Giải pháp Ban hành mới một số sắc thuế

cụm ngành

Mục lục

Giải pháp Ban hành mới một số sắc thuế

1. Ban hành thuế tài sản

Ở Việt Nam, các sắc thuế và khoản thu mang tính chất thuế đánh vào tài sản hiện hành bao gồm: thuế Nhà đất, thuế Sử dụng đất nông nghiệp, thuế Chuyển quyền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trước bạ.

Tuy nhiên, các sắc thuế trên chưa bao quát đầy đủ các nguồn thu, quy định còn nhiều phức tạp như: thuế Sử dụng đất nông nghiệp tính bằng thóc nhưng thu bằng tiền theo giá thóc do UBND tỉnh quy định căn cứ theo giá thị trường nên giá này cũng thường biến động, có khoảng cách nhất định giữa những tỉnh giáp ranh nhau; thuế Nhà đất chưa thu thuế đối với nhà, quy định này không còn phù hợp trong điều kiện hiện nay vì có những căn nhà rất có giá trị nên gây thất thu tiềm năng cho ngân sách nhà nước, không đảm bảo yêu cầu động viên hợp lý giữa các tầng lớp dân cư.

Một số khoản thu vào tài sản vừa mang tính chất thuế lại vừa mang tính chất lệ phí như lệ phí trước bạ.

Vì vậy, việc nghiên cứu ban hành luật thuế Tài sản là cần thiết để góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chức năng điều hành của Nhà nước, nâng cao nghĩa vụ đóng góp của chủ sở hữu tài sản nhằm từng bước đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo mối quan hệ thống nhất, đồng bộ giữa các sắc thuế trong toàn bộ hệ thống thuế, góp phần động viên một phần thu nhập tăng thu cho ngân sách nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế trong điều kiện hội nhập.

Theo thông lệ quốc tế, khi ban hành thuế Tài sản thường xem xét đến khả năng đánh thuế vào tài sản, tức là xem xét mối quan hệ giữa tài sản và chủ thể quản lý, nên có các hình thức đánh thuế như sau:

– Đánh thuế đối với những loại tài sản trực tiếp thuộc quyền sở hữu của chủ thể quản lý, chủ thể có đầy đủ các quyền đối với tài sản và tài sản mang lại lợi ích trực tiếp cho chủ thể đó. Đối với những loại tài sản này sẽ có xảy ra các trường hợp đánh thuế như: thuế đánh vào việc tạo dựng tài sản (là những loại thuế đánh vào việc đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng), thuế đánh vào giá trị của tài sản, thuế đánh vào giá trị tăng thêm của tài sản.

– Đánh thuế đối với những loại tài sản thuộc quyền sử dụng của chủ thể trực tiếp quản lý nhưng không có quyền sở hữu, những loại tài sản này thuộc quyền sở hữu của một chủ thể khác (như những tài sản thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân). Đối với những loại tài sản này có thể xảy ra các trường hợp đánh thuế như: thuế đánh vào việc đăng ký quyền sử dụng tài sản, thuế đánh vào việc sử dụng tài sản.

– Đánh thuế đối với tài sản chuyển dịch, tức là đánh thuế đối với tài sản đang trong quá trình chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng từ chủ thể này sang chủ thể khác.

Tùy theo tính chất của từng loại tài sản, tùy theo đặc điểm, điều kiện kinh tế xã hội của từng quốc gia, sẽ áp dụng những sắc thuế đánh vào tài sản khác nhau như: thuế đất, thuế nhà, thuế mua sắm tạo dựng bất động sản, thuế mua sắm thu nhận ôtô, thuế sử dụng ôtô, thuế đăng ký tài sản, thuế thừa kế, thuế quà tặng, thuế đánh vào thu nhập từ tài sản.

Trong điều kiện hiện nay, luật thuế Tài sản của Việt Nam nên kế thừa các sắc thuế và khoản thu hiện hành có liên quan đến tài sản nhưng có sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Quy định các tài sản chịu thuế sẽ là những tài sản có giá trị lớn như quyền sử dụng đất, nhà ở, vật kiến trúc, ôtô, xe máy, tàu thuyền, máy bay, đá quý, súng săn, súng thể thao. Theo đó, các sắc thuế đánh vào tài sản ở Việt Nam bao gồm:

– Thuế đánh vào việc đăng ký tài sản như: đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, vật kiến trúc trên đất, các loại tài sản Nhà nước cần quản lý. Loại thuế này đánh một lần vào thời điểm các chủ thể đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản.

– Thuế đánh vào giá trị tài sản như: thuế đánh vào nhà ở, vật kiến trúc trên đất. Thuế này đánh hàng năm.

– Thuế đánh vào việc sử dụng tài sản như: thuế đánh vào quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân được nhà nước giao đất. Thuế này đánh hàng năm.

– Thuế đánh vào chuyển dịch quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng như: thuế chuyển quyền sử dụng đất. Thuế này đánh vào từng lần chuyển quyền.

2. Ban hành thuế Bảo vệ môi trường:

Không riêng Việt Nam, các nước trên thế giới đang phải đối mặt với thực trạng môi trường bị ô nhiễm từ khói bụi sản xuất, nguồn nước bị ô nhiễm bởi chất thải từ các nhà máy sản xuất… Để bảo vệ môi trường, tùy vào điều kiện cụ thể các nước trên thế giới có thể áp dụng các biện pháp khác nhau như:

+ Đưa ra các quy định tiêu chuẩn về môi trường và bắt buộc các đối tượng có liên quan phải thực hiện.

+ Aùp dụng các biện pháp về tài chính như thu thuế, phí đối với các trường gây ô nhiễm.

Đối với Việt Nam hiện nay đã có một số quy định thu phí có liên quan đến bảo vệ môi trường như: phí thoát nước, phí vệ sinh, phí xả nước thải vào nguồn nước… Tuy nhiên, mức thu phí còn thấp, chưa bù đắp được thiệt hại do ô nhiễm gây ra cho môi trường và hiệu quả thu các loại phí chưa cao.

Trong quá trình hội nhập cùng với chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước thì trong tương lai sẽ có hàng loạt nhà máy, xí nghiệp được thành lập và đương nhiên mức độ ô nhiễm môi trường cũng sẽ tăng lên nếu chúng ta không có giải pháp hợp lý và kịp thời. Đối với Việt Nam, bên cạnh việc đưa ra các quy định tiêu chuẩn về môi trường và bắt buộc các đối tượng có liên quan phải thực hiện, cũng cần phải có những biện pháp tài chính kèm theo, đó là thuế Bảo vệ môi trường.

Thuế Bảo vệ môi trường đánh vào các yếu tố gây ô nhiễm môi trường nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách để trang trải cho các chi phí bảo vệ môi trường, cũng đồng thời từng bước tạo ý thức bảo vệ môi trường của các thành viên trong xã hội. Tuy nhiên, khi ban hành thuế Bảo vệ môi trường cũng cần chú ý đến yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển, thu hút đầu tư để có chính sách thuế thích hợp.

Giải pháp Ban hành mới một số sắc thuế

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?