Mục lục
Các hình thức đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài
Các hình thức đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài bao gồm : 1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Co-operation Contract); 2. Doanh nghiệp liên doanh; 3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài; 4. Các hình thức đầu tư vốn FDI khác
1. Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Co-operation Contract)
Đây là hình thức liên doanh liên kết giữa một bên là đối tác trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh giữa các bên trong các văn bản ký kết mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức này có đặc điểm là hợp tác kinh doanh của các bên được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết trong đó sẽ quy định rõ trách nhiệm và phân chia lợi nhuận của các bên, nước nhận đầu tư sẽ phê chuẩn hợp đồng giữa các bên, thời hạn hợp đồng do các bên thỏa thuận. Loại hợp đồng này được áp dụng phổ biến nhất trong các lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác.
2. Doanh nghiệp liên doanh
Đây là hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế trong đó có các bên tham gia có quốc tịch khác nhau giữa một bên là nhà đầu tư của nước sở tại và bên còn lại là của đối tác nước ngoài. Hình thức này có đặc điểm là thành lập doanh nghiệp mới theo pháp luật của nước sở tại, có tư cách pháp nhân theo luật nước chủ nhà, các bên tham gia có quốc tịch khác nhau cùng kết hợp lại trên cơ sở cùng nhau góp vốn, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, cùng nhau chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ góp vốn do các bên thỏa thuận dựa trên cơ sở luật định của nước nhận đầu tư. Đây là loại hình doanh nghiệp mà nước nhận đầu tư có những lợi ích là ngoài phần tiếp nhận được phần vốn góp còn học tập được kinh nghiệm quản lý, đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao, tiếp thu được kỹ thuật tiên tiến. Nhưng để hình thức này đem lại lợi ích đó đòi hỏi nước sở tại có khả năng góp vốn, có đủ trình độ tham gia quản lý cùng với người nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, hình thức này chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu khi mà họ chưa am hiểu về nước sở tại, về luật pháp và môi trường đầu tư, liên doanh để tranh thủ sự hiểu biết và hỗ trợ của đối tác nước sở tại nhằm hạn chế bớt rủi ro trong quá trình đầu tư. Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư nước ngoài am hiểu nước sở tại rồi thì hình thức này không được ưa chuộng lắm, bởi khi họ đã hiểu và nắm rõ được luật pháp, thủ tục và các chính sách liên quan đến vấn đề đầu tư thì họ muốn tự mình ra các quyết định mà không phải thông qua sự đồng ý của các bên như trong liên doanh. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động xu hướng của nước nhận đầu tư là tăng dần vốn góp trong doanh nghiệp liên doanh từ đó tăng mức ảnh hưởng, tiến tới kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp liên doanh gây rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài.
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm : Khái niệm về vốn FDI[/message]3. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Đây là loại hình doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài bỏ toàn bộ vốn thành lập, tổ chức quản lý và điều hành. Loại hình này có đặc điểm là dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo luật nước chủ nhà, sở hữu hoàn toàn của nước ngoài, chủ đầu tư nước ngoài tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, quyền lợi và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh thuộc hoàn toàn về nhà đầu tư nước ngoài nhưng thành lập pháp nhân tại nước sở tại nên chịu sự kiểm soát bởi pháp luật của nước sở tại.
Ngược với loại hình doanh nghiệp liên doanh, đầu tiên các nhà đầu tư nước ngoài không thích hình thức đầu tư này thành lập do họ chưa am hiểu về luật pháp, môi trường và thủ tục của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên, khi các vấn đề trên được tháo gỡ thì đây là hình thức được các nhà đầu tư nước ngoài ưa thích và mở rộng trong quan hệ kinh tế quốc tế vì họ muốn tự mình quyết định, quản lý và hưởng các lợi ích do các hoạt động đầu tư mang lại.
4. Các hình thức đầu tư vốn FDI khác
BOT (Building Operate Transfer)
Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Hết thời hạn kinh doanh, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho sở tại. Đặc trưng của hình thức này là dựa trên cơ sở pháp lý của hợp đồng, vốn đầu tư của nước ngoài, hình thức này có thành lập pháp nhân mới có thể là loại hình doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh. Phạm vi áp dụng đối tượng hợp đồng là các công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt trong lĩnh vực giao thông đường sắt, đường bộ, cảng biển, thủy điện…
BTO (Building Transfer Operate)
Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho sở tại. Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.
Hình thức này giống như hình thức BOT chỉ khác ở điểm sau khi xây dựng xong công trình được chuyển giao ngay cho nước sở tại, sau đó mới thực hiện kinh doanh.
BT (Building Transfer)
Là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT.
PPP (Public – Private Partnership).
Đây là hình thức hợp tác công – tư, PPP là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nhằm xây dựng công trình, cung cấp dịch vụ với một số tiêu chí riêng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ lập danh mục dự án ưu tiên đầu tư PPP hàng năm và tiến hành đấu thầu cạnh tranh để lựa chọn nhà đầu tư nước ngoài đủ năng lực, kinh nghiệm nhất. Đây là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, nó sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân vì tận dụng được nguồn lực tài chính, quản lý từ nhà đầu tư, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích cho người dân. Mỗi dự án PPP sẽ được hai bên đóng góp theo tỷ lệ góp vốn nhất định, tỷ lệ đóng góp của các bên tuỳ vào quy định của từng nước và từng thời kỳ.
Các hình thức BOT, BTO, BT, PPP rất phù hợp với các nước đang phát triển nơi mà cơ sợ hạ tầng còn yếu kém và không có đủ vốn để xây dựng.
Như vậy, vốn FDI khi vào một nước nào đó thì có các hình thức như: Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (liên doanh, hoặc 100% vốn nước ngoài) ngoài ra còn có hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) tuy nhiên điều kiện thực hiện hình thức này còn phụ thuộc luật pháp ở từng nước.
Mỗi hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Do đó, việc kết hợp hài hòa lợi ích của các bên tham gia đầu tư cũng như phải phù hợp với mục tiêu của từng địa phương sẽ có hình thức đầu tư vốn FDI ưu việt nhất để phát huy được tiềm năng của từng điạ phương cũng như đem lại lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài.
Các hình thức đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT