hiện thông qua tái phân bổ lực lượng sản xuất theo vùng. Tái cơ cấu vùng dựa trên lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của từng vùng, từng địa phương, tăng cường sự kết nối, bổ sung cho nhau giữa các vùng thành một nền kinh tế thống nhất.

–  Tái cơ cấu nền kinh tế theo các hình thức sở hữu: là quá trình chuyển đổi từ hình thức sở hữu Nhà nước là chủ đạo sang đa dạng hóa các hình thức sở hữu, chú trọng nâng cao vai trò và vị trí của khu vực kinh tế tư nhân.

– Tái cơ cấu đầu tư: là tái cơ cấu nguồn vốn huy động cũng như tái phân bổ sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội, bao gồm đầu tư của Nhà nước, đầu tư của doanh nghiệp và đầu tư của hộ gia đình. Tái cơ cấu đầu tư cần đảm bảo cân đối giữa nguồn vốn đầu tư trong nước với vốn đầu tư nước ngoài, tái cơ cấu theo hướng giải phóng mạnh hơn các nguồn vốn tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân và của dân cư cùng với cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

-Tái cơ cấu thị trường: bao gồm thị trường hàng hóa dịch vụ, thị trường lao

động, thị trường tài chính. Tái cơ cấu thị trường là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế hướng nội khai thác thị trường trong nước, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu sang nền kinh tế hướng ngoại, khai thác thị trường toàn cầu, định hướng xuất khẩu.

– Tái cơ cấu hệ thống các doanh nghiệp: là sự thay đổi từ tư duy chiến lược đến tổ chức bộ máy, phương thức kinh doanh và cách thức điều hành doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tái cơ cấu doanh nghiệp là quá trình tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp, nhằm tạo ra một trạng thái tốt hơn cho doanh nghiệp, đảm bảo cho doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn[44].

Nội dung tái cơ cấu nền kinh tế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?