Chi Ngân sách địa phương là gì?

sản xuất kinh doanh

Mục lục

Chi Ngân sách địa phương là gì?

Chi Ngân sách địa phương là việc phân bổ và sử dụng quỹ Ngân sách địa phương để thực hiện các nhiệm vụ của các cấp địa phương nhằm đạt các mục tiêu đã định.

Ngân sách địa phương cũng như NSTƯ trước khi đưa vào sử dụng cần phải tiến hành phân bổ theo ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng,… Phân bổ NSĐP cũng giống như bài toán “chia bánh”, chính quyền địa phương phải quyết định “chia bánh” như thế nào để đảm bảo hiệu quả phân bổ. Thực tế đã chứng minh lãng phí, thất thoát kinh phí NS có thể xảy ra ngay từ khâu phân bổ nếu việc phân bổ không hiệu quả. Với nguồn tài chính có hạn, việc phân chia cho các ngành, các lĩnh vực, các cấp chính quyền địa phương phải vừa đảm bảo công bằng, vừa đảm bảo phân bổ theo thứ tự ưu tiên cho những ngành, những lĩnh vực then chốt- là đòn bẩy phát triển kinh tế của địa phương, tạo nguồn thu ổn định lâu dài. Đây là một bài toán khó.

Quá trình sử dụng là quá trình các cấp, các ngành, các đơn vị trực tiếp chi dùng khoản tiền đã được cấp phát. Như vậy, chi Ngân sách địa phương gồm hai quá trình là quá trình phân bổ và quá trình sử dụng NSĐP. Do đó, khi quản lý chi Ngân sách địa phương cần phải chú trọng quản lý hai quá trình này.

Mỗi quốc gia sẽ có quy định cụ thể về nhiệm vụ chi của NSĐP. Chẳng hạn, ở Hòa Kỳ: chính quyền bang và chính quyền cấp dưới (địa phương) thực hiện các nhiệm vụ chi trong nội bộ chính quyền, trên địa bàn đó hoặc chi cho các nhiệm vụ được quy định. Trong đó, chi NS của chính quyền bang chủ yếu cho nhiệm vụ an sinh xã hội và giáo dục đại học, chi NS của các địa phương chủ yếu là chi cho giáo dục phổ thông [117].

Ở những nước phát triển đã sử dụng khuôn khổ chi tiêu trung hạn như một công cụ giúp việc phân bổ và sử dụng NSNN có hiệu quả hơn.

Chi NSĐP có những đặc điểm sau:

– Chi Ngân sách địa phương gắn với bộ máy các cơ quan nhà nước tại ĐP và những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà chính quyền ĐP đảm đương trong từng thời kỳ.

Nhiệm vụ chi của Ngân sách địa phương được phân cấp cụ thể và được quy định trong Luật NSNN năm 2002 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho NS các cấp chính quyền ĐP. Với nguồn lực có hạn buộc chính quyền ĐP phải sắp xếp thứ tự ưu tiên trong phạm vi chi, không để tình trạng chi dàn trải, dẫn đến kém hiệu quả trong chi NS.

– Phần lớn các khoản chi Ngân sách địa phương là những khoản chi không hoàn trả trực tiếp. Các khoản cấp phát từ NSĐP cho các ngành, các cấp, cho các hoạt động văn hóa, xã hội, giáo dục, ….không phải trả giá hoặc hoàn lại cho nhà nước.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Ngân sách địa phương là gì? Khái niệm và vai trò của Ngân sách địa phương[/message]

– Hiệu quả chi NSĐP được xem xét trong phạm vi một ĐP. Đó là các hiệu quả kinh tế, xã hội. Hiệu quả này được xem xét dựa vào việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế, xã hội mà các khoản chi NSĐP đảm nhận.

Các nhân tố ảnh hưởng tới chi Ngân sách địa phương

Ngân sách địa phương chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ yếu sau:

+ Pháp luật về chi NS: đó là các chính sách, chế độ chi NS, các định mức chi tiêu. Khi chính sách, chế độ, định mức chi tiêu thay đổi sẽ làm thay đổi nội dung và mức chi NS. Đây là căn cứ để xây dựng dự toán chi NS, căn cứ pháp lý để tổ chức thực hiện chi NS và là căn cứ để thực hiện quyết toán chi NS.

