Cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công

công cụ thị trường mở

Cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công

Quản lý tài chính bệnh viện công

Theo học thuyết về quản lý của các nhà quản trị học hiện đại như: Harold Koontz, Herry Fayol, Taylor… xem quản lý là tác động có ý thức, bằng quyền lực, theo yêu cầu của chủ thể quản lý tới đối tượng của quản lý để phối hợp các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức trong môi trường biến đổi[95]. Học thuyết Era Solomon cho rằng “Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một đơn vị để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch hành động, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, TSCĐ và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm đạt được mục tiêu cụ thể tăng giá trị cho đơn vị đó” [95]. Như vậy xét về bản chất quản lý tài chính trong các tổ chức là khá giống nhau, quản lý tài chính của bệnh viện cũng có những nội dung quản lý tài chính của doanh nghiệp: quản lý các nguồn lực tài chính và sử dụng nguồn lực tài chính, cân bằng giữa các khoản thu, các khoản chi và chịu sự tác động của những nhân tố chủ quan và khách quan. Tuy nhiên quản lý tài chính Bệnh viện công cũng sẽ có những đặc điểm của nó gắn với đặc thù của Bệnh viện công.

“Quản lý tài chính Bệnh viện công là sự tác động l n các đối tượng và hoạt động tài chính thông qua quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính, quyết toán và kiểm tra tài chính tại BV nhằm  ác định các nguồn thu và các khoản chi để thực hiện nhiệm vụ KCB, đào tạo và nghiên cứu khoa học đảm bảo đủ kinh phí và sử dụng kinh phí một cách hiệu quả và công bằng góp phần thực hiện tốt mục tiêu chung của BV”[35]. Hoạt động quản lý tài chính Bệnh viện công xác định là sự tác động lên các đối tượng và hoạt động tài chính của BV thông qua quá trình lập kếhoạch và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính, quyết toán và kiểm tra tài chính tại BV nhằm xác định các nguồn thu và các khoản chi để thực hiện nhiệm vụ KCB, đào tạo và nghiên cứu khoa học, đảm bảo đủ kinh phí và sử dụng kinh phí một cách hiệu quả và công bằng góp phần thực hiện tốt mục tiêu chung của BV[79].

Quan điểm của những chuyên gia tài chính y tế cho rằng quản lý tài chính Bệnh viện công là việc quản lý toàn bộ các nguồn vốn (vốn do NS cấp, vốn viện trợ, vốn vay và các nguồn vốn khác), tài sản, vật tư của BV để phục vụ nhiệm vụ KCB, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Như vậy, quản lý tài chính Bệnh viện công là quản lý việc huy động nguồn tài chính Bệnh viện công và quản lý việc sử dụng các nguồn lực này để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện công một cách hiệu quả công bằng và đạt đến mục tiêu chung của BV.

Cụ thể việc quản lý tài chính Bệnh viện công là việc tăng nguồn lực tài chính cho bệnh viện một cách hợp pháp và quản lý sử dụng các nguồn lực theo đúng chế độ quy định nhằm đảm bảo tính cân đối tài chính, tổng các khoản thu đảm bảo bù đắp được các khoản chi, bên cạnh đó vẫn quan tâm đến các chính sách xã hội để đảm bảo công bằng trong công tác KCB đối với nhóm đối tượng xã hội. Để hoàn thành sứ mệnh của mình, các Bệnh viện công cần công khai minh bạch rõ các khoản thu và tổng nguồn lực tài chính cùng với đó là chi tiết các khoản chi phát sinh. Để phát triển các Bệnh viện công cần từng bước thực hiện hạch toán đầy đủ chi phí và giá thành KCB, cố gắng đảm bảo tự cân đối về tài chính BV.

Cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công

Cơ chế quản lý tài chính: Trên thực tế cùng với sự phát triển của lý luận bàn về thuật ngữ “cơ chế”, thì “cơ chế” thường đi liền với chính sách, là tổng thể các quan hệ chính sách, nên đã xuất hiện những thuật ngữ kép “cơ chế chính sách”. Tuy nhiên khi nói đến chính sách muốn nói đến tập hợp các quyết định và hành động của Nhà nước nhằm giải quyết một hay một số vấn đề thuộc phạm vi thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ của nhà nước. Còn thuật ngữ “ Cơ chế” theo thuật ngữ tiếng Anh là“Mechanism” biểu thị cấu trúc máy móc, cách hoạt động của máy, nguyên lý vận hành của máy, theo tiếng Pháp “Mécanisme” có nghĩa là cách thức hoạt động của một tập hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau. Theo từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học giải thích cơ chế là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện”. Trong kỹ thuật, cơ chế dùng để chỉ kết cấu chặt chẽ về mặt tổ chức của những bộ phận khác nhau, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau và những quy trình, quy tắc để vận hành toàn bộ kết cấu nhằm đạt mục tiêu đã định.

Ở Việt Nam, thuật ngữ “cơ chế” được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý từ cuối những năm 1970 với nghĩa là những quy định về quản lý. Trong hoạt động quản lý, cơ chế thường được hiểu là phương thức tác động có chủ đích của chủ thể lên đối tượng quản lý, bao gồm hệ thống các quy tắc, ràng buộc về hành vi đối với đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu cuối cùng trong quản lý. “Cơ chế quản lý là tổng thể các quy định quản lý (hiến định, luật định hoặc quy định quản lý dưới luật, thậm chí phi luật định), thành văn hoặc bất thành văn, được thừa nhận và chấp nhận bới các chủ thể quản lý và đối tượng bị quản lý trong một môi trường quản lý nhất định”[77]. Như vậy có thể hiểu cơ chế quản lý là tổng thể các yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình vận động của sự vật tạo cơ sở hướng đến sự phát triển theo mục tiêu xác định.

“Cơ chế quản lý kinh tế là phương thức điều hành có kế hoạch nền kinh tế, bao gồm tổng thể các phương pháp, các hình thức, các thủ thuật để thực hiện yêu cầu của các quy luật khách quan” [53]. Như vậy, cơ chế quản lý kinh tế được hiểu là tổng thể cách thức tổ chức, điều hoà, phối hợp, vận hành các mối quan hệ, các hoạt động của nền sản xuất xã hội phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế khách quan. Cơ chế quản lý tài chính là một bộ phận cấu thành của cơ chế quản lý kinh tế nó mang nội hàm và những đặc trưng của tài chính. Nhà nước đưa ra những quy định, nguyên tắc, hình thức, phương pháp và biện pháp nhằm huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính trong các lĩnh vực khác nhau.

Tổng thể các yếu tố từ quy định, quy tắc, nguyên tắc, phương pháp, công cụ, biện pháp… tạo ra cơ chế quản lý tài chính nhằm xây dựng hành lang pháp lý cho các hoạt động quản lý tài chính. Như vậy, “Cơ chế quản lý tài chính” là tổng hòa các quy tắc, phương pháp, công cụ quản lý tài chính được quy định trong một hệ thống các văn bản pháp quy do CQNN của thẩm quyền ban hành quy định về chế độ quản lý, cách thức điều hành, cách thức vận hành hệ thống tài chính quốc gia hoặc một ngành, một cấp hoặc một số đối tượng cụ thể” [75.T13].

Gắn với đặc trưng của tài chính và cơ chế quản lý, cơ chế quản lý tài chính có thể hiểu cụ thể hơn đây là tổng thể các quy định, nguyên tắc, hình thức, phương pháp, công cụ nhằm huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính của các chủ thể để hoạt động tài chính hướng đến mục tiêu đã xác định.

Cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công: Đối với các Bệnh viện công, để điều chỉnh và định hướng phát triển của các BV nói chung và của hoạt động quản lý tài chính BV nói riêng, Nhà nước xây dựng, ban hành các cơ chế quản lý tài chính Bệnh viện công. Cơ chế quản lý tài chính với Bệnh viện công đóng vai trò quan trọng vừa hỗ trợ vừa tạo động lực cho sự phát triển của các BV theo mục tiêu đã đặt ra. Theo tác giả, Cơ chế quản lý tài chính Bệnh viện công là tổng thể các nguyên tắc, phương pháp, công cụ được quy định trong hệ thống các văn bản pháp luật nhằm thu hút và sử dụng các nguồn lực tài chính Bệnh viện công hướng đến những mục tiêu đã xác định.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Đặc điểm của bệnh viện công[/message]

Cơ chế quản lý tài chính BVC sẽ tạo ra hành lang pháp lý, cơ sở, căn cứ cho các Bệnh viện công cũng như cơ quan quản lý cấp trên thực hiện việc quản lý tài chính và việc giám sát kiểm tra hoạt động tài chính BV.

Các nguyên tắc và phương pháp cơ chế quản lý tài chính Bệnh viện công sẽ gắn với hoạt động quản lý tài chính BVC thể hiện qua những nội dung cụ thể: huy động nguồn lực tài chính bệnh viện; phân bổ và quản lý sử dụng nguồn lực tài chính BV; kiểm tra giám sát hoạt động tài chính BV.

Cơ chế quản lý tài chính quy định các công cụ quản lý được sử dụng như: Công cụ tổ chức, Công cụ hành chính, công cụ pháp lý và công cụ kinh tế. Mỗi công cụ đều có những đặc điểm riêng và cách sử dụng khác nhau nhưng đều hướng hoạt động quản lý tài chính BV đến mục tiêu xác định. Việc phối hợp các công cụ phải phù hợp và linh hoạt để phát huy tối đa những ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi công cụ.

Công cụ tổ chức, hành chính, pháp luật đảm bảo tính thống nhất tập trung theo nguyên tắc chỉ huy quyền lực nhưng lại hạn chế tính chủ động tăng sự bị động chờ đợi trong công tác quản lý tài chính. Còn công cụ kinh tế lại phát huy được tính chủ động sáng tạo nhưng lại hạn chế tính tập trung thống nhất trong tổ chức hoạt động tài chính.

Cơ chế quản lý tài chính BVC sẽ tác động quyết định đến toàn bộ hoạt động tài chính của Bệnh viện công. Sự tác động này có thể theo hai hướng: Tác động tích cực và tác động tiêu cực. Cơ chế tác động tích cực nếu như tổng thể các nguyên tắc, phương pháp, công cụ đó có tác động cùng chiều thúc đẩy và phát huy những ưu điểm của hoạt động tạo lập, huy động và sử dụng nguồn lực tài chính.

Ngược lại nếu như tổng thể các nguyên tắc, phương pháp và công cụ có tác động ngược chiều tăng những nhược điểm hạn chế của hoạt động tạo lập, huy động và sử dụng nguồn lực tài chính thì đây là cơ chế quản lý tài chính BVC có tác động tiêu cực. Điều này đòi hỏi cơ chế quản lý tài chính cần phải được xây dựng và hệ thống một cách đồng bộ thống nhất, phù hợp trong đó hệ thống các nguyên tắc, phương pháp và công cụ cần thúc đẩy hoạt động quản lý tài chính BV tốt hơn đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Bệnh viện công.

Cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

One thought on “Cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công

  1. Pingback: Các nhân tố tác động đến cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?