Hạn chế trong hoạt động quản lý nợ xấu

Khái niệm rủi ro tín dụng

Mục lục

Hạn chế trong hoạt động quản lý nợ xấu

Có thể tổng kết lại các hạn chế khiến cho hoạt động quản lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế là do:

  1. Nhận biết và đo lường nợ xấu chưa chính xác

Theo con số về nợ xấu được công bố bởi các NHTM Việt Nam thì tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng luôn duy trì ở mức dưới 5%, đạt ngưỡng an toàn theo khuyến cáo của IMF. Tuy nhiên, các tổ chức tài chính quốc tế cũng như các tổ chức đánh giá và xếp hạng có uy tín trên thế giới như Moody’s, Fitch Rating lại khẳng định rằng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các NHTM Việt Nam không thể dưới ngưỡng 13%, thậm chí có những ngân hàng tỷ lệ này còn lên đến 30%. Điều này cho thấy vẫn tồn tại sự đánh giá khác biệt trong cách tính toán của các TCTD trong nước và quốc tế. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Có thể thấy hiện nay, việc phân loại nợ, trích lập và DPRR theo Quyết định 493 được xác định chủ yếu theo Điều 6,dựa trên các khoản nợ có vấn đề khi đã quá thời gian đáo hạn. Việc phân loại nợ như vậy đã thiếu hẳn sự đánh giá kết hợp các yếu tố khác như tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này sẽ dẫn đến sự đánh giá sai lệch về nợ xấu của ngân hàng khi khách hàng thực hiện đảo nợ, vay tiền ngân hàng này trả nợ ngân hàng khác.

Như vậy, lúc này việc phân loại nợ chỉ phụ thuộc vào tình hình thanh toán nợ mà không dựa vào việc đánh giá khả năng trả nợ của người cho vay và giá trị thị trường của tài sản thế chấp, sẽ dẫn tới tình trạng ngân hàng và người vay cấu kết với nhau để che đậy tổn thất bằng nhiều phương pháp như: cơ cấu lại khoản vay hay gia hạn nợ.

Thứ hai: Do sự chênh lệch lớn về tỷ lệ trích DPRR tín dụng giữa nhóm 2 và nhóm 3 từ mức 5% lên 20%, nên dẫn đến thực trạng bản thân ngân hàng cũng chủ động trong việc gia hạn nợ, để tạo ra bức màn che giấu nợ xấu, bởi vì nếu đánh tụt khoản vay của khách hàng xuống nhóm nợ 3 thì DPRR tăng vọt lên 20%, và DPRR của nhóm 4 trở lên còn cao hơn nữa. Chính vì vậy không ít ngân hàng đã “linh hoạt” hạn chế phân loại nợ xuống nhóm 3, 4, 5 để đỡ phải trích DPRR, tránh ảnh hưởng đến thu nhập của nhân viên và làm tỷ lệ nợ xấu ngân hàng không được phản ánh một cách thực sự đầy đủ và chính xác.

Thứ ba: Các NHTM Việt Nam chủ yếu mới chỉ đánh giá và đo lường rủi ro theo phương pháp đo lường rủi ro định tính Trong hoạt động quản lý RRTD, mặc dù đã bắt đầu tiếp cận theo các nội dung đo lường RRTD của Basel I và II nhưng các NHTM Việt Nam vẫn chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ các nội dung này. Hạn chế này được biểu hiện qua:

Phần lớn trong phương pháp đo lường rủi ro, các NHTM Việt Nam vẫn chưa ứng dụng phương pháp chuẩn và phương pháp đánh giá nội bộ của Basel II.

Để áp dụng được phương pháp chuẩn của Basel II trong đánh giá và đo lường RRTD, các ngân hàng cần phải dựa trên xếp hạng tín dụng hoặc xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng, chứ không áp dụng chung chung cùng một hệ số rủi ro cho tất cả các khách hàng. Trong khi phương pháp chuẩn đánh giá RRTD của Basel II mà hệ thống NHTM Việt Nam còn chưa đáp ứng được, thì việc áp dụng phương pháp đánh giá nội bộ của Basel II lại càng khó khăn hơn.Lý do là phương pháp này phải đánh giá rủi ro trên cơ sở nhiều yếu tố khác như kỳ đáo hạn hiệu dụng, xác suất vỡ nợ…trong khi công tác phân tích, đánh giá rủi ro khách hàng của một số ngân hàng còn nhiều bất cập, năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam còn yếu kém, trình độ quản lý kinh doanh còn non yếu, công tác quản lý rủi ro ngân hàng lỏng lẻo, năng lực thẩm định tín dụng yếu, còn có tình trạng một khách hàng vay vốn tại nhiều NHTM nhưng không có sự kiểm tra, đánh giá về mức độ rủi ro.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Kết quả đạt được trong quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại[/message]

Hiện nay, theo thống kê sơ bộ của tác giả, các NHTM Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Về phía các NHTM mà Nhà nước chiếm phần lớn cổ phần, có 4/5 ngân hàng (chiếm tỷ lệ 8 0%) đã xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ và đang trong quá trình áp dụng bao gồm VBARD, VCB, VietinBank, BIDV. Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng này tương đối giống nhau về nhiều tiêu chí phân loại và chấm điểm. Điều này sẽ tạo sự thuận lợi khi muốn xây dựng các chuẩn mực chung cho việc chấm điểm của toàn hệ thống. Riêng đối với các NHTM cổ phần, hiện nay mới chỉ có một số ngân hàng có quy mô và thị phần lớn mới chú trọng vào việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ, trong đó có STB, ACB, MB…, tỷ lệ số lượng ngân hàng có xây dựng hệ thống này chỉ chiếm khoảng 30 – 40% trong tổng số các NHTM cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam.

Còn nếu xét trên cả hệ thống ngân hàng, thì tỷ lệ các ngân hàng áp dụng phương pháp đo lường định lượng chỉ có khoảng 25%.

Ngoài ra, một điều dễ nhận thấy trong hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ hiện nay của các ngân hàng chính là các tiêu chí chấm điểm còn mang đặc điểm định tính nhiều hơn định lượng và kết quả của việc chấm điểm này nhằm phục vụ nhiều cho việc thẩm định ra quyết định cho vay hơn là phục vụ cho công tác quản trị rủi ro của ngân hàng. Trong khi đó, nếu so sánh với hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của các ngân hàng liên doanh đang hoạt động tại Việt Nam như ngân hàng Việt Thái (Vinasiam) hay các ngân hàng nước ngoài như CityBank, ANZ, thì họ sẽ gắn liền trực tiếp giữa kết quả đánh giá với DPRR và tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu.

Tóm lại, nợ xấu tại các NHTM Việt Nam không được đánh giá đúng mức một cách có hệ thống, dự phòng tổn thất khoản vay sẽ không đủ, thu nhập ròng và vốn của ngân hàng không phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính của ngân hàng.

Đó cũng lý do tại sao mà trong khi theo thống kê của Việt Nam thì nợ xấu của các NHTM Việt Nam từ 1 con số trở xuống nhưng theo WB và IMF, trong các bản báo cáo định kỳ, thường trích dẫn ý kiến cho rằng tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam không thấp hơn hai con số.

  1. Hạn chế trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng

Mặc dù đã có một số NHTM Việt Nam bắt đầu áp dụng mô hình kiểm tra, kiểm soát kép nhưng hiện nay vẫn còn tới 77% các NHTM Việt Nam áp dụng theo mô hình kiểm soát đơn, chỉ hoàn toàn dựa vào hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của chính các ngân hàng và sự giám sát bên ngoài của NHNN mà không có sự giám sát của cáccơ quan kiểm toán bên ngoài hay sự giám sát của thị trường. Việc duy trì mô hình kiểm soát đơn như vậy ngày càng bộc lộ nhiều điểm yếu. Cụ thể là:.

– Môi trường kiểm soát có nhiều yếu tố không thuận lợi cho công tác kiểm soát nội bộ. Sự phân cấp, phân quyền giữa HĐQT với Tổng giám đốc, giữa các giám đốc ban ở Hội sở chính với giám đốc của các đơn vị thành viên chưa rõ ràng, và chưa gắn với trách nhiệm cụ thể.

– Mặc dù, ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ được tổ chức thống nhất từ Hội sở chính đến các đơn vị thành viên. Tuy vậy, tính độc lập của các cuộc kiểm tra kiểm soát lại không cao, chưa đạt được mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này dẫn đến nguy cơ rủi ro kiểm soát – tức là báo cáo kiểm toán có thể sẽ không không đủ, không đúng, không kịp thời hoặc không đưa ra được biện pháp ngăn chặn và hướng giải quyết phù hợp.

– Phòng/ Ban kiểm tra nội bộ của các ngân hàng thường bị hạn chế về một số thông tin nhất định. Do vậy, các phát hiện của bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ thường bị chậm hoặc thiếu tính thuyết phục, từ đó không có tác dụng ngăn chặn kịp thời các rủi ro.

– Phương thức điều hành bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ còn chủ yếu theo ngành ngang, vì vậy, các thông tin theo ngành dọc bị giảm bớt hoặc không theo đúng tình hình thực tế.

  1. Hoạt động xử lý nợ chưa hiệu quả

Nhìn vào bảng phản ánh tỷ lệ các biện pháp xử lý và thu hồi nợ của các NHTM Việt Nam có thể thấy được hiện nay phương pháp được sử dụng chủ yếu vẫn là sử dụng dự phòng RRTD để bù đắp tổn thất. Tại các NHTM, phương pháp này chiếm khoảng 40%. Các phương pháp khác như truy đòi nợ trực tiếp từ khác hàng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất hạn chế. Điều này cho thấy hoạt động xử lý nợ của các NHTM Việt Nam vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Việc thường xuyên sử dụng quỹ DPRR để xử lý nợ xấu sẽ khiến lợi nhuận trong tương lai của ngân hàng bị ảnh hưởng, từ đó kéo theo những hệ quả xấu trong hoạt động kinh doanh và giảm lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Hạn chế trong hoạt động quản lý nợ xấu

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Hạn chế trong hoạt động quản lý nợ xấu

  1. Pingback: Nguyên nhân những hạn chế trong quản lý nợ xấu - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?