Định hướng trong hoạt động quản lý nợ xấu

quản trị nhân lực

Định hướng trong hoạt động quản lý nợ xấu

Với định hướng phát triển hoạt động cho vay tăng cao cả về số lượng và chất lượng như vậy, NHTM Việt Nam sẽ phải đối mặt nhiều hơn với nguy cơ nợ xấu. Để thực hiện các định hướng đã đề ra, đồng thời đảm bảo an toàn vốn vay, nâng cao chất lượng cho vay và công tác quản lý tín dụng, định hướng công tác quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới như sau:

– Trong kế hoạch dài hạn đến năm 2020, NHNN đặt mục tiêu phấn đấu về tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ của các ngân hàng là dưới 5% theo tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế.

– Ban giám đốc các ngân hàng phải nâng cao nhận thức, cân nhắc và ra quyết định hợp lý trong mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận tiềm năng và nợ xấu ngân hàng. Chính bởi vậy, quá trình tác nghiệp phải dựa trên cơ sở chấp hành nghiêm túc mọi quy định, hướng dẫn của ngân hàng trong việc hạn chế nợ xấu.

– Chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và thu nợ, từng bước giảm dần dư nợ xấu. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu tín dụng theo hướng: tăng cường tỷ lệ cho vay có TSĐB, giảm dần dư nợ cho vay theo chỉ định, hạn chế cho vay các ngành và lĩnh vực có rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản…

– Thực hiện hoạt động phân tán rủi ro, không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành hàng, lĩnh vực, doanh nghiệp mà phải mở rộng, đa dạng hóa cho vay nhằm đa dạng hóa và giảm thiểu rủi ro. Lựa chọn các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả sản xuất kinh doanh ổn định, phương án vay khả thi và có định hướng phát triển tốt. Duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống có uy tín tốt, mở rộng tìm kiếm các khách hàng tiềm năng phù hợp với tiêu chí và mục tiêu của ngân hàng.

– Chủ động đề xuất lộ trình, kế hoạch cụ thể cho công tác hạn chế nợ xấu, không để phát sinh các lỗi tác nghiệp liên quan đến công tác hạn chế nợ xấu. Kế hoạch phải được lập thành văn bản, phổ biến đến các phòng, ban có liên quan và gửi cho bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại từng chi nhánh để giám sát, theo dõi.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Kết quả đạt được trong quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại[/message]

– Tận thu và xử lý có lộ trình đối với các khoản nợ xấu đã được xử lý, đảm bảo thu hồi vốn cho ngân hàng.

– Chủ động phối hợp với các phòng, ban nghiệp vụ liên quan kịp thời giải đáp những vướng mắc về cơ chế liên quan đến nợ xấu… Các chi nhánh cần tham khảo các phòng, ban nghiệp vụ liên quan tại trụ sở chính trước khi tác nghiệp hoặc có văn bản trình hội sở chính để có biện pháp hỗ trợ.

– Ban kiểm tra kiểm soát nội bộ, bộ phận quản lý nợ xấu chỉ đạo các phòng ban tại chi nhánh giám sát quá trình quản lý nợ xấu của từng chi nhánh, báo cáo ban lãnh đạo những trường hợp thực hiện không nghiêm túc để có biện pháp xử lý.

– Có biện pháp chấn chỉnh, giáo dục cán bộ (bao gồm các cấp lãnh đạo và nhân viên), nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc; xử lý nghiêm khắc cán bộ có sai phạm để làm gương cho những cán bộ khác.

Định hướng trong hoạt động quản lý nợ xấu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Định hướng trong hoạt động quản lý nợ xấu

  1. Pingback: Kiến nghị với Chính phủ nhằm quản lý nợ xấu của NHTM - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?