Mục lục
Bộ máy quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương
Bộ máy quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả giới hạn trong việc nghiên cứu công tác quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, không nghiên cứu công tác quản lý của các cơ quan trung ương.
Các cơ quan quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương gồm: HĐND các cấp; UBND các cấp; Sở Tài chính và các Phòng Tài chính; Cục Thuế và các Chi cục Thuế; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện.
(1). HĐND các cấp [63]
HĐND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định DT thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phân bổ DT NS cấp tỉnh; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP; điều chỉnh DT ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện NS đã được HĐND quyết định; quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương; quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo quy định của pháp luật.
HĐND cấp huyện có thẩm quyền quyết định DT thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện; DT thu, chi ngân sách huyện và phân bổ DT NS cấp huyện; phê chuẩn quyết toán NS huyện; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NS; điều chỉnh DT NS huyện trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện NS đã được HĐND quyết định.
HĐND cấp xã quyết định DT thu ngân sách nhà nước trên địa bàn xã; dự toán thu, chi NS xã và phân bổ DT NS xã; phê chuẩn quyết toán NS xã; các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách địa phương và điều chỉnh DT NS xã theo quy định của pháp luật; giám sát việc thực hiện NS đã được HĐND quyết định.
(2).UBND các cấp [63]
UBND cấp tỉnh lập DT thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; lập dự toán thu, chi ngân sách địa phương; lập phương án phân bổ DT NS của cấp mình trình HĐND cùng cấp quyết định; lập DT điều chỉnh NSĐP trong trường hợp cần thiết;
Quyết toán ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp xem xét theo quy định của pháp luật; chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được Nhà nước giao nhiệm vụ thu NS tại ĐP theo quy định của pháp luật; xây dựng đề án thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn trình HĐND quyết định;
Xây dựng đề án phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội của ĐP theo quy định của pháp luật để trình HĐND quyết định; tổ chức, chỉ đạo thực hiện đề án sau khi được HĐND thông qua; lập quỹ dự trữ tài chính theo quy định của pháp luật trình HĐND cùng cấp và báo cáo cơ quan tài chính cấp trên.
UBND cấp huyện lập DT thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện; dự toán thu, chi NS huyện, phương án phân bổ DT NS cấp huyện; quyết toán NS huyện; lập DT điều chỉnh NS huyện trong trường hợp cần thiết trình HĐND cấp huyện quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp tỉnh;
Tổ chức thực hiện NS huyện; hướng dẫn, kiểm tra UBND xã, thị trấn xây dựng và thực hiện NS và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
UBND cấp xã lập DT thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi NS xã và phương án phân bổ DT NS xã; DT điều chỉnh NS xã trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán NS xã trình HĐND cấp xã quyết định và báo cáo UBND, cơ quan tài chính cấp huyện; tổ chức thực hiện NS xã, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương;
[message type=”e.g. information, success”]Xem thêm: Quan niệm quản lý nhà nước đối với thu – chi ngân sách địa phương[/message]Xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật; huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
(3). Cơ quan thuế
Tại ĐP cơ quan thuế gồm Cục Thuế và các Chi cục Thuế.
Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
(4).Cơ quan tài chính [15]
Cơ quan tài chính ở ĐP bao gồm Sở Tài chính và các Phòng Tài chính-Kế hoạch.
Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng QLNN về tài chính; NSNN; thuế, phí, lệ phí và thu khác của NSNN; tài sản nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; kế toán; kiểm toán độc lập; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại ĐP theo quy định của pháp luật.
Phòng Tài chính – Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng QLNN về lĩnh vực tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.
(5). Sở Kế hoạch và Đầu tư
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế – xã hội trên địa bàn cấp tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở ĐP; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ;
Đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong phạm vi ĐP; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở theo quy định của pháp luật.
(6).Kho bạc Nhà nước
Kho bạc Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Bộ máy quản lý nhà nước đối với thu-chi ngân sách địa phương
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT