Đo lưòng năng lực học tập của tổ chức

Gợi ý một số đề tài nghiên cứu khoa học

Đo lưòng năng lực học tập của tổ chức

Để xác định các yếu tố tạo điều kiện cho việc học tập của tổ chức và phát triển thang đo năng lực học tập của tổ chức, hầu hết các bài nghiên cứu chủ yếu dựa vào lý thuyết tổ chức học tập (learning organization) (Goh và Richards, 1997; Jerez- Gómez và cộng sự, 2005). Chiva và Alegre (2009) đã phát triển một đề xuất mới và toàn diện dựa trên ba hoạt động phân tích để đo lường năng lực học tập của tổ chức .

Hoạt động phân tích thứ nhất là phân tích hệ thống thích nghi phức tạp (complex adaptive system). Hệ thống thích nghi phức tạp là hệ thống được tạo thành bởi sự tương tác của các tác nhân, ảnh hưởng của môi trường địa phương và toàn cầu đến tổ chức và làm thay đổi môi trường tổ chức khi tổ chức phản ứng lại (Chiva và Alegre, 2009). Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã bắt đầu sử dụng lý thuyết phức tạp để hiểu rõ hơn về tổ chức vì: tổ chức được coi là hệ thống thích nghi phức tạp và một trong những đặc điểm quan trọng nhất của hệ thống này là năng lực học tập của tổ chức (Chiva và Alegre, 2009).

Hoạt động phân tích thứ hai liên quan đến phân tích một số lý thuyết về các yếu tố tạo điều kiện cho việc học tập, Chiva và Alegre (2009) đã sử dụng cả hai lý thuyết tổ chức học tập và lý thuyết học tập của tổ chức. Hoạt động phân tích thứ ba bao gồm phân tích năm yếu tố tạo điều kiện cho việc học tập của tổ chức thông qua các lý thuyết đã nghiên cứu trước đây nhằm nâng cao sự hiếu biết về nó và khang định tầm quan trọng của nó trong một số bài nghiên cứu (Chiva và Alegre, 2009).

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Khái niệm năng lực học tập của tổ chức [/message]

Chính vì vậy Chiva và Alegre (2009) đã đề xuất năm yếu tố tác động tích cực đến năng lực học tập của tổ chức là: thử nghiệm những ý tưởng mới; chấp nhận rủi ro; đối thoại giữa các thành viên trong tổ chức; tương tác với môi trường bên ngoài tổ chức và ra quyết định mang tính tham gia từ người lao động.

Bên cạnh đó, Goh và Richards (1997) đã đề xuất năm yếu tố của đặc điểm tổ chức và hoạt động quản lý nhằm tạo điều kiện cho việc học tập của tổ chức đó là: tầm nhìn / sứ mạng của tổ chức rõ ràng; sự hỗ trợ và trao quyền từ nhà lãnh đạo; thử nghiệm những ý tưởng mới và phần thưởng; khả năng chuyển đổi tri thức và làm việc theo nhóm.

Ulrich và cộng sự (1993) đã đề xuất ba yếu tố của năng lực học tập của tổ chức: xây dựng cam kết cho việc học tập (tạo ra chiến lược, đầu tư cho việc học tập, nói về học tập, đo lường nó…); tạo ra ý tưởng với tác động của các yếu tố như tiếp tục cải tiến, khả năng có được, thử nghiệm nhừng ý tưởng mới, môi trường; khái quát hóa ý tưởng với tác động của các yếu tố như chia sẻ niềm tin, hỗ trợ thất bại, đối thoại, lãnh đạo.

Pedler và cộng sự (1997) đã đề xuất các yếu tố của năng lực học tập của tổ chức như: việc học tập được xem như một chiến lược; hoạch định chính sách có sự tham gia của người lao động; cung cấp thông tin; trao đổi nội bộ; khen thưởng linh hoạt; cấu trúc tổ chức cho phép học tập; xu hướng học tập trong tổ chức.

Tóm lại, dựa trên nghiên cứu về năng lực học tập của tổ chức của bốn tác giả trên cho thấy những yếu tố tạo điều kiện cho việc học tập của tổ chức thường xoay quanh các yếu tố như: thử nghiệm những ý tưởng mới, tương tác với môi trường bên trong và bên ngoài tổ chức… Bảng 2.1 tống hợp một số lý thuyết có liên quan được Chiva và Alegre (2009) tham khảo để đề xuất 5 yếu tố của năng lực học tập của tổ chức.

Bảng 2.1: Năm yếu tố năng lực học tập của tổ chức được Chiva và Alegre (2009) đề xuất từ các lý thuyết có liên quan

STT Các yếu tố Các nghiên cứu
1 Thử nghiệm những ý tưởng mới Ulrich và cộng sự (1993), Nevis và cộng sự (1995), Weick và cộng sự (1996)
2 Chấp nhận rủi ro Ulrich và cộng sự (1993), Goh và Richards (1997), Pedler và cộng sự (1997)
3 Tương tác với môi trường bên ngoài tổ chức Nevis và cộng sự (1995), Hedberg (1981), Goh và Richards (1997)
4 Đối thoại giữa các thành viên trong tổ chức Nevis và cộng sự (1995), Hedberg (1981), Brown và cộng sự (1991), Weick và cộng sự (1996)
5 Người lao động tham gia vào quá trình ra quyết định Ulrich và cộng sự (1993), Pedler và cộng sự (1997), Poper và Lipshitz (2000)

Nguồn: Chiva và Alegre (2009), British Journal of Management

Đo lưòng năng lực học tập của tổ chức

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?