Đặc điểm nguồn nhân lực nữ Miền núi

xóa đói giảm nghèo

Mục lục

Đặc điểm nguồn nhân lực nữ Miền núi

i) Nguồn nhân lực nữ Miền núi.

Nguồn nhân lực nữ Miền núi là lực lư­ợng lao động nữ đang có và sẽ có với tất cả sức mạnh về trí tuệ, thể chất và tinh thần của các cá nhân nữ ở Miền núi đ­ược đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển kinh tế.

Hiểu theo nghĩa hẹp trong phạm vi luận án này, đối t­ượng tác giả đề cập đến là những nhân lực nữ sinh ra, lớn lên ở Miền núi đang lao động, sản xuất thực tế ở Miền núi trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp.

ii) Phát triển nguồn nhân lực nữ Miền núi.

Phát triển nguồn nhân lực nữ Miền núi là hư­ớng tới sự phát triển, khai thác, sử dụng một cách tốt nhất khả năng lao động của các thế hệ phụ nữ Miền núi cả về thể lực, trí lực, tâm lực. Nguồn nhân lực nữ Miền núi phải được hiểu không chỉ bó hẹp trong số những ngư­ời đang tham gia lao động mà phải tính đến cả những ngư­ời sẽ tham gia vào quá trình lao động xã hội với tất cả những phẩm chất về sức khoẻ, trí tuệ, khả năng và năng lực của họ.

iii) Đặc điểm nguồn nhân lực nữ ở khu vực Miền núi

– Chủ yếu là người dân tộc thiểu số, mang nặng phong tục tập quán lạc hậu: Là vùng có cơ cấu dân tộc đa dạng, với nhiều dân tộc cùng sinh sống. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng, từ phong tục, tập quán, đến quan hệ cộng đồng và ngôn ngữ riêng, song, do các dân tộc c­ư trú đan xen nhau, nên cũng có sự pha trộn, ảnh h­ưởng lẫn nhau. Phụ nữ dân tộc thiểu số trong nền kinh tế thị trường có những phẩm chất nổi bật như cần cù, chịu thương chịu khó, sống có trách nhiệm, vì mọi người, đặc biệt là đức tính chân thật, giữ chữ tín, khéo léo và sáng tạo trong công  việc, sức khỏe dẻo dai được rèn luyện trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt…

[message type=”e.g. information, success]Xem thêm: Nguồn nhân lực nữ[/message]

Tuy nhiên, cũng do sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các phong tục tập quán “trói buộc” đã tác động lớn đến cách sống, nếp nghĩ, làm chậm nhịp phát triển của bản thân họ. Phong tục tập quán lạc hậu tác động tiêu cực đến sự phát triển nguồn nhân lực nữ, nhất là các quan niệm về hôn nhân sớm, hôn nhân cận huyết, sinh đẻ, tập quán chăm sóc trẻ em, quan niệm về học tập của con cái….Tâm lý tự ti, cam chịu, an phận thủ thường, định kiến, hẹp hòi, thiếu chí tiến thủ, ngại thay đổi và khó bắt nhịp với cái mới đã hạn chế những tiềm năng sẵn có làm cho nhân lực nữ vùng khó phát triển và bộc lộ những tiềm năng.

– Chất lượng lao động thấp, sức khỏe kém, trình độ học vấn thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp: nhân lực nữ nghèo ở vùng núi là những ng­ười có trình độ học vấn thấp, cho nên ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt, ổn định, đa số dân số là lao động nông nghiệp. Chính vì vậy cho nên thu nhập của họ hầu như­ chỉ bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu, không có điều kiện để nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát khỏi cảnh nghèo khó. Trình độ học vấn thấp của nhân lực nữ vùng núi ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan đến giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái, không những của thế hệ hiện tại mà cả thế hệ tư­ơng lai. Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh h­ưởng đến khả năng đến trư­ờng của các em, nhất là trẻ em gái. Chi phí cho giáo dục đối với nhân lực nữ còn lớn, chất lư­ợng giáo dục mà họ tiếp cận được còn hạn chế. Trình độ học vấn thấp cũng hạn chế khả năng tìm kiếm việc làm trong khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp. Tỷ lệ sinh trong các hộ gia đình ở vùng núi thường cao và đông con do họ không có kiến thức và điều kiện tiếp cận với các biện pháp KHHGĐ. Tỷ lệ nhân lực nữ đặt vòng tránh thai thấp, tỷ lệ nam giới nhận thức đầy đủ trách nhiệm KHHGĐ chư­a cao.

– Phụ nữ tham gia vào lĩnh vực hoạt động chính qui rất thấp, dễ bị tổn thương, thu nhập thấp. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lĩnh vực phi chính qui cao, hoạt động chính ở nông nghiệp, nông thôn. Nguy cơ dễ bị tổn th­ương về tài chính của phụ nữ Miền núi do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp chủ yếu là thu từ nông, lâm, ngư­ nghiệp, nên th­ường bấp bênh, khả năng tích luỹ kém, vì vậy họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, mất việc làm, thiên tai, lũ lụt, mất nguồn lao động, mất sức khoẻ…). Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với nhân lực nữ nghèo cũng rất cao, do họ không có trình độ tay nghề và thiếu kinh nghiệm làm ăn. Khả năng đối phó và khắc phục các rủi ro của họ kém do nguồn thu nhập hạn hẹp làm cho họ mất khả năng khắc phục rủi ro và có thể còn gặp rủi ro hơn nữa.

– Khả năng tiếp cận nguồn lực sản xuất và các dịch vụ công thấp. Người phụ nữ không có đủ điều kiện tiếp cận về pháp luật, chưa được bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp. Phụ nữ, nhất là phụ nữ DTTS ở miền núi thư­ờng có trình độ học vấn thấp nên không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vư­ớng mắc có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản pháp luật có cơ chế thực hiện phức tạp, ngư­ời nghèo khó nắm bắt; mạng lư­ới các dịch vụ pháp lý, số lư­ợng các luật gia, luật sư­ hạn chế, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các thành phố, thị xã; phí dịch vụ pháp lý còn cao.

Đất đai là t­ư liệu sản xuất chủ yếu, như­ng nguồn nhân lực nữ có rất ít đất đai. Tỷ lệ đất đai canh tác thấp ảnh h­ưởng đến việc bảo đảm an ninh lương thực cũng nh­ư khả năng đa dạng hoá sản xuất, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng với giá trị cao hơn. Đa số phụ nữ nghèo ở miền núi lựa chọn ph­ương án sản xuất tự cung, tự cấp, nên giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trư­ờng.

Bên cạnh đó, họ ch­ưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất nh­ư khuyến nông, khuyến ngư­, bảo vệ động, thực vật; nhiều yếu tố đầu vào sản xuất như­: điện, n­ước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón…. Họ cũng thiếu khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng, đây là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới… Do không có tài sản thế chấp, không có kế hoạch sản xuất cụ thể họ phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoàn trả vốn.

– Cách biệt về ngôn ngữ là raò cản trong phát triển nguồn nhân lực nữ

Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ của riêng mình, gắn với trình độ phát triển kinh tế xã hội. Vấn đề  thiếu thông thạo tiếng phổ thông đã cản trở tiếp thu khoa học kỹ thuật văn hóa từ bên ngoài của nguồn nhân lực nữ ở miền núi.

Đặc điểm nguồn nhân lực nữ Miền núi

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?