Các nhân tố tác động đến cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công

Mục lục

Các nhân tố tác động đến cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công

Hệ thống cơ chế quản lý tài chính tốt là hệ thống cơ chế đánh giá tốt được các nhân tố ảnh hưởng đến cơ chế từ những nhân tố khách quan đến nhân tố chủ quan. Việc xác định rõ nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công nhằm có thể hoàn thiện và xây dựng được hệ thống cơ chế phù hợp với thực tiễn phát triển của các Bệnh viện công và đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ y tế của xã hội.

1. Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan xuất phát phát từ tầm vi mô chính là đặc thù của DVYT và những đặc điểm riêng của Bệnh viện công. Bên cạnh tính đặc thù của DVYT do Bệnh viện công cung cấp, cơ chế quản lý tài chính còn chịu sự chi phối của toàn bộ các quy luật kinh tế khách quan, của môi trường KTXH mà cơ chế đó đang tồn tại. Nắm được đầy đủ tính khách quan là một căn cứ quan trọng để xây dựng ra các cơ chế quản lý tài chính Bệnh viện công phải phù hợp.

1.1. Đặc thù của dịch vụ y tế:

DVYT  ác định là một loại hình dịch vụ đặc biệt bởi nó mang những đặc điểm  khác với các hoạt động dịch vụ thông thường xuất phát từ chính bản chất của DVYT.

DVYT liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người, đ y cũng là loại hình dịch vụ vừa tính chất hàng hóa cá nhân vừa mang tính chất hàng hóa công cộng. Sức khỏe là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi con người, bên cạnh đó sức khỏe của mỗi cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà còn ảnh hưởng đến gia đình họ, đến xã hội. Vòng quay giữa “Bệnh tật – Mất sức lao động – Không làm việc – Nghèo đói” [65] luôn tác động đến mọi người trong xã hội. DVYT tác động mạnh và trực tiếp đến sức khỏe mà sức khỏe của con người là tài sản vô giá, quan trong nhất đối với mỗi cá nhân và với toàn xã hội. Với các loại hình dịch vụ khác, người tiêu dùng khi không có tiền người ta có thể không cần mua và sử dụng nhưng với DVYT dù không có tiền, dù có đang khó khăn đến đâu nhưng khi có nhu cầu người ta cũng cố gắng mọi sức để mua và sử dụng. Đồng thời, trong các loại hình DVYT, dịch vụ CSSK cho cộng đồng như: các dịch vụ phòng bệnh, tiêm chủng, y tế cộng đồng… là những loại hình DVYT mang tính chất hàng hóa công cộng thuần túy dựa trên thuộc tính hàng hóa công cộng là loại hàng hóa có tính chất tiêu dùng chung và không thể hoặc rất khó có thể loại trừ ai đó ra khỏi việc tiêu dùng. Còn loại hình DVYT CSSK cho cá nhân như: KCB nội trú, KCB ngoại trú… là dịch vụ mang tính chất cá nhân nhưng nó vẫn có tính chất đặc biệt.

Chính vì tính chất đặc biệt này của DVYT nên đã có những quan điểm khác nhau về sức khỏe, CSSK và cung cấp DVYT, chủ yếu: Quan điểm thực hiện thị trường hóa dịch vụ CSSK và Quan điểm phản đối thực hiện thị trường hóa dịch vụ CSSK. Quan điểm thực hiện thị trường hóa DVYT: khi đó DVYT được xem như là hàng hóa dịch vụ thông thường được cung cấp trên thị trường, CSSK là hàng hóa cá nhân không cần thiết Nhà nước phải tài trợ. Mặc dù hàng hóa này có điểm khác là người bệnh cùng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tiêu thụ nhưng DVYT là hàng hóa dịch vụ có tính chất tiêu dùng cá nhân nên thông qua cơ chế thị trường, các công dân đều có thể tự do lựa chọn các DVYT phù hợp với mình. Nhà nước tôn trọng quyết định tự “tiêu dùng” DVYT của mỗi công dân với vai trò can thiệp của Nhà nước ở mức thấp nhất. Quan điểm này được nhiều nước thực hiện cơ chế thị trường và các nước đang phát triển ủng hộ do nguồn lực tài chính của nhà nước hạn chế mà nhu cầu chi tiêu lại rất lớn. Nhà nước chỉ đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn và xây dựng cơ chế giám sát nhằm đảm bảo các DVYT đạt chất lượng tốt. Đại diện của quan điểm này là Mỹ với mô hình y tế là y tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo. Quan điểm phản đối thực hiện thị trường hóa dịch vụ CSSK: xác định CSSK như là một quyền của công dân, từ đó đòi hỏi trách nhiệm của Nhà nước trong việc tiếp cận cho cung cấp các DVYT cho công dân. Nhà nước sẽ phải có những cơ chế, chính sách nhằm quản lý điều tiết và định hướng cho các hoạt động của các cơ sở y tế trong đó có các bệnh viện công theo tinh thần hạn chế tối đa các rào cản và nâng cao khả năng tiếp cận của người dân đến những DVYT cơ bản. Quan điểm này được Anh và các nước Bắc Âu thực hiện để đảm bảo cho người dân có quyền được CSSK phù hợp với mô hình y tế lấy y tế công đóng vai trò quyết định.

