Đánh giá kết quả bước đầu đào tạo theo tạo tín chỉ và module của Trường Cao Đẳng Kinh Tế – Kỹ Thuật

Dịch vụ viễn thông

Mục lục

Đánh giá kết quả bước đầu đào tạo theo tạo tín chỉ và module của Trường Cao Đẳng Kinh Tế – Kỹ Thuật

Ngô Xuân Hoàng – Phó Hiệu trưởng

 1. Đặt vấn đề

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ (TC) đã được áp dụng vào việc đào tạo ở bậc đại học từ lâu trên thế giới, tiêu biểu nhất là ở Mỹ và Nhật Bản. Hệ thống đào tạo này đối với Việt Nam được áp dụng từ những năm 1990 ở một số trường đại học phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ…) và được Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo Dục và Đào tạo chủ chương đưa vào thành hình thức đào tạo chính ở bậc đại học và cao đẳng trên cả nước. Năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cụ thể hóa hình thức đào tạo này bằng việc ban hành Quyết định 43/2007/QĐ-BGD&ĐT – Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.

Hiện nay đào tạo theo tín chỉ vẫn được xem là hình thức đào tạo tiên tiến trên thế giới vì mục đích đào tạo của nó là hướng vào sinh viên, coi người học là trung tâm trong quá trình dạy – học. Với hình thức này, người học chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức và thời gian (chủ động lựa chọn môn học, giáo viên, giờ học…), nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu. Đồng thời đào tạo theo tín chỉ sẽ hạn chế được tình trạng dạy và học theo lối kinh viện, hoàn toàn phù hợp với chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học, đẩy nhanh quá trình hội nhập thế giới. Đây là một phương thức đào tạo đem lại hiệu quả giáo dục cao, tạo tính mềm dẻo và khả năng thích ứng trong đào tạo. Đồng thời nó cũng tạo được hiệu quả cao về quản lý và giảm được giá thành đào tạo.

Đối với đào tạo nghề theo module, phương thức đào tạo này đã được tổ chức lao động thế giới ILO triển khai từ những năm 1970 và nó phù hợp với đào tạo nghề trong các nước công nghiệp. Chương trình đào tạo nghề theo module được xây dựng dựa trên các đơn vị kỹ năng hành nghề của người lao động, các cơ sở đào tạo căn cứ vào nhu cầu của người học và thị trường lao động trang bị cho người học theo các modun hành nghề. Bộ Lao động TB&XH, Tổng cục dạy nghề đã chỉ đạo hệ thống đào tạo nghề trên toàn quốc đồng loạt áp dụng hình thức đào tạo theo module cho cả 2 hệ trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Việc triển khai áp dụng hình thức đào tạo này trên các trường dạy nghề nước ta nói chung và ở Trường ta nói riêng đang gặp phải nhiều khó khăn, bất cập. Trong đó có sự bất cập về việc đáp ứng cơ sở vật chất cho đào tạo, nội dung chương trình đào tạo, chưa phù hợp với nhu cầu xã hội và người học.

Chuyển đổi sang đào tạo theo các hình thức mới nhằm mục tiêu: Trước hết, tạo ra một cơ chế đào tạo mềm dẻo,  hướng về người học, tăng cường tính chủ động và khả năng cơ động của sinh viên, đảm bảo sự liên thông dễ dàng trong quá trình học tập và tạo ra những sản phẩm có tính thích ứng cao với thị trường lao động trong nước. Đồng thời làm cho hệ thống đào tạo nước ta hội nhập với khu vực và thế giới trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay.

 2. Tổ chức triển khai và một số kết quả quả đạt được

* Tổ chức triển khai

– Đảng ủy đã xây dựng nghị quyết tháng về việc tổ chức triển khai đào tạo theo tín chỉ và module, giao cho các chi bộ các khoa chỉ đạo triển khai thực hiện.

– Nhà Trường đã xây dựng đề án và chuyến đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đề án này được phổ biến tới cán bộ giáo viên để có nhận thức bước đầu về đào tạo theo tín chỉ. Thành lập các ban chỉ đạo từ cấp trường dến các khoa, do các đồng chí trưởng các đơn vị làm trưởng ban.

