Cơ chế tài chính của Ngân hàng Nhà nước

Cơ chế tài chính của Ngân hàng Nhà nước

tai chinh doanh nghiep

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. NHNN có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền; ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Bản thân Ngân hàng Nhà nước là một pháp nhân, có vốn pháp định thuộc sở hữu của Nhà nước.

Nhiệm vụ cơ bản của Ngân hàng Nhà nước là quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ tín dụng, ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước trong khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình còn có các hoạt động mang tính kinh doanh. Tuy nhiên, các hoạt động có tính kinh doanh của Ngân hàng Nhà nước không vì mục đích lợi nhuận mà chủ yếu là vì mục đích ổn định giá trị đồng tiền, góp phần đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và các TCTD. Hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước chủ yếu thông qua các nghiệp vụ tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng, nghiệp vụ phát hành tiền, nghiệp vụ ngoại hối và một số nghiệp vụ khác.

Như vậy, hoạt động của Ngân hàng Nhà nước vừa mang tính chất như một cơ quan ngang Bộ vừa mang tính chất là đơn vị hoạt động có thu. Do tính chất hoạt động của Ngân hàng Nhà nước khác với Bộ khác cho nên cơ chế tài chính của Ngân hàng Nhà nước cũng mang những đặc thù riêng:

– Ngân hàng Nhà nước thực hiện chế độ tài chính riêng do Chính phủ ban hành. Chế độ tài chính này vừa đảm bảo cho Ngân hàng Nhà nước hoạt động theo chức năng quản lý, vừa đảm bảo hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.

– Các khoản thu, chi tài chính của Ngân hàng Nhà nước về nguyên tắc phải thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc lập kế hoạch thu, chi tài chính và tổ chức thực hiện chế độ tài chính của Ngân hàng Nhà nước.

– Các khoản chi phí của Ngân hàng Nhà nước không do Ngân sách Nhà nước cấp như các Bộ khác mà được sử dụng các nguồn thu có tính chất kinh doanh để trang trải.

– Do có hoạt động mang tính chất kinh doanh cho nên ngoài các khoản chi theo chế độ của Ngân sách Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước còn được trích lập các quỹ theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt nam và quy định cụ thể của Nghị định 100/1998/ND-CP của Chính phủ. Sau khi trích lập các quỹ, phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại sẽ được nộp cho Ngân sách Nhà nước.

– Ngân hàng Nhà nước không phải nộp các loại thuế đối với các hoạt động nghiệp vụ và dịch vụ.

– Năm tài chính của Ngân hàng Nhà nước phù hợp với năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 1/ 1 và kết thúc vào ngày 31/ 12.
Ngân hàng Nhà nước tổ chức thành hệ thống thống nhất từ Trung ương đến các chi nhánh trực thuộc đặt tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và là một pháp nhân duy nhất cho nên việc quản lý tài chính trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước phải được thực hiện theo nguyên tắc tập trung, thống nhất toàn hệ thống. Các khoản thu nhập, chi phí phát sinh tại các đơn vị trực thuộc nhưng phải được quản lý và tổng hợp tại một đầu mối là Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ Kế toán – Tài chính).

Từ đặc điểm của cơ chế tài chính trong Ngân hàng Nhà nước dẫn đến việc tổ chức kế toán vốn và thu nhập, chi phí của Ngân hàng Nhà nước có khác so với các bộ khác và khác so với ngân hàng thương mại. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ kế toán tài chính cần nhận rõ đặc điểm này để nâng cao chất lượng công tác hạch toán, góp phần tăng cường quản lý tài chính trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước.

Cơ chế tài chính của Ngân hàng Nhà nước

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

2 thoughts on “Cơ chế tài chính của Ngân hàng Nhà nước

  1. Pingback: Khái niệm về cơ chế - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?