Các loại rủi ro cơ bản của Ngân hàng thương mại

Bancassurance

Mục lục

Các loại rủi ro cơ bản của Ngân hàng thương mại

Rủi ro rất đa dạng, có thể phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau, đồng thời các loại rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, rủi ro này có thể là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khác. Trong phạm vi luận án này chỉ đề cập đến một số loại rủi ro cơ bản mà một NH hiện đại thường gặp phải và mối quan hệ giữa một số loại rủi ro với nhau.

 1. Rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM, đem lại lợi nhuận lớn nhất nhưng cũng là loại rủi ro lớn nhất của NHTM. Rủi ro tín dụng được đề cập ở đây là rủi ro trong hoạt động cho vay, cấp tín dụng của NHTM. Theo quan niệm của Ủy ban Basel (2000) thì “Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng vay hoặc bên đối tác của ngân hàng không thực hiện đúng cam kết đã thỏa thuận”[62].Theo khái niệm này thì rủi ro tín dụng có phạm vi khá rộng, không chỉ trong quan hệ tín dụng giữa NH với khách hàng mà trong cả các hoạt động khác như đầu tư, phái sinh mà ngân hàng thực hiện.

Tại Điều 3, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN nêu rõ: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết” [29].

Để thống nhất cách nhận thức và phân tích xuyên suốt trong toàn bộ nội dung luận án, nghiên cứu sinh đồng tình với khái niệm về rủi ro tín dụng được nêu trong văn bản pháp quy nói trên của NHNN. Khái niệm này đã được trao đổi, thảo luận của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách,…trong quá trình ban hành văn bản pháp quy này. Cụ thể như sau: Rủi ro tín dụng: là những khoản tổn thất phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay, hoặc khách hàng thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn.

2. Rủi ro lãi suất

Là những thiệt hại mà NHTM phải gánh chịu khi có sự thay đổi lãi suất trên thị trường. Nếu ngân hàng duy trì cơ cấu tài sản Có và tài sản Nợ với những kỳ hạn không cân xứng với nhau thì phải chịu những rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ tài sản Có hoặc khi giá trị của tài sản thay đổi do lãi suất thị trường biến động. Ngoài ra, rủi ro lãi suất còn thể hiện khi tỷ lệ lạm phát tăng nhanh hơn lạm phát dự kiến trong khi lãi suất cho vay không thể điều chỉnh được, thì ngân hàng có thể phải chịu rủi ro nếu tỷ lệ lạm phát lớn hơn hoặc bằng lãi suất cho vay (lãi suất thực tế âm).

[message type=”e.g. information, success, attention, warning”]Xem thêm: Khái niệm chung về rủi ro[/message]

3. Rủi ro ngoại hối

Theo Peter S. Rose (2001) “Là những thiệt hại mà NHTM phải gánh chịu do sự biến động của giá cả tiền tệ trên thị trường thế giới” [41]. Rủi ro ngoại hối xảy ra do tài sản Có và tài sản Nợ bằng ngoại tệ không cân xứng với nhau cả về số lượng và kỳ hạn. Rủi ro ngoại hối có mối quan hệ với rủi ro tín dụng thể hiện như: Khi tỷ giá hối đoái biến động mạnh có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm một loại ngoại tệ nào đó và để chi trả cho bên bán, các DN phải mua ngoại tệ với giá cao ngoài dự tính, lợi nhuận kinh doanh giảm, có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay.

4. Rủi ro nguồn vốn

 Cũng theo Peter S. Rose (2001): “Là những thiệt hại do nguồn vốn huy động của ngân hàng bị ứ đọng không cho vay được, cũng như không thể chuyển sang được các loại tài sản Có sinh lời khác” [41]. Ngân hàng không khai thác hết được tiềm năng sinh lời của tài sản Có, hiệu quả sử dụng vốn giảm, dẫn đến thua lỗ trong kinh doanh. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được khắc phục có thể ngân hàng sẽ phá sản.

5. Rủi ro thanh khoản:

Là tình trạng NHTM không đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn khả dụng (nhu cầu thanh khoản)” [41]. Tình trạng này nhỏ thì gây thua lỗ, hoạt động kinh doanh đình trệ, nặng thì làm mất khả năng thanh toán và dẫn đến ngân hàng phá sản.

Rủi ro thanh khoản cũng còn được hiểu “Là một rủi ro trong lĩnh vực tài chính. Rủi ro này xảy ra khi NHTM thiếu ngân quỹ hoặc tài sản ngắn hạn mang tính khả thi để đáp ứng nhu cầu của người gửi tiền và người đi vay” [41]. Thiếu ngân quỹ ở đây có thể được hiểu theo 2 cách: thiếu dự trữ tại ngân hàng, hoặc là không thể huy động được nguồn vốn ngay lập tức. Để tránh được rủi ro thanh khoản, các NHTM phải tính toán được hệ số thanh khoản của mình, tức là tính được khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán ngay của các tài sản Nợ.

6. Rủi ro hoạt động:

Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng, “Rủi ro hoạt động là rủi ro gây ra tổn thất cho ngân hàng do nguyên nhân con người, sự không đầy đủ hay vận hành không tốt các quy trình, hệ thống, các sự kiện khách quan bên ngoài” [63]. Rủi ro hoạt động là loại rủi ro tổn thất tài sản xảy ra do hoạt động kém hiệu quả, ví dụ như hệ thống thông tin không đầy đủ, hoạt động có vấn đề, có vi phạm trong hệ thống kiểm soát nội bộ, có sự gian lận hay những thảm họa không lường trước được.

7. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro

Giữa các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và 5 loại rủi ro cơ bản được đề cập ở trên nói riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau, rủi ro này là nguyên nhân của rủi ro kia. Trong hoạt động tín dụng, để xẩy ra rủi ro với tỷ lệ nợ xấu cao, khả năng thu hồi nợ thấp sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Khi NHTM để xẩy ra rủi ro thanh khoản, phải đi vay vốn trên thị trường, phải huy động vốn với lãi suất cao hơn, lại gây ra rủi ro nguồn vốn và rủi ro lãi suất. Rủi ro trong hoạt động bởi nguyên nhân con người, sự không đầy đủ hay vận hành không tốt các quy trình, hệ thống, các sự kiện khách quan bên ngoài lại gây ro rủi ro tín dụng và rủi ro ngoại hối,…

Các loại rủi ro cơ bản của Ngân hàng thương mại

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Các loại rủi ro cơ bản của Ngân hàng thương mại

  1. Pingback: Khái niệm mức độ chấp nhận rủi ro - Luận Văn A-Z

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?