– Nhà trường đã mời báo cáo viên của trường Đại học KT Công nghiệp đến trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo theo tín chỉ cho đội ngũ lãnh đạo Nhà trường và các phòng ban khoa 01 buổi và phổ biến cho toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường 01 buổi, giúp cho cán bộ giáo viên tăng cường nhân thức về đào tạo theo tín chỉ.

– Xây dựng kế hoạch và đề xuất biện pháp tổ chức thực hiện. Kế hoạch này được thông qua các ban chỉ đạo từ cấp trường đến cấp khoa. Kế hoạch rất cụ thể chi tiết có nội dung, thời gian hoàn thành và trách nhiệm cụ thể về việc xây dựng chương trình đào tạo, chương trình chi tiết, quy chế đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy…

– Tổ chức họp thống nhất và quán triệt những vấn đề lớn trong chuyển đổi chương trình như: số tín chỉ/chương trình đào tạo, các học phần chung giữa các chương trình đào tạo, số tín chỉ/module lý thuyết và thực hành, cách phân bố các tín chỉ trong các tuần, cách điều chỉnh chương trình đào tạo..

– Các khoa thực hiện chuyển đổi, trước hết là xây dựng chương trình đào tạo, sau đó là chương trình chi tiết cho các học phần/module. Bên cạnh đó Nhà trường đã mời Giảng viên Đại học KTCN về gảng dạy cho giáo viên về PP giảng dạy tích cực trong 1 tháng có viết thu hoạch và cấp chứng chỉ.

* Một số kết quả quả đạt được

– Nhà trường đã xây dựng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ cho 13 chương trình đào tạo hệ cao đẳng chuyên nghiệp với số lượng tín chỉ là 105 tín chỉ cho mỗi chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo này đã được điều chỉnh phù hợp với học chế tín chỉ theo hướng tiếp cận với chuẩn mực của khu vực và quốc tế, được sử dụng từ năm học 2009-2010. Chương trình đào tạo đảm bảo được tính khoa học, linh hoạt mềm dẻo, hệ thống, mang tính liên thông cao và được thiết kế thành các môđun kiến thức, giảm khối lượng giờ giảng dạy lý thuyết, tăng cường giờ học tự học, tự nghiên cứu có hướng dẫn thực hành thực tập cho HSSV.

– Năm 2009 sau khi đã chuẩn bị về chương trình và các điều kiện phục vụ cho đào tạo, Nhà trường đã chính thức đưa đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho sinh viên K5 cao đẳng chuyên nghiệp. Đối với hệ đào tạo nghề hình thức đào tạo theo module được triển khai thực hiện từ năm học 2008-2009 và đã có 1 khóa HSSV tốt nghiệp.

– Chương trình đào tạo được công khai hóa trên trang web của Nhà trường và thông báo rộng rãi cho học sinh và sinh viên biết ngay từ khi họ bước vào môi trường học tập mới. Mọi sinh viên đều được nhà trường cung cấp sổ niên giám, trong niên giám cung cấp đầy đủ thông tin về Nhà trường, đội ngũ thầy cô, chương trình đào tạo toàn khóa của các ngành trong trường… HSSV có thể nắm bắt ngay được những vấn đề cơ bản liên quan đến kiến thức, nội dung cần học trong thời gian học ở trường cũng như tương lai nghề nghiệp sau khi ra trường.

– Giáo viên và sinh viên được trang bị kiến thức mới trong phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Đối với giảng viên, Nhà trường đã tổ chức các cuộc tập huấn chuyển từ phương pháp dạy truyền thống sang phương pháp “lấy người học làm trung tâm” phát huy tính sáng tạo của sinh viên chuyển từ truyền đạt kiến thức sang “dạy cách học” là chủ yếu. Hiện nay 100% giáo viên của nhà trường đã tự tin sử dụng phương pháp mới trong truyền thụ kiến thức cho HSSV. Đối với sinh viên,  ngay từ đầu khóa học 100% sinh viên đã được Nhà trường tập huấn về phương pháp học trong trường ĐH,CĐ nói chung và đặc biệt là phương pháp học trong đào tạo tín  chỉ, giúp sinh viên chuyển từ cách học thụ động sang học chủ động, tích cực; tăng cường việc tư học, tự nghiên cứu; phát huy vai trò trung tâm của quá trình đào tạo.

