Khái niệm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

mua bán và sáp nhập

Khái niệm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Dựa vào điều 3 của Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam năm 2000, doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm [60]

Còn dựa theo luật doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp bảo hiểm được hiểu là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác có liên quan đến kinh doanh bảo hiểm [42], [61].

Nếu xét theo khía cạnh mục tiêu hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm được chia ra làm hai loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm thương mại) và tổ chức bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội):

Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm được hiểu là doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. [61] Theo điều 3 luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội được hiểu là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất để ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro hay sự kiện bảo hiểm dẫn đến làm giảm hoặc mất khả năng lao động [62].

Mặc dù các khái niệm được diễn đạt khác nhau, nhưng ta có thể thấy điểm chung đó là: doanh nghiệp bảo hiểm là một loại hình doanh nghiệp dịch vụ (chuyên cung cấp các sản phẩm bảo hiểm nhằm thỏa mãn nhu cầu bảo đảm về mặt tài chính trước các rủi ro cho bên mua bảo hiểm); doanh nghiệp bảo hiểm có thể hoạt động vì mục đích sinh lời (loại hình bảo hiểm thương mại) hoặc vì mục tiêu xã hội (loại hình bảo hiểm xã hội). Trong đó, doanh nghiệp bảo hiểm thương mại được chia làm 2 loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ: là loại hình doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro liên quan đến tài sản, trách nhiệm dân sự và sức khỏe, tính mạng, khả năng lao động của con người [43].

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: là loại hình doanh nghiệp chuyên cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đảm bảo cho các rủi ro có liên quan đến tuổi thọ của con người [43].

Như vậy, điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh khác đó là: doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp chuyên kinh doanh rủi ro, nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm sẽ nhận sự chuyển giao rủi ro từ phía bên mua bảo hiểm và sẽ cam kết bồi thường hay chi trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra (với điều kiện bên mua bảo hiểm đóng phí đầy đủ, đúng hạn như đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm).

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm về bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ[/message]

Và sự khác biệt lớn nữa chính là sản phẩm kinh doanh. Các sản phẩm (hàng hóa) thông thường khác (dùng trong sản xuất và tiêu dùng), người mua có thể nhìn, cầm nắm hay đánh giá ngay được mẫu mã, chất lượng hay giá cả của sản phẩm. Nhưng đối với sản phẩm bảo hiểm, sau khi mua về, người mua chỉ có thể nhận được hợp đồng bảo hiểm có sự cam kết của DNBH là đảm bảo ổn định tài chính trước các rủi ro, do vậy, người mua sản phẩm bảo hiểm không thể nhìn thấy hay định dạng được nó. Ngoài ra, sản phẩm bảo hiểm còn là sản phẩm mà người mua không mong muốn được hưởng do sản phẩm này luôn gắn liền với rủi ro. Tuy nhiên, khi rủi ro xảy ra thì bên mua bảo hiểm mới thấy được ý nghĩa của việc mua bảo hiểm thông qua các khoản bồi thường hay chi trả nhận được từ phía doanh nghiệp bảo hiểm.

Đối với loại hình bảo hiểm phi nhân thọ, trong một năm tài chính, các doanh nghiệp bảo hiểm có thể ký kết nhiều loại HĐBH cho nhiều người mua khác nhau và rủi ro có thể chỉ xảy ra với một số người mua theo một tỷ lệ nào đó. Tỷ lệ này thường gọi là xác suất xảy ra rủi ro, thông thường mức xác suất này không lớn. Chính vì vậy, trong HĐBH sẽ quy định các mức bồi thường khác nhau ứng với các mức rủi ro khác nhau. Trong thời hạn HĐBH, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ sẽ dùng số phí thu được của tất cả người mua cùng loại HĐBH để chi trả, bồi thường cho một số ít người gặp rủi ro hay sự kiện bảo hiểm.

Khi càng có nhiều sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ đáp ứng được nhiều nhu cầu của bên mua thì quỹ tài chính của các DNBH phi nhân thọ càng lớn và càng dễ dàng đảm bảo cam kết với khách hang, qua đó, đảm bảo ổn định tài chính cho bên mua bảo hiểm trước các rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra. Như vậy, có thể khẳng định các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đóng vai trò quan trọng trong việc chia sẻ rủi ro của các tác nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế và thông qua hoạt động bảo hiểm các loại rủi ro trong hoạt động của các DN khác đã được giảm thiểu do có sự hỗ trợ về tài chính khi tổn thất xảy ra.

Khái niệm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

3 bình luận về “Khái niệm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

  1. Pingback: Khái niệm doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ – Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ | luanantiensiaz

  2. Pingback: Các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  3. Pingback: Vai trò của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?