Khái niệm chung về rủi ro

rủi ro tín dụng

Mục lục

Khái niệm chung về rủi ro

Rủi ro được Allan H. Willett định nghĩa: “rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất”[1]. Rủi ro cũng được định nghĩa là: “rủi ro là khả năng xảy ra tổn thất”5. Đặc biệt Fank H.Knight lại có một quan điểm hoàn toàn khác về rủi ro khi coi “rủi ro là sự không chắc chắn có thể đo lường được”6. Như vậy có thể thấy rủi ro là sự kiện không may xảy ra luôn gắn liền với hoạt động và môi trường sống của con người.

Các kết quả của các nhà nghiên cứu về rủi ro đã chỉ ra một số thuộc tính của rủi ro như sau:

Thứ nhất, rủi ro là nguy cơ tiềm ẩn không mang tính chắc chắn. Đó là một sự việc, một hành động hoặc một hiện tượng… có thể xảy ra và có thể gây ra những thiệt hại tuỳ thuộc vào các yếu tố làm nảy sinh, tác động đến nó;

Thứ hai, rủi ro được cấu thành bởi hai yếu tố: tần suất xuất hiện rủi ro và hậu quả của nó. Khi xem xét rủi ro người ta thường xem xét đến khả năng chắn chắn hay không chắc chắn xảy ra của rủi ro và mức độ hậu quả khi rủi ro đó xảy ra;

Thứ ba, rủi ro có tính chất động, luôn thay đổi theo môi trường và các yếu tố tác động liên quan;

Thứ tư, rủi ro có thể đo lường được thông qua việc đánh giá về mức độ tần suất và hậu quả của rủi ro.

Rủi ro được phân loại theo:

Tính chất của rủi ro: rủi ro suy đoán và rủi ro thuần túy;

+ Rủi ro suy đoán hay còn gọi là rủi ro suy tính hay rủi ro đầu cơ, tồn tại cơ hội kiếm lời cũng như nguy cơ tổn thất. Đây là loại rủi ro gắn liền với khả năng thành bại trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và đầu cơ. Ví dụ, mua cổ phiếu: khoản đầu tư này có thể lãi, hòa, hoặc lỗ vốn;

+ Rủi ro thuần túy là loại rủi ro mà nếu xảy ra thì chỉ có thể dẫn đến tổn thất mà không có cơ hội kiếm lời. Ví dụ: lụt bão, sóng thần, hỏa hoạn, động đất, khủng hoảng kinh tế, đầu tư sai lầm v.v..

– Phạm vi ảnh hưởng của rủi ro: rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt:

+ Rủi ro cơ bản là những rủi ro phát sinh từ nguyên nhân ngoài tầm kiểm soát của mọi người. Hậu quả của rủi ro cơ bản thường rất nghiêm trọng, khó lường, có ảnh hưởng tới cộng đồng và toàn xã hội. Ví dụ: lạm phát, khủng hoảng kinh tế, động đất..;

+ Rủi ro riêng biệt là loại rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan và khách quan của từng cá nhân, tổ chức. Loại rủi ro này chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của từng cá nhân hoặc tổ chức. Nếu xét về hậu quả đối với một doanh nghiệp có thể rất nghiêm trọng, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế xã hội. Ví dụ: cháy nổ, rủi ro thanh toán, đắm tầu v.v..

Nguyên nhân của rủi ro bao gồm do các yếu tố khách quan và chủ quan:

+ Rủi ro do các yếu tố khách quan là rủi ro xảy ra ngoài ý muốn của con người và không thể lường trước hay kiểm soát được. Đây thường là những nguyên nhân xảy ra từ môi trường tự nhiên như: động đất, cháy nổ, gió, mưa, bão lụt, hạn hán… rủi ro do khủng hoảng kinh tế hoặc có nguồn gốc từ chính sách kinh tế và điều hành vĩ mô của chính phủ;

+ Rủi ro do các yếu tố chủ quan là loại rủi ro do hành vi trực tiếp từ con người hoặc từ các tổ chức kinh doanh. Ví dụ, hệ thống pháp luật luôn thay đổi, thể chế chính trị không ổn định, quyết định một chính sách quản lý vĩ mô lệch hướng.

Tác động môi trường vĩ mô gây nên rủi ro: rủi ro do điều kiện tự nhiên, rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế, rủi ro pháp luật, rủi ro văn hóa…

Khái niệm chung về rủi ro

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Khái niệm chung về rủi ro

  1. Pingback: Các loại rủi ro cơ bản của Ngân hàng thương mại - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

  2. Pingback: Khái niệm về rủi ro - Hỗ trợ, tư vấn, chắp bút luận án tiến sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?