Mục lục
Đầu tư quá mức (Onverinvestmnet) và đầu tư dưới mức (Underinvestment)
Khái niệm đầu tư quá mức xuất hiện từ lý thuyết dòng tiền tự do của Jensen (1986). Dòng tiền tự do được xem như là dòng tiền vượt quá sự cần thiết để duy trì hoạt động của tài sản hiện tại và để tài trợ cho các khoản đầu tư mới có NPV>0 khi chiết khấu theo chi phí vốn.
Đầu tư quá mức được định nghĩa là chi phí đầu tư để duy trì hoạt động của tài sản hiện tại, để tài trợ cho tất cả các dự án đầu tư mới có NPV dương và cho cả một số dự án đầu tư bất thường, không mong đợi (Richardson, 2006). Đầu tư dưới mức xảy ra khi DN từ chối thực hiện những dự án có NPV dương.
Theo nhiều nghiên cứu như Richardson (2006); Degryse và De Jong (2006), đầu tư quá mức bị gây ra bởi vấn đề đại diện, mâu thuẩn lợi ích giữa cổ đông và nhà quản lý, còn đầu tư dưới mức bị gây ra bởi thông tin bất cân xứng trên thị trường.
1. Đầu tư quá mức và vấn đề đại diện
Giải thích theo lý thuyết chi phí đại diện, khi dòng tiền vượt quá nhu cầu cần thiết cho những dự án có NPV>0, trên quan điểm lợi ích của mình, cổ đông muốn gia tăng cổ tức chi trả. Tuy nhiên, khi sử dụng dòng tiền tự do vượt trội này để trả cổ tức, nghĩa là giảm đi nguồn vốn kiểm soát của các nhà quản lý, mà tổng nguồn vốn hay tổng tài sản là cơ sở tạo nên những lợi ích cho nhà quản lý.
Do đó, nhà quản lý có động cơ sử dụng dòng tiền tự do để đầu tư cho cả những dự án có NPV<0, điều này mang lại lợi ích cho nhà quản lý nhưng tạo nên thiệt hại cho những cổ đông. Bởi vì khi đầu tư cho cả những dự án có NPV<0, nhà quản lý không những chỉ kiểm soát nhiều nguồn lực của doanh nghiệp, có thêm điều kiện để đòi hỏi nhiều đặc quyền, và đồng thời có thể nâng cao mức độ cần thiết của họ trong doanh nghiệp. Như vậy, trên quan điểm chi phí đại diện, khi DN có dòng tiền tự do lớn, cơ hội đầu tư thấp, DN thường dễ đầu tư quá mức.
Đầu tư quá mức hay đầu tư dưới mức có liên quan mật thiết đến việc sử dụng nợ của DN. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy DN với đòn bẩy tài chính cao, thường có xu hướng đầu tư quá mức. Bởi vì, một khi DN gia tăng nợ tài trợ đầu tư, nghĩa là rủi ro đã dịch chuyển từ chủ sở hữu sang chủ nợ, cổ đông mạnh dạn hơn trong các quyết định đầu tư nên dễ dẫn đến đầu tư quá mức (Mauer và Sarkar, 2005; Lyandres và Zhdanov, 2005; Childs và cộng sự, 2005 ).
2. Đầu tư dưới mức và thông tin bất cân xứng
Đầu tư dưới mức chỉ xuất hiện ở những doanh nghiệp có dòng tiền tự do thấp nhưng lại có nhiều cơ đầu tư tăng trưởng tốt (Richardson, 2006; Degryse và De Jong, 2006; Cai, 2013). Khi dòng tiền nội bộ không đủ đáp ứng nhu cầu đầu tư, DN có thể sử dụng vốn vay hay vốn cổ phần mới để tài trợ đầu tư. Trong trường hợp DN sử dụng nợ vay, với hiện tượng bất cân xứng thông tin trên thị trường, nhà tài trợ vốn bên ngoài không thấy được cơ hội đầu tư tăng trưởng của dự án nên yêu cầu một lãi suất vay vốn cao.
Trong trường hợp phát hành cổ phần mới, nó cung cấp cho thị trường với một tín hiệu tiêu cực mạnh mẽ về chất lượng của DN, điều này ảnh hưởng đến giá phát hành giảm và do đó, chi phí vốn cổ phần mới cũng trở nên cao hơn. Như vậy, do thông tin bất cân xứng, DN sử dụng vốn vay hay vốn cổ phần, chi phí huy động nguồn vốn bên ngoài đều trở nên cao hơn nguồn vốn bên trong. Và nếu DN càng gia tăng sử dụng nguồn vốn bên ngoài cho đầu tư, hiệu quả đầu tư càng giảm. Vì thế, khi nguồn vốn nội bộ không đủ đáp ứng cho đầu tư, nhiều DN chấp nhận cắt giảm đầu tư ở một vài dự án có NPV dương nhằm đảm bảo lợi ích cho cổ đông hiện hữu, nghĩa là các DN này dễ rơi vào tình trạng đầu tư dưới mức.
Đầu tư quá mức (Onverinvestmnet) và đầu tư dưới mức (Underinvestment)
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT