Các nghiên cứu về thu chi ngân sách nhà nước và quản lý thu chi ngân sách nhà nước

ngân sách nhà nước

Các nghiên cứu về thu chi ngân sách nhà nước và quản lý thu chi ngân sách nhà nước

Về thuế cần phải kể đến cuốn Kinh tế học của Paul A.Samuelson (1948), do Vũ Cương- Đinh Xuân Hà- Nguyễn Xuân Nguyên- Trần Đình Toàn dịch, NXB Tài chính, năm 2011. Vấn đề về thuế được nghiên cứu trong Chương 17. Các vấn đề về thuế được nghiên cứu gồm: các nguyên tắc đánh thuế, trong đó nhấn mạnh đến nguyên tắc lợi ích và khả năng thanh toán, nguyên tắc công bằng ngang và công bằng dọc; thuế lũy tiến và lũy thoái, thuế trực thu và thuế gián thu. Cuốn sách này còn giới thiệu tổng quát các nguyên tắc tổ chức hệ thống thuế và các loại thuế chính mà chính quyền liên bang, bang và địa phương thu. Thuế thu nhập và thuế quỹ lương là các nguồn thu chính của chính quyền liên bang. Còn đối với nguồn thu của chính quyền bang và địa phương thì thuế tài sản và thuế tiêu thụ lại chiếm ưu thế. Thuế tài sản chủ yếu đánh vào bất động sản, đất đai, nhà cửa. Mỗi địa phương đặt ra thuế suất hàng năm đánh vào giá trị đánh giá của tài sản. Các thành phố chủ yếu dựa vào thuế tài sản vì nhà cửa đất đai khó có thể chuyển đến thành phố khác để tránh bị thành phố này đánh thuế.

Đặc biệt, cuốn sách đề cập đến hai hướng mà thuế có tác động lớn đến hoạt động kinh tế. Thứ nhất, thuế suất ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và tiết kiệm của dân chúng. Khi thuế suất ở một khu vực nào đó cao thì các nguồn lực sẽ chảy sang những khu vực thuế thấp hơn. Nếu những đầu tư rủi ro cao mà không được hưởng ưu đãi thuế thì nhà đầu tư sẽ thích đầu tư ở những lịch vực an toàn hơn. Thứ hai, tính toán về thuế thường có tác động đến thời điểm của nguồn thu nhập. Tại chương 17 cũng đã đề cập đến chi tiêu của Chính phủ Mỹ. Hệ thống tài chính công của Mỹ là một chế độ tài khóa liên bang. Chính quyền liên bang tập trung các chi tiêu của mình vào việc cung cấp các hàng hóa công cộng quốc gia. Chính quyền bang và địa phương chủ yếu chi cho các hàng hóa công cộng địa phương- những hàng hóa mà lợi ích của nó nằm trong phạm vi địa phương. Học giả đã khẳng định, chi tiêu của chính phủ là một tác nhân lớn nhất trong nền kinh tế, đóng vai trò chủ chốt trong việc xác định các hình thái tiêu dùng, đầu tư và lợi nhuận trong nền kinh tế.

Viêng Thoong Sỉ Phăn Đon (2011) đã bảo vệ Luận án Tiến sĩ kinh tế, tại Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh với đề tài “Quản lý thu ngân sách nhà nước ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”. Luận án đã hệ thống hóa, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường, như: khái niệm ngân sách nhà nước, khái niệm thu ngân sách nhà nước, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước; khái niệm, đặc điểm, vai trò, mục tiêu và nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước (trong đó nhấn mạnh đến hoạch định chính sách thu ngân sách nhà nước, quản lý quá trình tổ chức thu NSNN); mô hình tổ chức bộ máy quản lý thu ngân sách nhà nước. Luận án đưa ra được một số kinh nghiệm quản lý thu NSNN của Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Pháp, Anh và rút ra 7 bài học có thể vận dụng trong quản lý NSNN ở CHDCND Lào. Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý thu NSNN ở CHDCND Lào qua các thời kỳ, luận án đánh giá những thành công, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế trong quản lý thu ngân sách nhà nước ở Lào. Luận án đã đề xuất 5 định hướng và 4 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý thu ngân sách nhà nướcà chưa đưa ra được các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý thu NS; chưa chỉ rõ các căn cứ đề xuất giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp.

Nội dung quản lý thu NSNN được trình bày trong luận án là chưa nhất quán từ đầu đến cuối, cụ thể: Luận án cho rằng quản lý thu NSNN được hiểu là quá trình hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách thu NSNN.  Theo cách hiểu như vậy, luận án khẳng định quản lý thu NSNN bao gồm quá trình xây dựng các chính sách, chế độ thu, quá trình tổ chức hệ thống cơ quan thu, triển khai các phương pháp thu, kiểm tra giám sát hoạt động thu và giải quyết tranh chấp trong quá trình thu NSNN. Khi đề cập đến nội dung quản lý thu NSNN, luận án trình bày có hai nội dung lớn, đó là hoạch định chính sách thu NSNN và quản lý quá trình tổ chức thu NSNN; Đi vào phân tích thực trạng quản lý thu NSNN ở Lào, luận án lại xây dựng thành 3 nội dung là: chính sách thu NSNN; Quản lý quá trình thu NSNN và bộ máy thu NSNN. Như vậy, nội dung quản lý thu ngân sách nhà nước chưa được trình bày nhất quán trong các phần của luận án.

Michael Spackman (2002), Multi-year perspective in Budgeting and public investment planing (quan điểm dài hạn trong lập kế hoạch ngân sách và đầu tư công), OECD, Pari, April 2002. Hoc gia nay cho răng, khi co qua nhiêu muc tiêu thi viêc lâp kê hoach NS va kê hoach đâu tư công se kho khăn va cung không thê đem lai hiêu qua cao. Vi thê, trong môt thơi gian nhât đinh chi nên tâp trung vôn ngân sách nhà nước cho môt sô muc tiêu quan trọng hơn. Do đo, trươc khi tiên hanh xây dưng kê hoach NS va kê hoach đâu tư công phai xac đinh đươc muc tiêu cơ ban cân ưu tiên. Cac kê hoach đâu tư công phai đươc thông qua ơ câp cao nhât va phai đươc câp cao nhât kiêm soat chăt che. Đông thơi, kê hoach đâu tư công đươc công khai trươc công chung.

Các nghiên cứu về thu chi ngân sách nhà nước và quản lý thu chi ngân sách nhà nước

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?