Tình hình nghiên cứu trong nước về nợ xấu ngân hàng

ODA Nhật Bản

Tình hình nghiên cứu trong nước về nợ xấu ngân hàng

Ở trong nước, cũng đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nợ xấu ngân hàng . Cụ thể, các vấn đề về nợ xấu đã được đề cập ở một số luận văn thạc sỹ trong thời gian qua.

Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Tuấn Anh (2004), Bùi Thị Thu Lan (2005), Vũ Hữu Biên (2010) nghiên cứu về vấn đề nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thành Đô (2005), Mạc Đình Khuyến (2006), Nguyễn Thị Vân Huyền (2010), Cù Hoài Thanh (2010) nghiên cứu về các giải pháp nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Huy Hoàng (2007), Nguyễn Quốc Việt (2008) được thực hiện nghiên cứu tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam”…  Như vậy, mặc dù vấn đề nợ xấu đã được quan tâm khá nhiều ở các luận văn thạc sỹ, nhưng khi nghiên cứu sâu vào nội dung, tác giả nhận thấy:

Thứ nhất: Phần lớn các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu hạn chế sự phát sinh các
khoản nợ xấu hoặc việc xử lý các khoản nợ xấu, chứ chưa có sự kết hợp toàn diện giữa hai vấn đề này. Trong khi đó thực tiễn đòi hỏi phải quản lý nợ xấu đồng thời trên cả hai giác độ: hạn chế sự phát sinh nợ xấu và xử lý những khoản nợ xấu đã phát sinh như thế nào.

Thứ hai: Các công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một ngân hàng cụ thể mà chưa mở rộng ra phạm vi toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Thứ ba: Chưa tác giả nào đi sâu nghiên cứu cách nhận biết, đo lường, xây dựng giới hạn tỷ lệ nợ xấu áp dụng cho từng ngân hàng đến việc tiếp cận cách tính trích lập dự phòng theo tiêu chuẩn quốc tế.

[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài về nợ xấu ngân hàng[/message]

Đối với luận án tiến sĩ trong nước, nghiên cứu của Phạm Quý Hoà (1994) đã chỉ ra những giải pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hữu Thủy (1996) đề cập tới việc hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam. Như vậy, hai nghiên cứu này đều đặt ra đối tượng nghiên cứu là vấn đề rủi ro tín dụng của ngân hàng, từ đó phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam và đưa ra các giải pháp hạn chế và phòng ngừa. Tuy nhiên, hai nghiên cứu này vẫn chưa đưa ra một mô hình quản lý rủi ro tín dụng cụ thể.

Luận án “ Đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, Lê Tấn Phước (2007). Tác giả đã làm rõ thêm các khái niệm và lý luận trong việc đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại các ngân hàng. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra những dự báo về xu hướng phát triển của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới từ đó đề ra
những giải pháp khả thi góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của các NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trong luận án, tác giả vẫn chưa đưa ra được những bất cập trong hoạt động quản lý rủi ro, vốn được coi là một nhân tố rất quan trọng góp phần đảm bảo an toàn tín dụng cho hệ thống ngân hàng.

Gần đây nhất, có một công trình được bảo vệ khá thành công với những đóng góp thực sự có giá trị cho hoạt động quản trị NHTM, đó là luận án tiến sĩ của tác giả Lê Thị Huyền Diệu (2010) với tên đề tài “ Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam”. Đề tài của tác giả đã đúc kết lại lý thuyết cơ bản về các mô hình quản lý rủi ro tín dụng. Như vậy, khác với hai công trình nghiên cứu ở trên, tác giả Huyền Diệu đã luận giải một cách có hệ thống các vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng và xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng từ đó
phân tích các điều kiện thực tiễn để áp dụng tại các NHTM Việt Nam. Mặc dù những đóng góp của tác giả là hoàn toàn đáng ghi nhận nhưng nghiên cứu của tác giả vẫn chưa đi sâu cụ thể vào các vấn đề về nợ xấu và quản lý nợ xấu, vốn là biểu hiện của rủi ro tín dụng.

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thu Đông (2012) với đề tài: “ Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”. Tác giả đã đưa ra quan niệm về chất lượng tín dụng ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp của VCB từ năm 2006 – 2010, luận án đã phản ánh thực trạng chất lượng tín dụng của VCB trong điều kiện hội nhập. Tác giả cũng rất thành công trong việc áp dụng mô hình hồi quy logistic để kiểm định mô hình và giả thiết nghiên cứu trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xếp
hạng tín dụng của khách hàng pháp nhân tại VCB – chi nhánh Đà Nẵng. Tác giả cũng đề xuất khả năng ứng dụng mô hình đó trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng.

Ngoài ra, vấn đề rủi ro tín dụng còn được đề cập ở một số công trình nghiên cứu khoa học khác. Đề tài nghiên cứu cấp Viện của Lê Thị Kim Nga (2001) về “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM Việt Nam” đã giải thích những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng và đề xuất khung quản lý rủi ro tín dụng cho các NHTM Việt Nam.

Các vấn đề về nợ xấu cũng được đề cập tới ở một số tạp chí chuyên ngành. Bài viết của Huỳnh Thế Du (2004) trong chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, TP Hồ Chí Minh đã đưa ra một số mô hình xử lý nợ xấu trên thế giới: gồm mô hình xử lý nợ tập trung. VD: Hoa Kỳ và các nước Đông Á như: Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc…và mô hình xử lý nợ phi tập trung. VD: Hungary, Ba Lan..Tác giả phân tích rất kỹ về mặt ưu – nhược điểm của từng loại mô hình. Ngoài ra, tác giả còn có sự so sánh các điểm tương đồng về xuất phát điểm và quá trình phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam
và hệ thống NHTM Trung Quốc đồng thời cũng nghiên cứu thực trạng về nguyên nhân, quá trình phát sinh và xử lý nợ xấu ở Việt Nam và Trung Quốc trong các năm 2003 và 2004. Nghiên cứu của tác giả được kết luận với những đánh giá và biện pháp trong việc xử lý nợ của cả hai quốc gia này. Như vậy, với nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thế Du, vấn đề về quá trình xử lý nợ xấu, cũng như xây dựng mô hình quản lý nợ xấu đối với các NHTM Việt Nam đã được đề cập, tuy nhiên trong nghiên cứu này hoàn toàn không có một mô hình kiểm định nào về các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ
xấu NHTM. Việc xây dựng và kiểm định các mô hình này là rất cần thiết, bởi tỷ lệ nợ xấu và hoạt động quản lý nợ xấu chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Việc kiểm định mối quan hệ này với nghiên cứu tại các NHTM Việt Nam sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp cụ thể của mình.

Bài viết của Nguyễn Đức Cường (2006), trên tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, đã đề cập tới việc ứng dụng những nguyên tắc của Basel trong hoạt động quản lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới. Trên tạp chí Tài chính doanh nghiệp, số 4 bài viết của Hà Thị Thuý Vân (2007) cũng đưa ra các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động quản lý nợ xấu các ngân hàng

Tình hình nghiên cứu trong nước về nợ xấu ngân hàng

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?