Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information Theory)

nghiên cứu

Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information Theory)

Cleary (1999) cho rằng, sở dĩ thông tin bất cân xứng trên thị trường là do các nhà tài trợ vốn bên ngoài đánh giá dự án đầu tư dựa trên chất lượng và rủi ro của dự án. Điều này khiến chi phí nguồn vốn bên ngoài trở nên cao hơn chi phí nguồn vốn nội bộ, như là một khoản phí bảo hiểm bù đắp rủi ro. Khái niệm thông tin bất cân xứng lần đầu tiên được giới thiệu bởi Akerlof George A. vào năm 1970. Akerlof (1970) tranh cãi rằng, người bán với nhiều thông tin bên trong về tài sản của mình, nên không sẵn lòng bán sản phẩm cho người mua thiếu thông tin về tài sản đó. Còn người mua nghĩ rằng, nếu người bán sẵn lòng bán ngay tài sản của họ với giá mà người mua đưa ra, điều đó nghĩa là giá mua đã đưa ra cao hơn giá trị của tài sản. Và như vậy, tài sản được mua bán khi đó là tài sản có chất lượng xấu (lemon). Vấn đề bất cân xứng thông tin đã dẫn đến giá cả của tài sản trên thị trường bị đánh giá thấp khi người mua và người bán không có cùng mức độ thông tin và sự khác nhau này thể hiện ở một khoản phí bảo hiểm bù đắp cho rủi ro tài sản “lemon”.

Dựa trên những lập luận về thông tin bất cân xứng của Akerlof (1970), Greenwald, Stiglitz và Weiss (1984) và Myers và Majluf (1984) đã thảo luận về vấn đề lựa chọn ngược (adverse selection) trong quyết định đầu tư. Cả hai nghiên cứu này đều tranh cãi rằng, trong thị trường không hoàn hảo, tồn tại sự bất cân xứng thông tin giữa DN và nhà đầu tư bên ngoài. Khi nhà đầu tư bên ngoài không thể phân biệt giữa cơ hội đầu tư hiệu quả cao và cơ hội đầu tư hiệu quả thấp, việc DN phát hành cổ phần ra bên ngoài để huy động vốn như là một “tín hiệu” cho các nhà đầu tư bên ngoài thấy rằng dự án đầu tư đó là không hiệu quả. Ross Stephen A. (1977) lập luận rằng, các DN “tốt” sẽ dựa chủ yếu vào nợ vay khi có nhu cầu gia tăng vốn và do đó, khi các DN phát hành cổ phần mới, nó cung cấp cho thị trường với một tín hiệu tiêu cực mạnh mẽ về chất lượng của DN, điều này ảnh hưởng đến giá phát hành giảm. Myers và Majluf (1984) trình bày rằng, vốn cổ phần mới tài trợ đầu tư chỉ được thực khi và chỉ khi nó làm tăng giá trị cho các cổ đông hiện hữu sau khi đã tính các lợi ích cho cổ đông mới. Vì thế, có nhiều DN chấp nhận cắt giảm đầu tư ở một vài dự án có NPV dương nhằm đảm bảo lợi ích cho cổ đông hiện hữu, chứ không phát hành cổ phần mới để đầu tư hết cho tất cả các dự án có NPV dương.

Tuy nhiên, Myers và Majluf (1984) cũng nhận xét rằng, nếu một DN có nguồn tài chính mạnh sẽ không bao giờ bỏ qua một dự án đầu tư có NPV dương nào cả.

Lý thuyết thông tin bất cân xứng hàm ý một trật tự ưu tiên trong sử dụng các nguồn tài trợ như được kết luận trong nghiên cứu của Myers (1984). Myers (1984) chỉ ra rằng, có một trật tự phân hạng (Pecking Order) trong việc sử dụng các nguồn tài trợ, chủ yếu dựa trên thông tin bất cân xứng. DN ưu tiên sử dụng nguồn vốn nội bộ trước, nhằm tránh việc cắt giảm các dự án đầu tư có NPV dương hoặc việc phát hành cổ phần mới. DN sẽ thực hiện chính sách cổ tức phù hợp với mục tiêu tăng cường nguồn vốn nội bộ và đồng thời giữ một tỷ lệ nợ tối đa có thể, để tránh rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính hoặc thiếu hụt tài chính. Điều này hàm ý rằng, DN sẽ sử dụng hết nguồn vốn nội bộ đến mức có thể, rồi mới đến nợ phải trả ngắn hạn. Khi cần nguồn vốn bên ngoài, DN sẽ tiến hành phát hành chứng khoán nợ dài hạn và việc phát hành vốn cổ phần là nguồn tài trợ được xét đến sau cùng.

Lý thuyết bất cân xứng thông tin (Asymmetric Information Theory)

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?