Các quan điểm trên đều có những ưu và nhược điểm riêng, nếu như quan điểm phản đối thị trường hóa DVYT lấy y tế công đóng vai trò chủ đạo và nguồn tài trợ của nhà nước là nguồn chính để đảm bảo hoạt động nhằm cung ứng DVYT hướng đến mục tiêu công bằng nhưng hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế công này không cao và sử dụng nguồn lực của nhà nước còn nhiều lãng phí. Ở quan điểm ủng hộ thực hiện thị trường hóa, với điều kiện hệ thống y tế tư nhân đáp ứng yêu cầu CSSK của người dân, có ưu điểm là việc sử dụng nguồn lực tài chính trong các bệnh viện tư rất hiệu quả nhưng song song với đó phải quan tâm đến việc tiếp cận DVYTcủa người dân và mục tiêu tất cả người dân đều được CSSK khó khăn hơn.

Dựa vào những quan điểm này là cơ sở để chính phủ đưa ra đường lối và chính sách đối với lĩnh vực y tế. Với quan điểm lấy y tế công đóng vai trò chủ đạo, việc CSSK là quyền của con người và Nhà nước cần phải có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu công bằng trong CSSK toàn dân. Nhà nước Việt Nam ta đã đi theo quan điểm này, điều này thể hiện rõ sự quan tâm, bản chất của nhà nước của dân do dân và vì dân. Tuy nhiên hiện nay nguồn lực tài chính công dành cho y tế công sẽ không “bao cấp” và dàn trải như trước đây, nó sẽ được giới hạn và tập trung dành cho những hoạt động CSSK cơ bản và những hoạt động y tế dự phòng. Còn với các DVYT mang tính cá nhân khác mặc dù vẫn xác định y tế công đóng vai trò chủ đạo trong cung cấp những DVYT này cho xã hội nhưng sẽ đi theo hướng tạo sự tự chủ và chịu trách nhiệm tối đa cho các Bệnh viện công. Cùng với đó là việc đưa các Bệnh viện công vào môi trường công bằng với các tổ chức cung cấp DVYT khác trong xã hội nhằm đảm bảo tốt nhất chất lượng DVYT và hạn chế được sự độc quyền trong cung cấp DVYT cho xã hội.

DVYT có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến tình hình phát triển và mức độ ổn định xã hội, đây là cơ sở mà nhiều nước coi trọng quyền được tiếp cận và sử dụng dịch vụ CSSK như một trong những quyền cơ bản của người dân. Bên cạnh những dịch vụ CSSK cơ bản và thiết yếu, đậm nét dịch vụ công thì còn có sự pha trộn của nhiều nhóm dịch vụ mà có thể được xếp vào nhóm dịch vụ thương mại (như dịch vụ thẩm mỹ, dịch vụ chăm sóc theo yêu cầu). Việc phân biệt giữa những DVYT cơ bản và dịch vụ thương mại là khó nhưng cần thiết trong việc xác định cơ chế với hai loại dịch vụ này. Chúng ta chỉ có thể thị trường hoá với những nhóm dịch vụ nào, áp dụng ở phạm vi nào và trong những điều kiện cụ thể nào? Còn với các DVYT cơ bản thì chúng ta cần xây dựng cơ chế nào phù hợp để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Bệnh viện công cũng như hiệu quả, công bằng và ổn định xã hội. Quan trọng hơn, người gánh vác trách nhiệm đảm bảo quyền cơ bản của người công dân là tiếp cận với các DVYT thiết yếu và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Bệnh viện công không phải là ai khác mà chắc hẳn là nhà nước chứ không phải thị trường. Vì vậy cần thiết những cơ chế điều tiết thích hợp của nhà nước nhằm xác định được mức giá DVYT phù hợp vừa đảm bảo cho sự hoạt động ổn định và phát triển của Bệnh viện công đồng thời cũng đảm bảo được vấn đề an sinh xã hội.

