Khái niệm công nghiệp hỗ trợ

Trường đại học

Khái niệm công nghiệp hỗ trợ

Khái niệm công nghiệp hỗ trợ bắt đầu xuất hiện từ những năm 60 thế kỷ 20, phổ biến ở Nhật Bản và lan dần sang các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới ở châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan. Đến nay, cách hiểu về thuật ngữ này vẫn chưa thống nhất.

Công nghiệp hỗ trợ là một khái niệm của công nghiệp hiện đại, được kế thừa từ những khái niệm có liên quan và nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố trung gian đầu vào cũng như các yếu tố hỗ trợ cho các ngành công nghiệp then chốt, có giá trị kinh tế cao và quá trình sản xuất phức tạp.

Công nghiệp hỗ trợ không được xem xét trong hệ thống phân loại ngành kinh tế theo quan điểm truyền thống (phân biệt theo lĩnh vực sản xuất) mà chỉ được xem xét như một ngành công nghiệp với sự tái định nghĩa các ngành công nghiệp theo cấu trúc dọc (phân biệt theo hoạt động sản xuất) dưới áp lực của chuyên môn hóa quy trình và tái cấu trúc doanh nghiệp công nghiệp.

Trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, có hai cách quan niệm về công nghiệp hỗ trợ . Ở góc độ hẹp, công nghiệp hỗ trợ là các ngành sản xuất phụ tùng linh kiện phục vụ cho công đoạn lắp ráp ra sản phẩm hoàn chỉnh. Ở góc độ rộng hơn, công nghiệp hỗ trợ được hiểu như toàn bộ các ngành tạo ra các bộ phận của sản phẩm cũng như tạo ra các máy móc, thiết bị hay những yếu tố vật chất nào khác góp phần tạo thành sản phẩm. Khái niệm công nghiệp hỗ trợ  trên thực tế chủ yếu sử dụng trong các ngành công nghiệp có sản phẩm đòi hỏi sự kết nối của nhiều chi tiết phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao, dây chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt. Tuy nhiên, nếu đặt góc nhìn rộng hơn, công nghiệp hỗ trợ phải được hiểu một cách tổng quát như toàn bộ quá trình sản xuất nói chung, chứ không thể bổ dọc, cắt lớp theo ngành hay sản phẩm vì mỗi ngành, mỗi loại sản phẩm đều có những đặc thù riêng và đều có những đòi hỏi ở các mức độ khác nhau về yếu tố hỗ trợ.

Xét về quy mô thì công nghiệp hỗ trợ là một khu vực công nghiệp rộng lớn, bao gồm nhiều ngành, nhiều loại hình doanh nghiệp và chiếm phần chủ yếu của giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp. CNHT được ví như chân núi cho một nền công nghiệp bền vững, còn công nghiệp hoàn thiện, công nghiệp lắp ráp được coi là phần ngọn.

phát triển bền vững công nghiệp
Khái niệm về Công nghiệp hỗ trợ

Tùy vào chiến lược phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, tùy vào năng lực nội tại và bối cảnh phát triển mà khu vực công nghiệp hỗ trợ được chú trọng ưu tiên phát triển, kéo theo khu vực công nghiệp lắp ráp phát triển tương ứng.

Từ những công đoạn của quá trình sản xuất: Chế tạo vật liệu; Sản xuất gia công phụ tùng, linh kiện; Lắp ráp hoàn chỉnh, CNHT được hiểu như sau:

– Theo định nghĩa của Cục phát triển công nghiệp hỗ trợ Thái Lan: Công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp cung cấp các linh kiện máy móc và các dịch vụ kiểm tra, đóng gói cho các ngành công nghiệp cơ bản và nhấn mạnh rằng các bộ phận kim loại và công nghiệp chế tạo, sản xuất phụ tùng ô tô, phụ tùng điện, điện tử là những công nghiệp hỗ trợ quan trọng. Cục phát triển công nghiệp hỗ trợ Thái Lan chia các ngành sản xuất thành 3 cấp độ khác nhau: (1) cấp độ lắp ráp, (2) cấp độ sản xuất linh phụ kiện, (3) cấp độ các ngành hỗ trợ. [77]

– Khái niệm có tính chất chung nhất đó là công nghiệp hỗ trợ không phải là một ngành cụ thể mà bao hàm toàn bộ những lĩnh vực sản xuất sản phẩm trung gian (linh kiện, bộ phận) cung cấp cho ngành lắp ráp. [2] Khái niệm này hoàn toàn khác với cách phân loại các ngành công nghiệp như hiện nay thành các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện – điện tử, công nghiệp dệt may – da giầy.v.v….

Dựa trên mức độ phức tạp của ba công đoạn sản xuất chính là: (1) chế tạo vật liệu, (2) sản xuất gia công phụ tùng, linh kiện, (3) lắp ráp hoàn chỉnh. Công nghiệp hỗ trợ thuộc về công đoạn (2) là sản xuất gia công phụ tùng, linh kiện.