– Việc áp dụng các hình thức đào tạo mới theo chủ chương chung không gặp những trục trặc, khó khăn lớn và đang dần vào đi vào ổn định. CBVC, GV, HSSV đã có nhận thức đúng về việc áp dụng hình thức đào tạo mới.

– Đội ngũ giáo viên đã từng bước thích ứng được việc giảng dạy theo hình thức đào tạo mới.

– Học sinh, sinh viên đa số đã hiểu về hình thức đào tạo mới và có sự thay đổi trong cách học tập.

– Kết quả học tập của sinh viên chưa cao nhưng tỷ lệ số em phải buộc thôi học theo quy chế không nhiều và không bất thường như một số trường đã gặp phải.

– Quy trình đào tạo mềm dẻo (lấy người học làm trung tâm) do vậy đã tạo điều kiện cho sinh viên chủ động lựa chọn chương trình học, lựa chọn tiến độ học tập phù hợp với khả năng (về sức khỏe, nhận thức, tài chính…) thực tế của mình. Mỗi sinh viªn vµ gi¶ng viªn có thêi khãa biÓu riªng, gi¶ng theo ®óng lÞch tr×nh. Sinh viên đã tự đăng ký và in thời khóa biểu trên mạng để phục vụ công việc học tập.

– Nhà trường đã đưa giảng đường 5 tầng với 30 phòng học vào hoạt động trong năm học 2009-2010. Phòng học có đầy đủ tiện nghi cơ bản (máy tính, máy chiếu, hệ thống điều khiển…) đã đáp ứng được cơ bản về đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng cơ bản nhu cầu của người dạy lẫn người học. Nhà trường khuyến khích giáo viên tăng cường công tác biên soạn, xuất bản giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập và tham khảo. Ngoài ra, hệ thống tin thư viện cũng được bổ sung thêm sách và được trang bị 12 máy tính nối mạng để sinh viên có thể truy cấp thông tin phục vụ học tập.

– Hệ thống phần mềm quản lý đào tạo, học sinh sinh viên đã được trang bị để đảm bảo đáp ứng cho hình thức đào tạo mới. Bên cạnh đó hệ thống các văn bản pháp quy phục vụ cho hình thức đào tạo tín chỉ như: Quy chế đào tạo theo tín chỉ, các quy định về trách nhiệm của các bộ phận đáp ứng cho cả quy trình đào tạo, niên giám, sổ tay sinh viên….đã được nhà trường biên soạn cụ thể hóa để cung cấp cho sinh viên, công nghệ thông tin được áp dụng một cách triệt để vào công tác quản lý.

–  Phương thức quản lý sinh viên được thay đổi cho phù hợp với tổ chức đào tạo theo tín chỉ, Nhà trường đã xây dựng được hệ thống cố vấn học tập gồm các thầy, cô giáo am hiểu về chương trình, tinh thông về nghề nghiệp đủ khả năng tư vấn cho sinh viên lựa chọn lịch trình học tập phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân. Khi sinh viên nhập học, bố trí các lớp cố định trong suốt thời gian học tập để sinh viên sinh hoạt đoàn thể với nhau. Trong từng học kỳ căn cứ vào đăng ký học tập của sinh viên để thành lập các lớp theo học phần. Trong thời gian tới Nhà trường sẽ thiết lập mối quan hệ nhà trường và sinh viên thông qua việc thành lập hội cha mẹ HSSV –đây là cầu nối để tổ chức ngày càng tốt hơn hình thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ.

3. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng các hình thức tổ chức đào tạo mới

Sau hai năm thực hiện hình thức đào tạo theo tín chỉ và 3 năm đào tạo nghề theo module, Nhà trường nhận thấy còn nhiều vấn đề cần được tổng kết rút kinh nghiệm để khai thác được tính ưu việt của một các hình thức đào tạo mới tiên tiến. Trong thời gian qua Đảng ủy BGH nhà trường đã tiến hành tổ chức rút kinh nghiệm, lấy ý kiến của toàn thể GV, CBVC về việc triển khai đào tạo theo tín chỉ và theo module. Nhằm tìm ra những khó khăn cần phải khắc phục và giải quyết để từ đó nâng cao chất lượng đào tạo trong Nhà trường trong thời gian tới.