DVYT là lại dịch vụ chứa đựng sự “độc quyền” và “bất cân xứng” về thông tin dịch vụ giữa người mua và người cung cấp. Trên thị trường DVYT, người cung cấp DVYT lại là người sẽ quyết định loại hình và cả số lượng cũng như chất lượng DVYT cung cấp cho người tiêu dùng, trong khi người tiêu dùng có sự hiểu biết rất ít về DVYT và cũng không biết mình sẽ sử dụng DVYT nào. Nêu như với các loại hàng hóa dịch vụ khác, người mua có khá đầy đủ thông tin và quyết định được loại hàng hóa dịch vụ mà mình muốn mua nhưng với DVYT thì lại không như vậy. Bởi người sử dụng DVYT không biết nhiều về DV và cũng không biết cụ thể mình sẽ phải sử dụng những DVYT gì trong khi người cung cấp DVYT sẽ lại là người quyết định loại DV và số lượng DVYT cho người có nhu cầu. DVYT là loại hình dịch vụ mà người cung cấp dịch vụ có nhiều thông tin, hiểu biết về dịch vụ hơn người có nhu cầu sử dụng và người cung cấp thường là người quyết định được loại hình dịch vụ được sử dụng. Như vậy, DVYT luôn tồn tại sự bất cân xứng về thông tin đòi hỏi cơ chế quản lý đảm bảo sự minh bạch và lợi ích cho người sử dụng DV. Chính vì những tính đặc biệt của dịch vụ nên cần thiết phải có sự can thiệp quản lý và điều tiết, kiểm soát chặt chẽ của nhà nước đối với việt cạnh tranh cung cấp DVYT để cho DVYT đảm bảo chất lượng quy chuẩn, tránh chỉ chạy theo lợi nhuận mà không quan tâm đến sức khỏe của người dân.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công[/message]

Điều này đặt ra những vấn đề cần thiết khi cải cách về y tế nói chung và hoạt động các Bệnh viện công nói riêng là tạo ra cho người tiêu dùng DVYT có nhiều cơ hội lựa chọn DVYT như vậy sẽ giảm bớt sự độc quyền vẫn đang tồn tại trong thị trường DVYT này đồng thời với đó là vai trò của Nhà nước đối với các thông tin DVYT đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Nhà nước sẽ phải có những quy định và những giám sát chặt chẽ với thị trường này thông qua việc cấp giấy phép hoạt động cùng với các hoạt động kiểm tra giám sát nhằm giảm bớt rủi ro và bảo đảm lợi ích cho người có nhu cầu sử dụng DVYT. Việc quản lý và kiểm soát này chính là vai trò không thể thiếu của nhà nước và cần có những cơ chế để đảm bảo cho việc CSSK cho những đối tượng khó khăn trong xã hội. Xây dựng cơ chế quản lý tài chính bệnh viện cần tính toán đến đặc thù này để minh bạch các chi phí DVYT, hạn chế được sự độc quyền của bên cung ứng DVYT đảm bảo chất lượng của DVYT.