– Một số khái niệm khác cho rằng công nghiệp hỗ trợ là ngành công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Công nghiệp hỗ trợ rất đa dạng bao gồm cả ngành đúc nhựa và chế tạo khuôn đúc, gia công cơ khí, đúc, rèn, hàn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt. Sản xuất những linh kiện, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm… bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế công đoạn 1 và 2. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thường được sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các doanh nghiệp nhỏ và vừa. [29]

Hiện nay các công nghiệp hỗ trợ còn được hiểu là các ngành sản xuất nền tảng của ngành công nghiệp chính yếu. Bắt đầu từ việc sản xuất nguyên vật liệu công đoạn 1 đến gia công chế tạo các sản phẩm phụ tùng, linh kiện, nguyên phụ liệu bằng các công nghệ chuyên môn hóa sâu công đoạn 2, đáp ứng cho ngành công nghiệp sản xuất lắp ráp các sản phẩm thuộc công cụ, tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng công đoạn 3. Công nghiệp hỗ trợ có tính chất đan chéo nhau, nghĩa là có thể gia công, cung cấp sản phẩm đồng thời cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Thông thường ở các nước phát triển, công nghiệp hỗ trợ phát triển trước làm cơ sở để ngành công nghiệp chính như: ngành công nghiệp ô tô, xe máy, điện tử, dệt may, da giầy, viễn thông phát triển. Trên thực tế cũng có quốc gia mà hai công nghiệp hỗ trợ và chính yếu phát triển song song: công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chính yếu phát triển đồng thời kích thích công nghiệp hỗ trợ phát triển theo. Tóm lại, cho đến nay ít nhất có hai quan niệm tương đối khác nhau về công nghiệp hỗ trợ :

– Quan niệm thứ nhất cho rằng: công nghiệp hỗ trợ bao gồm những ngành sản xuất sản phẩm trung gian có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất một loại sản phẩm cuối cùng nhất định. Tuỳ từng loại sản phẩm cụ thể cần sản xuất, những sản phẩm trung gian có thể bao gồm nguyên, vật liệu, linh kịên phụ tùng, các bộ phận (chi tiết) lẻ, phụ liệu, bao bì, nhãn mác… Đây là quan niệm gắn với yêu cầu của sản phẩm cuối cùng để xác định sản phẩm trung gian cần có – Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ .

– Quan niệm thứ hai cho rằng: công nghiệp hỗ trợ là toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất tạo ra các thành phẩm chính. Chúng bao gồm những linh kiện, phụ kiện, nguyên liệu, sơ chế, phụ liệu phụ tùng, bao bì, sản phẩm trung gian… Như vậy, các quan niệm trên vừa đề cập đến nhiều loại sản phẩm vừa đề cập tới một loại sản phẩm. Do dó, có thể nói “công nghiệp hỗ trợ ” là một thuật ngữ khá mơ hồ, nếu không có một khái niệm cụ thể thì khó có thể xác định được ngành công nghiệp nào là công nghiệp hỗ trợ và hỗ trợ cái gì và cho ai?. Do có sự tương đối trong khái niệm của công nghiệp hỗ trợ nên việc phân biệt phạm vi của công nghiệp hỗ trợ cũng chưa được thống nhất.

Như vậy, công nghiệp hỗ trợ không phải là một ngành cụ thể mà chúng bao hàm toàn bộ những lĩnh vực sản xuất từ nguyên vật liệu đến gia công chế tạo các sản phẩm, phụ tùng, linh kiện, phụ kiện, bán thành phẩm… để cung cấp cho ngành công nghiệp lắp ráp các sản phẩm cuối cùng là tư liệu, công cụ sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng. Đây là quan niệm của NCS về công nghiệp hỗ trợ và sẽ được sử dụng xuyên suốt trong qúa trình nghiên cứu luận án.

Có thể nói thêm, công nghiệp hỗ trợ cần được coi là một cơ sở công nghiệp hoạt động với nhiều chức năng để phục vụ số lượng lớn các ngành lắp ráp, chứ không nên coi chúng đơn giản chỉ là ngành “thu thập” ngẫu nhiên những linh kiện sản xuất không liên quan. Công nghiệp hỗ trợ không chỉ sản xuất linh kiện mà quan trọng hơn là thực hiện quá trình sản xuất hỗ trợ việc sản xuất các bộ phận nhựa và kim loại, chẳng hạn như cán, ép dập khuôn.

Hơn nữa, không nên quan niệm một cách đơn giản công nghiệp hỗ trợ chỉ gồm những sản phẩm trung gian được sản xuất một cách rời rạc ở những doanh nghiệp đơn độc mà nên quan niệm công nghiệp hỗ trợ là một ngành cho dù sản phẩm của nó rất đa dạng nhiều chủng loại. Nhận thức công nghiệp hỗ trợ là một ngành công nghiệp có ý nghĩa rất quan trọngtrong chiến lược đầu tư của Nhà nước và trong sự liên kết tạo ra sức mạnh cạnh tranh.

Trên thực tế, khái niệm công nghiệp hỗ trợ thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất những sản phẩm có sự kết nối của nhiều chi tiết phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao, dây chuyền sản xuất đồng loạt với các công đoạn lắp ráp tách biệt.

Khái niệm công nghiệp hỗ trợ

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 bình luận về “Khái niệm công nghiệp hỗ trợ

  1. Pingback: Chính sách tài chính nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam - Download Luận Văn

  2. Pingback: Đặc điểm của công nghiệp hỗ trợ - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?