Vị trí của Việt Nam trong chính sách ODA của Nhật Bản

ODA Nhật Bản

Vị trí của Việt Nam trong chính sách ODA của Nhật Bản

ODA là nguồn vốn quốc tế cần thiết cho các quốc gia đang phát triển

Kể từ năm 1986, với chính sách Đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến lớn và đang chuyển dần theo hướng nền kinh tế thị trường. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN và năm 1998 trở thành thành viên của APEC, cuối năm 2006 Việt Nam gia nhập WTO. Điều đó chứng tỏ Việt Nam tích cực thúc đẩy và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản.

Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Nhật Bản tháng 7/2011 đạt 907 triệu USD, tăng 6,2% so với tháng trước và tăng 15,8% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2011 đạt 5,6 tỉ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 7 tháng đầu năm 2011.Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác dẫn đầu mặt hàng về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2011 đạt 1,5 tỉ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ, chiếm 26,9% trong tổng kim ngạch.

Trong 7 tháng đầu năm 2011, một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng mạnh: Phương tiện vận tải khác và phụ tùng đạt 186,5 triệu USD, tăng 233,6% so với cùng kỳ, chiếm 3,3% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là xăng dầu các loại đạt 77 triệu USD, tăng 82,4% so với cùng kỳ, chiếm 1,4% trong tổng kim ngạch; thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt 20,2 triệu USD, tăng 53% so với cùng kỳ, chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch; sau cùng là hoá chất đạt 135 triệu USD, tăng 50,2% so với cùng kỳ, chiếm 2,4% trong tổng kim ngạch.

Ngược lại, một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản 7 tháng đầu năm 2011 có độ suy giảm: Thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt 1,1 triệu USD, giảm 64,8% so với cùng kỳ, chiếm 0,02% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là nguyên phụ liệu dược phẩm đạt 305 nghìn USD, giảm 43,7% so với cùng kỳ; sản phẩm từ giấy đạt 31 triệu USD, giảm 38% so với cùng kỳ, chiếm 0,6% trong tổng kim ngạch; sau cùng là kim loại thường khác đạt 85,4 triệu USD, giảm 26,5% so với cùng kỳ, chiếm 1,5% trong tổng kim ngạch.

Trong tháng 1/2007, Việt Nam và Nhật Bản cũng đã tiến hành đàm phán chính thức về EPA. Sau 6 phiên đàm phán, tuy vẫn còn có những khoảng cách chưa thu hẹp nhưng cấp cao hai bên thỏa thuận sớm kết thúc đàm phán để ký EPA trong thời gian tới. Nhật Bản hoan nghênh các nỗ lực của Việt Nam hướng tới nền kinh tế thị trường và hứa sẽ xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam trên cơ sở thành tích kinh tế của Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu thực hiện giai đoạn III Sáng kiến chung Việt – Nhật nhằm cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam, hỗ trợ thúc đẩy tam giác phát triển và hành lang Đông – Tây cũng như hợp tác trong GMS, nghiên cứu giúp giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông ở Hà nội và Tp. HCM…

Cho đến nay, có 5 dự án đầu tư của Việt Nam sang Nhật Bản là Công ty liên doanh Gemasa Corp (dịch vụ hàng hải), Công ty liên doanh Yasaka-Sài Gòn, Công ty liên doanh dịch vụ du lịch và nhà hàng Việt-Nhật (khách sạn – du lịch), Vijasgate Japan (ký kết hợp đồng sản xuất phần mềm), Công ty trách nhiệm hữu hạn phần mềm FPT Nhật Bản. Tổng vốn đầu tư sang Nhật Bản là 2.1 triệu USD, trong đó vốn thực hiện là 400.000 USD.

Vị trí của Việt Nam trong chính sách ODA của Nhật Bản

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Vị trí của Việt Nam trong chính sách ODA của Nhật Bản

  1. Pingback: Khái quát nội dung của sách trắng về nguồn vốn ODA của Nhật Bản năm 2013 - Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?