Tuy nhiên, CSSK nhân dân và nhu cầu đối với DVYT cơ bản của người dân luôn phải hướng đến mục tiêu công bằng. Bởi mọi cá nhân đều có quyền đòi hỏi cho mình sức khỏe tốt dù cá nhân đó ở tuổi tác nào, giới tính nào hay điều kiện KTXH ra sao. Khi đã vào đến các Bệnh viện công, trước những ca bệnh hiểm nghèo không thể có chuyện người giàu có được chăm sóc và cứu chữa còn người nghèo đói bị bỏ mặc, đây chính là lòng nhân ái, là lương tâm, là đạo đức trong ngành y. Chính vì giá trị đặc biệt của sức khỏe mà đại bộ phận người dân chấp nhận quan điểm công bằng thậm chí có tính chất bình quân trong cung cấp các DVYT đặc biết đối với các DVYT cơ bản. Chính vì vậy sự mất công bằng trong CSYT trong việc cung cấp DVYT cơ bản là điều khó chấp nhận với mọi người dân. Như vậy để đảm bảo sự công bằng trong CSSK nhân dân không thể thiếu được vai trò của Nhà nước trong việc tài trợ, điều hành và quản lý các hoạt động cung cấp DVYT. Nhà nước sẽ phải đưa ra những chính sách xã hội phù hợp để giúp mọi công dân trong xã hội đều có thể tiếp cận với các DVYT cơ bản và cố gắng hạn chế tối đa những bất công trong trong CSSK nhân dân. Đồng thời Nhà nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát việc cung cấp các DVYT về số lượng, chất lượng và minh bạch để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng DVYT.

1.2. Các quy luật kinh tế khách quan

Nền KTTT có những quy luật của nó như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị… Những quy luật này đều có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động của các cơ chế hoạt động của các thành phần phần kinh tế cụ thể ở đây nó sẽ tác động đến cơ chế quản lý tài chính đối với các Bệnh viện công buộc những cơ chế này sẽ phải dần dần chuyển đổi để hướng Bệnh viện công thích ứng và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên đối với lĩnh vực y tế thì đây là một “thị trường không hoàn hảo”, những quy luật thị trường đối với thị trường DVYT này cũng có những đặc thù riêng do những đặc điểm riêng của DVYT khác với những hàng hóa và dịch vụ thông thường khác. Đây là dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, có yêu cầu cao về chuyên môn, những dịch vụ này khá nhạy cảm cho ổn định xã hội và nên xác định mục tiêu lợi nhuận không thể vượt qua những mục tiêu xã hội

Trong quy luật cung cầu buộc các Bệnh viện công phải xác định cầu là nhu cầu ngày càng cao của thị trường về CSSK là mục tiêu căn cứ để tổ chức các hoạt động xác định là khả năng cung cấp DVYT đáp ứng cho nhu cầu thị trường tránh trông đợi vào những “đặc quyền” mà nhà nước ban cho. Quy luật cạnh tranh tạo môi trường động lực thúc đẩy cho các hoạt động kinh tế cung cấp các dịch vụ trong xã hội phát triển. Cần thiết phải có sự bình đẳng trong tất cả các hoạt động cung cấp các dịch vụ cho xã hội, cung cấp DVYT cũng cần đưa vào trong môi trường cạnh tranh. Một nền KTTT đòi hỏi những Bệnh viện công phải bình đẳng với các BV thuộc những thành phần kinh tế khác trong quá trình hoạt động cung cấp DVYT. Quy luật giá trị là một trong những quy luật quan trọng nhằm xác định giá cả phải phù hợp với giá trị của các dịch vụ và cũng là điểu kiện để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ. Quy luật giá trị đòi hỏi giá cả ở đây chính là giá của DVYT phải bao gồm đầy đủ các chi phí: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp tạo ra dịch vụ. Chỉ khi giá cả phù hợp với giá trị và sự minh bạch rõ ràng về các chi phí cấu thành nên DVYT thì mới có thể là cơ sở thể thực hiện được quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu những quy luật khác của nền KTTT và nâng cao được chất lượng DVYT cung cấp.

Tuy nhiên với đặc thù riêng có của DVYT thì quy luật giá trị và quy luật cung cầu chỉ có tác động vào phía cung DVYT mà ít tác động đến bên cầu DVYT. Do dù giá cao thậm chí khó có tiền trang trải DVYT thì người bệnh cũng phải cố gắng để mua DVYT nhằm chữa bệnh khôi phục lại sức khỏe của mình. Yêu cầu và khả năng chi trả của dịch vụ CSSK có mối quan hệ không giống với nhiều nhóm dịch vụ khác. Thực tế là những nhóm dân cư dễ tổn thương nhất, có khả năng chi trả thấp nhất, lại có nhu cầu được CSSK lớn nhất. Đây cũng là những vấn đề cần nghiên cứu kỹ để có thể đưa ra cơ chế quản lý tài chính y tế nói chung và cơ chế quản lý tài chính các Bệnh viện công nói riêng phù hợp và đáp ứng mục tiêu công bằng trong CSSK nhân dân. Như vậy, những quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh buộc các Bệnh viện công phải có những điều chỉnh, nâng cao chất lượng và số lượng DVYT của mình để đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Quy luật giá trị yêu cầu các Bệnh viện công cần tôn trọng, đó là việc xác định mức giá DVYT do các Bệnh viện công xác định cần bù đắp đủ các chi phí và được thị trường chấp nhận…

