Các quan điểm về rủi ro tín dụng

gửi tiết kiệm

Các quan điểm về rủi ro tín dụng

Thuật ngữ tín dụng “credit” xuất phát từ chữ latinh “Creditium” có nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm. Trong lĩnh vực kinh tế có thể hiểu rằng: “Tín dụng là quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn và lãi suất đã thoả thuận”.

Quan hệ tín dụng được hình thành và ra đời từ rất lâu. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các hình thức tín dụng mới ngày càng có trình độ cao hơn. Trong thực tiễn đã có những hình thức tín dụng sau: tín dụng nặng lãi, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước và tín dụng tiêu dùng. Trong các hình thức trên thì tín dụng ngân hàng là một hình thức vô cùng quan trọng, nó là mối quan hệ tín dụng chủ yếu, cung cấp phần lớn nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp và các thể nhân khác trong nền kinh tế. Có thể hiểu rằng: “Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, còn bên kia là các pháp nhân và thể nhân khác trong nền kinh tế”.

Như vậy, tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng và một bên là các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và các cá nhân, bằng cách ngân hàng huy động vốn từ các nguồn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cung cấp cho bên kia trong một khoảng thời gian nhất định. ðến thời hạn nào đó do hai bên thỏa thuận, ngân hàng sẽ nhận được vốn và một phần tăng thêm gọi là phần lời và được tính theo lãi suất.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Các hình thức biểu hiện của rủi ro tín dụng[/message]

Tín dụng ngân hàng có các đặc trưng cơ bản: Một là: sự tin tưởng, tín nhiệm giữa ngân hàng và khách hàng; Hai là: tính thời hạn và hoàn trả.

– “Sự tin tưởng”: giữa ngân hàng và khách hàng đòi hỏi mức độ tin tưởng cao, bởi lẽ trong quan hệ tín dụng mà không có sự tin tưởng thì tín dụng mang đầy rủi ro và ảnh hưởng xấu là rất lớn. Khách hàng vay không chỉ là người đáng tin cậy theo những tiêu thức đạo đức xã hội thuần tuý mà điều quan trọng hơn họ phải chứng minh được khả năng và ý chí trả nợ. Sự tin tưởng của ngân hàng đối với khách hàng được đề cập ở đây chính là lòng tin hay cơ sở khẳng định về khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi.

– “ Tính thời hạn và hoàn trả”: quan hệ tín dụng là sự vận động độc lập tương đối giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn. Khách hàng phải có trách nhiệm hoàn trả khoản vay theo cam kết: đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng. Tín dụng, chính vì đặc trưng này mà được xác định rõ ràng chỉ là quan hệ tạm thời và bao giờ việc chuyển giao quyền sử dụng vốn cũng gắn với một thời hạn nhất định, cho dù đó là thời hạn ngắn, trung bình hay dài hạn.

Chính bởi vậy, khi một trong hai đặc trưng bị vi phạm sẽ dẫn tới rủi ro tín dụng (RRTD) cho ngân hàng. Khi nói tới rủi ro tín dụng của ngân hàng, khái niệm đơn giản nhất được hiểu như sau: “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng”.[61]

Như vậy, khi đến hạn mà khách hàng trả chậm, trả không đúng hạn hoặc không trả thì có nghĩa là rủi ro tín dụng đã xảy ra.

Ngoài khái niệm trên, theo Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng thì rủi ro tín dụng lại được hiểu là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn” [53], [54].

Theo quan điểm này, rủi ro tín dụng được đánh giá dựa trên việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của khách hàng bao gồm việc trả gốc và thanh toán lãi.

Thomas P.Fitch trong cuốn “ Dictionary of banking systems” lại định nghĩa rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ [77].

Một cách hiểu khác theo cuốn Risk Management in Banking (2001) của Joel Bessis thì rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất do khách hàng không trả đuợc nợ hoặc đó là sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay” [69].

Còn theo Khoản 1 điều 1 Quyết định 493/2005/Qð-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN Việt Nam thì rủi ro tín dụng được hiểu như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện được hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. [17]

Nói tóm lại, RRTD sẽ phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác như bảo lãnh, tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ dự án …Tuy nhiên phạm vi luận án chỉ đề cập tới rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanh nghiệp.

Các quan điểm về rủi ro tín dụng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?