Các quan niệm về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

bảo vệ môi trường

Các quan niệm về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

Xã hội hóa công công tác bảo vệ môi trường là một phần rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững mà Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.

Bảo vệ môi trường bao gồm nhiều vấn đề như ô nhiễm không khí, ô nhiễm biển và đại dương, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tài nguyên đất, đa dạng sinh học,… nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường đối với sự phát triển bền vững của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp thiết thực nhằm khôi phục và cải thiện tình trạng môi trường hiện nay. Nhưng môi trường là một lĩnh vực rộng lớn, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tất cả mọi người. Nếu chỉ dựa vào Nhà nước thì không đem lại hiệu quả lâu bền được mà đòi hỏi phải có sự hợp tác của cả cộng đồng. Xã hội hóa bảo vệ môi trường là sự kết hợp hài hòa vai trò của cộng đồng và sự quản lý của Nhà nước vào các mặt hoạt động trong lĩnh vực môi trường. Tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức các thành phần kinh tế tham gia góp sức vào bảo vệ môi trường, chia sẻ bớt gánh nặng và trách nhiệm với Nhà nước, để Nhà nước có điều kiện tập trung vào phát triển các lĩnh vực, các chuyên ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn, kỹ thuật công nghệ cao, như đào tạo đội ngũ nhân lực, y tế, giáo dục, kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất…. bảo vệ môi trường là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng chứ không phải nhiệm vụ riêng của Nhà nước.

Mô hình xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường mặc dù đã được thực hiện và triển khai ở nhiều địa phương trên cả nước, nhiều quốc gia và đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực nhưng cho đến nay chưa có một khái niệm thống nhất về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

– Theo Tiến Sỹ Trần Thanh Lâm ( Tạp chí bảo vệ môi trường ): Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là quá trình chuyển hóa tạo lập cơ chế hoạt động và cơ chế tổ chức quản lý mới trong hoạt động bảo vệ môi trường trên cơ sở đồng trách nhiệm, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường để đạt mục tiêu phát triển bền vững.

– Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là việc huy động sự tham gia của toàn xã hội nhằm cải thiện môi trường và từng bước nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần người dân.

– Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là việc huy động ở mức cao nhất sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp bảo vệ môi trường, phát huy vai trò của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường.

– Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường là việc vận động và tổ chức toàn xã hội và nhân dân tham gia một cách rộng rãi vào công tác bảo vệ môi trường nhằm cải thiện môi trường và từng bước nâng cao mức hưởng thụ vật chất và tinh thần của người dân. (Trích Sở Giao Thông công chính Thành phố Hà Nội năm 2000).

Vậy xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường phải trở thành quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tầng lớp trong xã hội từ những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý tới mọi người dân trong xã hội huy động sự tham gia đóng góp một phần kinh phí của mỗi người dân nhằm giảm ngân sách của nhà nước, địa phương đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Bởi vì môi trường là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn nó bao trùm lên mọi mặt và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ chung của cả cộng đồng.

Xã hội hóa bảo vệ môi trường được xem xét chủ yếu trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải để giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt đang ngày càng trở nên bức thiết ở các quận, huyện. Nhằm khuyến khích sự đóng góp của người dân giảm sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước.

Các quan niệm về xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

5/5 - (100 Bình chọn)
Dịch vụ phân tích định lượng và xử lý số liệu bằng SPSS, EVIEW, STATA, AMOS

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn cần hỗ trợ?