Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Chính sách tỷ giá

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Nghiên cứu tác động của các nhân tố đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa ra các quyết định tài chính hợp lý nhằm tạo ra cấu trúc tài chính thích hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng doanh nghiệp.

– Thứ nhất: Ảnh hưởng của nhân tố quy mô doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa quy mô doanh nghiệp với đòn bẩy tài chính thể hiện như sau:

+ Quy mô doanh nghiệp tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia mà người ta đưa ra những tiêu chí khác nhau để xác định quy mô doanh nghiệp. Ở Việt Nam việc xác định quy mô doanh nghiệp chủ yếu dựa trên hai tiêu chí vốn và lao động.

+ Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực tài trợ (vay nợ) cho chi phí cố định. Nếu như đòn bẩy hoạt động thể hiện mức độ chi phí cố định so với chi phí biến đổi thì đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ khoản nợ trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi doanh nghiệp quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay. Hiện tượng này chỉ diễn ra khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh nghiệp tăng cao trong khi vốn chủ sở hữu không đủ tài trợ. Khoản nợ của doanh nghiệp sẽ trở thành khoản nợ phải trả và lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Thông thường doanh nghiệp chỉ sử dụng đòn bảy tài chính khi tin tưởng rằng tỷ suất sinh lời trên tài sản cao hơn lãi suất vay.

Một điểm cần lưu ý là doanh nghiệp có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính trong khi không thể lựa chọn đòn bẩy hoạt động. Bởi lẽ, đòn bẩy hoạt động do đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp qui định, ví dụ: các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và sản xuất nguyên liệu cơ bản như thép, xi măng, cơ khí, vật liệu xây dựng, … có đòn bẩy hoạt động cao trong khi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ như tư vấn, du lịch…có đòn bẩy hoạt động thấp. Trong khi đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể lựa chọn đòn bẩy tài chính (vốn vay) cho mình. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính có hai tác động: Doanh nghiệp phải tăng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh để trang trải chi phí tài chính cố định (lãi vay và nợ gốc), song khi doanh thu đã đạt đến điểm hòa vốn thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng nhanh chóng với mỗi phần thu nhập từ hoạt động tăng thêm, và đây cũng là lợi ích và kỳ vọng của doanh nghiệp trong sử dụng đòn bẩy tài chính.

Nhiều nghiên cứu cho thấy giữa quy mô doanh nghiệp và đoàn bẩy tài chính có mối quan hệ thuận. Nghĩa là quy mô doanh nghiệp lớn thì doanh nghiệp có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn và do đó quy mô có quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ.

Thứ hai: Ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc tài sản

Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp là mối quan hệ tỷ lệ giữa tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn. Khi tỷ lệ tài sản dài hạn cao thì khả năng tiếp cận với được khoản vay một cách dễ dàng. Do đó, tỷ suất đầu tư dài hạn có quan hệ cùng chiều với tỷ suất nợ. Nghĩa là tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn tăng cao thì tỷ suất nợ cũng tăng cao.

Thứ ba: Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Phạm trù hiệu quả kinh doanh thực chất là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để sử dụng các yếu tố đầu vào và có tính đến các mục tiêu của doanh nghiệp. Mối quan hệ so sánh ở đây có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tương đối.

Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả kinh doanh H = K-C là kết quả đạt được (K) trừ đi các chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào (C). So sánh về mặt tương đối thì H=K/C

Do đó, để tính được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ta phải tính kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu xét mối quan hệ giữa kết quả và hiệu quả thì kết quả nó là cơ sở để tính ra hiệu quả kinh doanh, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lượng có khả năng đong, cân, đo đếm như số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, thị phần…. như vậy kết quả sản xuất kinh doanh thường là mục tiêu của doanh nghiệp.

Mỗi một khi sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao,các nhà quản lý cung như chủ sở hữu thường có khunh hướng sử dụng thu nhập để lại để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hơn là sử dụng vốn vay. Do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao thì tỷ suất nợ giảm. Quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và tỷ suất nợ là quan hệ nghịch.

–   Thứ tư: Ảnh hưởng của nhân tố rủi ro kinh doanh

Cho đến nay chưa có một định nghĩa chuẩn tắc, thống nhất về thuật ngữ “rủi ro kinh doanh”. Tùy theo mỗi nhà nghiên cứu, mỗi một ngành, mỗi một đơn vị mà quan niệm về rủi ro kinh doanh khác nhau. Trường phái cổ điển thường chỉ nhìn nhận rủi ro kinh doanh mang đến cho doanh nghiệp hệ lụy tiêu cực. Ngược lại, trường phái hiện đại nhìn nhận rủi ro kinh doanh bao gồm cả khía cạnh tiêu cực và tích cực cho quá trình phát triển doanh nghiệp. Đứng ở góc độ doanh nghiệp, doanh nghiệp coi rủi ro là bất cứ điều gì có khả năng ngăn cản sự phát triển của doanh nghiệp, có những rủi ro do xâm nhập từ bên ngoài có những rủi ro từ bên trong doanh nghiệp. Nếu rủi ro kinh doanh thường xẩy ra và không có biện pháp khắc phục thì dẫn đến hệ lụy phá sản.

Nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro kinh doanh với tỷ suất nợ người ta nhận thấy giữa hai đại lượng đó có quan hệ nghịch. Nghĩa là khi rủi ro kinh doanh càng cao thì tỷ suất nợ càng giảm vì các nhà đầu tư lo ngại rủi ro kinh doanh nên các doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn vay.

–  Thứ năm: Nhân tố hình thức sở hữu doanh nghiệp

Sự khác biệt về hình thức sở hữu của doanh nghiệp sẽ tạo ra những ràng buộc bởi những quy định pháp lý về tư cách pháp nhân cũng như cơ chế vận hành các mục tiêu hoạt động khác nhau của doanh nghiệp. Do vậy, mục tiêu, điều kiện và khả năng tiếp cận thị trường tài chính của các doanh nghiệp khác nhau. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến chính sách tài trợ hay cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.

–  Thứ sáu: Đặc điểm của chủ sở hữu doanh nghiệp

Nói chung so với nhà quản lý doanh nghiệp, một trong những đặc điểm của chủ sở hữu doanh nghiệp là không muốn rủi ro cho dù rủi ro đôi khi là cơ hội cho chủ doanh nghiệp tăng lợi nhuận, họ chấp nhận ít lợi nhuận miễn là hoạt động ít rủi ro. Chính đặc điểm này đã ảnh hưởng đến cơ cấu huy động vốn của doanh nghiệp.

–  Thứ bảy: Tính chất, đặc điểm và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:

Các TĐKT thường hoạt động trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, doanh nghiệp nào cũng có ngành nghề kinh doanh chính, cốt lõi. Các ngành nghề kinh doanh thường có những đặc điểm riêng về kinh tế, kỹ thuật, công nghệ sản xuất từ đó chi phối đến đặc điểm tài chính của doanh nghiệp như đầu tư, huy động vốn, luân chuyển và thu hồi vốn. Đối với những ngành có chu kỳ sản xuất dài, vòng quay vốn chậm và nhu cầu đầu tư lớn chủ yếu là đầu tư cho bộ phận tài sản dài hạn. Nguồn vốn để đầu tư là vốn chủ sở hữu và các khoản vay và nợ dài hạn và ngược lại.

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?