1.3. Đặc điểm và trách nhiệm của bệnh viện công

Bệnh viện công là BV do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập thực hiện cung cấp DVYT cho xã hội, CSSK nhân dân. Hoạt động của Bệnh viện công cung ứng DVYT công hướng đến phục vụ cho lợi ích xã hội, lợi ích cộng đồng được đặt cao hơn so với lợi ích kinh tế. DVYT công có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, có yêu cầu cao về chuyên môn, và là những dịch vụ khá nhạy cảm cho ổn định xã hội và xác định mục tiêu lợi nhuận không thể vượt qua những mục tiêu xã hội. Bệnh viện công ở Việt Nam được coi là “bộ mặt” của ngành y tế là một cơ sở để đánh giá về công tác CSSK nhân dân. Một phần nguồn lực cho Bệnh viện công hoạt động được Ngân sách nhà nước cấp. Đây là BV của nhà nước hoạt động với chức năng quan trọng nhất là đảm bảo cung cấp và đáp ứng được cho xã hội những DVYT chất lượng theo nhu cầu. Ngoài thực hiện chức năng cung cấp DVYT, Bệnh viện công còn phải có trách nhiệm trong CSSK nhân dân và phải quan tâm đến mục tiêu công bằng và hiệu quả trong CSSK nhân dân. Bệnh viện công sẽ phải dần đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh với các loại hình bệnh viện khác khi cung cấp DVYT ra xã hội. Hoạt động quản lý tài chính lại gắn với đặc điểm hoạt động và trách nhiệm của các Bệnh viện công tác động đến cơ chế quản lý tài chính bệnh viện. Như vậy, những nhân tố về DVYT, đặc điểm Bệnh viện công sẽ là những nhóm nhân tố mang tính vi mô có tác động hai chiều với cơ chế quản lý tài chính Bệnh viện công.

Bên cạnh đó là sự phát triển của các Bệnh viện công trong cơ chế thị trường cùng với những quy luật của nó cũng đã và sẽ có những thúc đẩy cũng như nhiều sức ép hơn đối với các Bệnh viện công và cơ chế quản lý tài chính của các Bệnh viện công. Như những quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh buộc các Bệnh viện công phải có những điều chỉnh, nâng cao chất lượng và số lượng DVYT của mình để đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Quy luật giá trị yêu cầu các Bệnh viện công cần tôn trọng, đó là việc xác định mức giá DVYT do các Bệnh viện công xác định cần bù đắp đủ các chi phí và được thị trường chấp nhận… Tuy nhiên nền KTTT cũng mang nhiều khiếm khuyết đặc biệt những mặt trái của nó cũng tạo ra những sức ép đối với Bệnh viện công là cân đối giữa mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu công bằng trong CSSK. Như vậy, trước những thử thách và thay đổi của các điều kiện KTXH và đáp ứng cho sự phát triển của bệnh viện, buộc phải có sự điều tiết và quản lý của nhà nước thông qua việc xây dựng những cơ chế quản lý tài chính đối với bệnh viện để có những thích nghi và có phát triển mới phù hợp hơn nhằm huy động hợp lý các nguồn lực tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực đó và hướng đến mục tiêu công bằng trong cung cấp các DVYT.

1.4. Môi trường kinh tế xã hội

Đây cũng là nhóm yếu tố khách quan quan trọng có tác động hai chiều với hoạt động của các Bệnh viện công những như việc xây dựng cơ chế hoạt động, cơ chế quản lý tài chính của Bệnh viện công. Bởi hoạt động tài chính không những chịu sự chi phối của hoạt động quản lý chủ quan của con người mà còn chịu sự chi phối của môi trường KTXH mà nó đang tồn tại và vận động trong đó. Trong hoạt động quản lý tài chính bệnh viện công sẽ phải tác động đến môi trường KTXH, tác động đến các hoạt động của các chủ thể hoạt động tài chính để đảm bảo sự vận động phù hợp với các điều kiện khách quan và ý định chủ quan nhằm đạt mục tiêu quản lý. Đồng thời một trường KTXH cũng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý tài chính BV. Trong mỗi hoàn cảnh điều kiện KTXH khác nhau thì cơ chế quản lý kinh tế, cơ chế quản lý tài chính cần có những tính toán và điều chỉnh phù hợp để đảm bảo hoạt động quản lý tài chính Bệnh viện công hiệu quả.