Qua 7- Hội nghị cấp cơ sở của các Khoa và các Phòng, với 121 ý kiến đóng góp tâm huyết, phản ánh khách quan những tồn tại trong quá trình dạy và học. Những ý kiến đề xuất và các kiến nghị cần giải quyết ngay cũng như về lâu dài cần phải giải quyết để cho các hình thức đào tạo mới trong nhà trường đạt được kết quả, tránh nguy cơ xuống cấp trong đào tạo do việc triển khai các hình thức đào tạo mới gây ra.

3.1. Thuận lợi.

– Các hình thức đào tạo mới đã được các cấp quản lý từ Bộ GD&ĐT đến ĐHTN chỉ đạo thống nhất thực hiện do vậy tạo được sự

– Sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, BGH nhà trường

– Nhà trường đã tiếp thu kinh nghiệm việc triển khai đào tạo theo tín chỉ của các trường thành viên trong Đại học Thái Nguyên và các trường đã đã thực hiện trong toàn quốc.

– Sự đồng thuận, thống nhất trong toàn trường trong việc triển khai các hình thức đào tạo mới.

– Được sự hỗ trợ của ĐHTN, Các trường thành viên nhà trường đã có phần mềm đào tạo và hệ thống tin học đủ đáp ứng cho việc triển khai đào tạo, nhất là đào tạo theo tín chỉ.

3.2. Khó khăn.

*  Đối với người  học – HSSV

Chất lượng đầu vào hệ cao đẳng nhìn chung thấp, ý thức học tập – tự học của HSSV nhìn chung kém, còn lười học. Hệ thống đào tạo ở bậc phổ thông giảng dạy theo hình thức truyền thống, không tạo cho học sinh một thói quen tiếp thu kiến thức tích cực. Áp dụng hình thức đào tạo theo tín chỉ đối với đào tạo bậc cao đẳng là một khó khăn rất lớn.

 * Đội ngũ giáo viên

Đây được coi là khâu then chốt tạo nên chất lượng đào tạo. Đào tạo theo tín chỉ khi áp dụng ở nước ta còn là vấn đề mới mẻ đối với đội ngũ CB giảng dạy, hầu như toàn bộ đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo từ hình thức đào tạo theo tín chỉ do vậy khi giảng dạy cho hình thức tín chỉ là một khó khăn.

Đối với  Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật mới được thành lập (chỉ 4 năm khi áp dụng hình thức đào tạo mới) đội ngũ CBGD đa phần là mới, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm về nghề nghiệp còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó sức ép về học tập nâng cao và học tập ngoại ngữ đã làm khó khăn hơn cho việc đầu tư vào giảng dạy.

Số lượng giáo viên giảng dạy cho bậc đào tạo cao đẳng chuyên nghiệp ở một số ngành thiếu, số GV có thể đảm nhận giảng dạy được nhiều học phần cùng lúc rất ít đây cũng là một khó khăn cho việc áp dụng các hình thức đào tạo mới.

Đội ngũ GVCN, cố vấn học tập còn ít kinh nghiệm, đôi khi bản thân giáo viên còn chưa hiểu biết nhiều về hình thức đào tạo mới.

* Về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo

Nhìn chung cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều khó khăn phương tiện chưa đầy đủ, giảng đường phòng học thiếu, thư viện và các điều kiện khác phục vụ cho giảng dạy và học tập còn nghèo nàn, nhất là cho các hình thức đào tạo mới.

* Các hoạt động ngoại khóa

Đối với hình thức đào tạo theo tín chỉ để tổ chức các hoạt động ngoại khóa là một vấn đề rất khó khăn. Đối với Trường cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật lại càng khó khăn hơn khi cơ sở vật chất thiếu: không có sân bãi cho hoạt động TDTT, thiếu phòng cho các sinh hoạt tập thể và các điều kiện khác cho các hoạt động chung.