+ Khả năng thu: Chi chỉ được thực hiện trên cơ sở có nguồn thu. Căn cứ vào khả năng thu NSĐP mà chính quyền ĐP sẽ điều hành các nhiệm vụ chi. Do đó, nếu thu được nhiều thì chi sẽ nhiều và ngược lại.

+ Nhiệm vụ mà chính quyền địa phương phải thực hiện: Chi để thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền ĐP. Do vậy, nhiệm vụ mà chính quyền ĐP phải đảm nhiệm có ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung chi NSĐP, ảnh hưởng đến mức chi và cơ cấu chi NSĐP. Chính quyền ĐP phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ để phát triển kinh tế của ĐP và giải quyết các vấn đề xã hội, an ninh của ĐP.

Nhiệm vụ sẽ được cụ thể hóa trong từng thời kỳ. Xác định nhiệm vụ không trọng tâm, trọng điểm, ĐP ôm đồm giải quyết quá nhiều vấn đề trong một thời kỳ có thể làm cho chi dàn trải, kém hiệu quả. Những lĩnh vực tư nhân làm tốt thì nhà nước không cần làm, nhà nước chỉ cần làm những việc tư nhân không thể làm hoặc không được làm.

Một trong những nội dung chi Ngân sách địa phương là chi thường xuyên (lương, phụ cấp, hoạt động chuyên môn,…) để duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền ĐP. Một trong những nguyên nhân khiến chi thường xuyên ngày một tăng là do bộ máy hành chính ngày một phình to. Để có thể tiết kiệm chi NSĐP cần thực hiện tinh giản bộ máy, cơ cấu lại bộ máy đảm bảo đủ nhân sự để thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Kiểm tra, giám sát và chế tài xử phạt:

Cũng giống với thu, chi Ngân sách địa phương cũng chịu ảnh hưởng bởi công tác kiểm tra, giám sát và chế tài xử phạt. Kiểm tra, giám sát sẽ đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng mục đích, phân bổ vốn có hiệu quả, góp phần chi tiêu tiết kiệm và hiệu quả hơn. Công việc giám sát không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền mà còn là trách nhiệm của người dân. Bởi lẽ, chi NSĐP chủ yếu là sử dụng số tiền do người dân đóng góp. Chi NSĐP diễn ra trên phạm vi rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng, việc trao quyền cho cá nhân trong việc quyết định chi NSĐP thường rất ít, thường liên quan đến nhiều chủ thể, kết quả rất khó quy kết trách nhiệm cho cá nhân khi xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật trong chi ngân sách. Vì vậy, việc quy định thẩm quyền và trách nhiệm quyết định chi cần rõ ràng và có cơ chế xử phạt nghiêm.

Mối quan hệ giữa thu và chi Ngân sách địa phương

Thu và chi Ngân sách địa phương có mối quan hệ khăng khít với nhau và là mối quan hệ biện chứng. Các nhiệm vụ chi chỉ được thực hiện khi có nguồn thu đảm bảo. Khả năng thu là một trong những căn cứ quan trọng trong bố trí mức chi và nội dung chi. Nếu thu không đủ so với KH, các cấp ĐP sẽ phải cắt giảm, giãn hoãn các khoản chi theo thứ tự ưu tiên. Chi có tác động ngược trở lại tới thu NS. Chẳng hạn, chi ĐTPT cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển kinh tế sẽ làm tăng thu NS.

Cũng chính vì mối quan hệ biện chứng giữa thu và chi nên bất kỳ quốc gia nào cũng ưu tiên chi ĐTPT. Chi thường xuyên mang tính chất tiêu dùng còn chi đầu tư mang tính chất tích lũy, tạo nguồn thu cho tương lai. Vì vậy, các quốc gia, các địa phương thường có xu hướng tiết kiệm và giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi ĐTPT.

Chi Ngân sách địa phương là gì?

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?