Hiện nay, KTXH theo xu hướng sẽ ngày càng phát triển nhanh mạnh và mang tính hội nhập hơn. Cụ thể như với mỗi cá nhân thì khả năng chi trả đã tăng hơn trước nhiều, họ chấp nhận trả tiền cao hơn để đòi hỏi DVYT đáp ứng yêu cầu của họ. Xã hội sẽ có nhiều tiến bộ, sự nhận thức chung của như những yêu cầu của xã hội đối với các hoạt động và dịch vụ sẽ cao hơn và khắt khe hơn. Sự hội nhập mang đến nhiều kiến thức mới, nhiều xu hướng phát triển của như rất nhiều sự lựa chọn mới. Tất cả những điều này sẽ là thách thức và yêu cầu đối với việc đổi mới cơ chế quản lý tài chính Bệnh viện công để đảm bảo cho cơ chế tác động thuận chiều tạo điều kiện thuận lợi cho các Bệnh viện công phát triển hội nhập trong tình hình mới.

2. Nhân tố chủ quan

2.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nhà nước

Cơ chế quản lý tài chính Bệnh viện công sẽ phải theo những quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế (quản lý vĩ mô) của Nhà nước. Việc xây dựng ra các cơ chế quản lý tài chính Bệnh viện công (quản lý vi mô) phải phù hợp những quan điểm định hướng phát triển của Nhà nước trong mỗi giai đoạn. Đây chính là căn cứ cơ sở trực tiếp để xây dựng nên cơ chế quản lý kinh tế nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Quan điểm và định hướng hiện nay của nhà nước là thực hiện cải cách nền tài chính công quốc gia theo hướng minh bạch, phát triển bền vững hạn chế sự thủ tục rườm rà, quan liêu, bao cấp. Khi đó, cơ chế quản lý tài chính ĐVSN công nói chung và cơ chế quản lý tài chính Bệnh viện công nói riêng cũng không nằm ngoài xu thế và định hướng phát triển đó. Xu phát triển cơ bản của Nhà nước đối với các ĐVSN là xu hướng đổi mới cơ chế hoạt động ĐVSN công trên cơ sở tăng quyền tự chủ đi đôi với việc tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ chế tài chính tiến tới sự cạnh tranh lành mạnh bình đẳng với các chủ thể khác trong việc cung ứng dịch vụ công cho xã hội. Trên cơ sở đó, cơ chế quản lý tài chính Bệnh viện công được đổi mới cải cách hướng các Bệnh viện công thực hiện tự chủ tự chịu trách nhiệm trong các hoạt động và từng bước quản lý đầy đủ minh bạch tất cả các khoản thu, các khoản chi phí, có thể dần chuyển đổi sang mô hình quản lý như doanh nghiệp nhằm có sự cạnh tranh bình đẳng trong cung cấp DVYT với các BV ngoài công lập.

Cùng với đó là quan điểm đẩy mạnh tự chủ là thúc đẩy hoạt động XHH đối với các ĐVSN công. Việc XHH nhằm huy động tối đa các nguồn lực tiềm tàng trong xã hội đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển BV bởi chỉ dựa vào nguồn tài chính công hiện nay không thể đáp ứng được. Huy động sự tham gia của các thành phần khác như: khu vực tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự, các cá nhân, đã và đang được thực hiện thông qua chủ trương XHH. Ở một mức độ rộng hơn, XHH cung ứng DVYT hàm ý hai nội dung rất quan trọng, đó là đổi mới hoạt động của Bệnh viện công, và huy động các chủ thể ngoài nhà nước tham gia cung ứng DVYT. Mục tiêu của chủ trương XHH DVYT là nhằm huy động các nguồn lực trong toàn xã hội tham gia, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân, đặc biệt là đối tượng chính sách và người nghèo, tiếp cận được với các DVYT cơ bản và có chất lượng. Tuy nhiên, XHH cũng như nhiều hoạt động khác luôn chứa đựng tính hai mặt tích cực và tiêu cực nên cần thiết phải có cơ chế kiển tra giám sát để đảm bảo cho hoạt động này mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động Bệnh viện công cũng như cho lợi ích của người bệnh. Hoạt động XHH phải đặt được lợi ích của người bệnh lên trên và đảm bảo cả người dân cũng như các BV đều nhận ra những điểm lợi của hoạt động này,