3.2. Những tồn tại:

– Do có những khó khăn nhất định về phía nhà trường và về phía người học nên những mặt mạnh, tính ưu việt của các hình thức đào tạo mới chưa được phát huy: Người học chưa chủ động trong việc chọn số tín chỉ trong mỗi kỳ học theo năng lực cá nhân, chưa có điều kiện để được tự chọn giáo viên.

– Chất lượng đào tạo theo hình thức đào tạo theo tín chỉ và theo mô đun nhìn chung là thấp. Theo đánh giá của các thầy cô giáo, cán bộ làm công tác theo dõi quản lý kết quả đào tạo từ các hội nghị các đơn vị cho thấy kết quả học tập của HSSV thấp hơn so với hệ đào tạo theo niên chế.

– Đội ngũ giảng viên đa số mới vào nghề trình độ về chuyên môn và sư phạm còn nhiều hạn chế, số lượng GV tính trên đầu SV thiếu, nhiều giảng viên phải giảng dạy nhiều tín chỉ song song nên khó đáp ứng được việc giảng dạy theo hình thức tín chỉ. Chưa tách được giảng chính và phụ giảng cho việc giảng dạy và hướng dẫn thảo luận nhóm của HSSV.

– Sự liên kết giữa GVCN – Giáo viên giảng dạy – HSSV trong việc thực hiện chức năng cố vấn học tập, hướng dẫn HSSV học tập theo hình thức tín chỉ chưa tốt.

– Chương trình đào tạo soạn thảo cho đào tạo tín chỉ còn nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tế nhà trường: khối lượng kiến thức chưa phù hợp, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành còn nặng về lý thuyết.

–  Sinh viên chất lượng đầu vào hệ cao đẳng thấp, tính tự giác và chủ động trong học tập kém, đây là một khó khăn lớn cho việc áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ cho hệ cao đẳng của nhà trường.

4. Giải pháp khắc phục

Để khắc phục những bất cập do việc áp dụng phương pháp đào tạo theo tín chỉ, theo module trong nhà trường qua 2 năm học 2009-2010 và 2010-2011, qua các hội nghị cơ sở chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp sau:

  1. Nâng cao nhận thức của CB, GV, NV và HSSV về các hình thức đào tạo mới tao nên sự đồng thuận trong tất cả các mặt hoạt động của nhà trường để cùng nhau thúc đẩy nâng cao chất lượng đào tạo.
  2. Rà soát lại chương trình đào tạo để có được chương trình đào tạo phù hợp.
  3. Đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực áp dụng phương pháp giảng dạy mới phù hợp.
  4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ừng các hình thức đào tạo mới.
  5. Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng cho đào tạo theo tín chỉ và module.
  6. Thường xuyên đánh giá về chất lượng của việc dạy và học để kịp thời khắc phục những hạn chế trong quá trình đào tạo.
  7. Đổi mới công tác GVCN để đáp ứng các hình thức đào tạo mới.
  8. Đổi mới hoạt động các đoàn thể để tổ chức các hoạt động ngoại khóa thích hợp cho HSSV.

5. Kết luận

Trải qua 2 năm thực hiện chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ, và 3 năm tổ chức đào tạo theo Module Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật đã bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ như đã đề cập ở trên. Trong năm tới nhà trường sẽ tiếp tục điều  chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hình thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ, để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhà trường phấn đấu khẳng định thương hiệu của mình thông qua hình thức tổ chức đào mới – Hình thức tổ chức đào tạo theo tín chỉ “là hệ thống đào tạo thích hợp với một kỷ nguyên mà sự phát triển của khoa học công nghệ diễn ra nhanh chóng, nhu cầu của xã hội và thị trường lao động thường xuyên thay đổi. Đào tạo theo tín chỉ đảm bảo tính liên thông, khoa học, chủ động, hiệu quả, linh hoạt và khả năng thích ứng cao so với thực tiễn, đặc biệt trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay”.

Đánh giá kết quả bước đầu đào tạo theo tạo tín chỉ và module của Trường Cao Đẳng Kinh Tế – Kỹ Thuật

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?