Khái niệm về cơ chế

Các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Khái niệm về cơ chế

Cơ chế (tiếng Anh là mechanism) được định nghĩa là “một phương pháp hay quá trình nhằm hoàn thành công việc ở trong một hệ thống hoặc tổ chức.” [87, tr. 887].

Khái niệm về “cơ chế kinh doanh của xã hội xã hội chủ nghĩa” sử dụng trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trước đây được hiểu là “phương thức tổ chức có kế hoạch nền sản xuất xã hội; toàn bộ các hình thức và phương pháp kinh doanh, bao gồm trước hết các kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, hạch toán kinh tế, các đòn bẩy và kích thích kinh tế, cơ cấu tổ chức quản lý, các hình thức tham gia của quần chúng vào việc quản lý sản xuất.” [86, tr.74].

Kinh tế học hiện đại theo lý thuyết của nhà kinh tế học người Mỹ, Paul A. Samuelson cho rằng “cơ chế thị trường” là một cơ chế trong đó các chủ thể tham gia tự đưa ra các quyết định về sản xuất và tiêu dùng dựa trên những tính toán của họ về nguồn lực mà mình đang nắm giữ.

Như vậy, khái niệm “cơ chế” dù ở nghĩa chung nhất, hay được vận dụng ở cấp độ vĩ mô đều có một điểm chung là nhằm hoàn thành công việc ở trong một hệ thống hoặc một tổ chức. Trong hệ thống đó, các bộ phận cấu thành tham gia vào “cơ chế” ở các mức độ khác nhau tuỳ theo khả năng và trách nhiệm của chúng. Điều đó có nghĩa là các bộ phận của hệ thống hoặc tổ chức điều liên quan đến “cơ chế” của nó và cùng thực hiện những quy định của “cơ chế”.

[message type=”success”]Xem thêm : Cơ chế tài chính của Ngân hàng Nhà nước[/message]

“Cơ chế” còn được hiểu theo khái niệm của trường phái kinh tế học với học thuyết tiêu biểu “Thiết kế cơ chế kinh tế”, sáng lập bởi một nhà kinh tế học người Mỹ gốc Nga là Leonid Hurwicz (1917 – 2008). Theo tác giả Trần Hữu Dũng [98], học thuyết thiết kế cơ chế do Leonid Hurwicz khởi xướng và được Eric Maskin và Roger Myerson chọn lọc áp dụng, cung cấp những công cụ phân tích và trả lời các câu hỏi:

Cơ chế giao dịch nào sẽ giúp thu được kết quả lớn nhất? Cơ chế giao dịch nào sẽ tối đa hóa thu nhập mong đợi của người bán? Trình tự ra quyết định tập thể nào sẽ thành công trong việc thực hiện các dự án liên kết trong khi từ chối các nguồn quỹ cho những dự án không mong muốn? Cơ chế bảo hiểm nào sẽ mang lại phạm vi bảo hiểm rộng nhất mà không bị thiệt hại?

Những nghiên cứu đột phá của các nhà khoa học này là nòng cốt để xem xét các chủ thể kinh tế hoạt động như thế nào trong những điều kiện khác nhau của thị trường và xã hội từ đó nhằm phác thảo ra cơ chế tốt nhất đảm bảo đạt được các mục tiêu, chẳng hạn, phúc lợi xã hội tối ưu, hoặc lợi nhuận cá nhân tối đa.

Tóm lại, khái niệm “cơ chế” là một khái niệm rộng và được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học khác nhau, từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội. Trong ngành kinh tế học, khái niệm “cơ chế” cũng được nghiên cứu và sử dụng khác nhau tuỳ vào mục đích và đối tượng nghiên cứu của các nhánh kinh tế học khác nhau.

Những tiếp cận về kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô hay lý thuyết trò chơi, lý thuyết kinh tế chính trị truyền thống mặc dù có những điểm khác biệt nhưng giữa chúng có một điểm chung là khi nói đến “cơ chế” là nói đến nội bộ của một hệ thống hay một tổ chức. Hơn nữa, khi đề cập đến “cơ chế” thì hàm ý đến sự tương tác qua lại giữa các chủ thể của “cơ chế”.

Khái niệm về cơ chế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?