2.2. Nhận thức chủ quan của con người khi xây dựng và thực hiện cơ chế

Đây chính là những nhân tố tác động trực tiếp đến cơ chế quản lý tài chính bệnh viện. Ở nhân tố Nhận thức chủ quan của con người khi xây dựng cơ chế này muốn nói đến các cơ quan quan lý, cá nhân đại điện cho cấp quản lý thực hiện. Thực chất những bất cập vướng mắc trong các hoạt động quản lý tài chính không ai có thể xác định rõ hơn chính các cơ quan quản lý. Đây cũng chính là những người có thể đưa ra được những hướng để giải quyết nhằm hoàn thiện và đổi mới cơ chế. Vấn đề ở đây là tư duy, nhận thức, mong muốn về hoạt động quản lý tài chính và đổi mới quản lý tài chính: vẫn muốn quản lý chặt chẽ, áp đặt hay muốn tạo sự chủ động hiệu quả và sự cần đối với lợi ích xã hội và những lợi ích khác. Vấn đề cải cách đổi mới cơ chế quản lý tài chính xuất phát từ việc nhận thức được cơ chế quản lý tài chính cũ có những điểm tổn tại và những bất cập gây ra vướng mắc khó khăn gì đối với hoạt động quản lý tài chính. Từ đó nhận thức tìm ra các hướng cải cách đổi mới có sự phát triển thuận lợi hơn đạt được mục tiêu xác định. Chủ yếu hiện nay hướng đổi mới là giảm bớt các thủ tục hành chính kém hiệu quả nâng cao sự tự chủ và tính trách nhiệm trong hoạt động quản lý tài chính cùng với đó sẽ là việc giảm dần đi sự “độc quyền” “đặc quyền” mà các cơ quan quản lý và các Bệnh viện công đang được hưởng. Điều này cũng đã và đang có những ý kiến chủ quan trái chiều trong quan điểm quản lý tài chính đối với hệ thống Bệnh viện công. Đây là một yếu tố quan trọng tạo cơ sở để xây dựng và đề xuất các cơ chế quản lý tài chính.

Nhận thức chủ quan của con người khi thực hiện cơ chế: Đây là nhân tố đặc biệt quan trọng quyết định trực tiếp đến việc thành công hay thất bại khi đưa cơ chế trên ý tưởng, trên giấy vào thực tế. Dù một cơ chế tốt nhưng khi đi vào thực hiện, nếu không có kiến thực, kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện cũng khiến việc thực hiện cơ chế gặp khó khăn và vướng mắc. Trước hết, đó là việc con người nhận thức về cơ chế, hiểu được và hiểu đúng để áp dụng. Có những trường hợp do hạn chế về kiến thức quản lý về kỹ năng nên dẫn đến việc hiểu sai cơ chế và áp dụng sai. Thứ hai là thực hiện cơ chế trong mỗi điều kiện và hoàn cảnh khác nhau một cách phù hợp và đúng đắn. Cơ chế cần được áp dụng được vận dụng phù hợp tránh những trường hợp cố tình lách và vận dung sai mục đích, mục tiêu và đường hướng của cơ chế vì những lợi ích riêng của con người.

Như vậy dù là nhận thức chủ quan của con người từ việc xây dựng cơ chế đến thực hiện cơ chế được xem là nhân tố quan trọng nhất đối với việc tạo ra cơ chế và thực thi cũng như hiệu quả cuối cùng. Những nhận thực chủ quan của con người thường song hành với lợi ích của con người. Để đảm bảo cho hiệu quả cuối cùng của cơ chế đối với những nhân tố chủ quan của con người cần gắn với tính trách nhiệm. Dù xây dựng cơ chế hay thực hiện cơ chế cần phải có sự minh bạch về tính trách nhiệm và chịu trách nhiệm.

Các nhân tố tác động đến cơ chế quản lý tài chính bệnh viện công

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?