Mục lục
Khái quát nội dung của sách trắng về nguồn vốn ODA của Nhật Bản năm 2013
1. Vai trò của viện trợ bằng nguồn vốn ODA trong môi trường quốc tế đang thay đổi
Môi trường đang thay đổi xung quanh vốn viện trợ ODA
– Trong 60 năm lịch sự hợp tác phát triển của Nhật bản, sự tích lũy viện trợ của Nhật bản đối với các nước đang phát triển góp phần tăng cường niềm tin ở Nhật bản.
– Mặt khác, môi trường xung quanh ODA cũng đã thay đổi rõ rệt trong những năm gần đây. Qua sự thay đổi nhanh chóng của môi trường chính trị và an ninh xung quanh Nhật bản, điều quan trọng là hỗ trợ các nước cùng chia sẻ về các mối quan tâm chiến lược và các giá trị nền tảng như tự do, dân chủ, nhân quyền và các luật lệ cơ bản thông qua vận hành chiến lược của nguồn vốn ODA
– Hơn nữa, với một nền kinh tế toàn cầu hóa, nguồn vốn tài chính tư nhân rót vào các nước đang phát triển vượt hơn nguồn vốn viện trợ ODA do các nước đang phát triển thu hút sự chú ý như một thị trường mới nổi và là điểm đến của đầu tư. Hiện nay, vai trò của vốn ODA như một chất xúc tác nhằm thu hút tài chính tư nhân cho phát triển hạ tầng, tăng cường năng lực kinh doanh của con người, bao gồm cả doanh nghiệp v.v đang thu hút sự chú ý.
Nhu cầu tiếp theo đối với nguồn vốn ODA dựa trên những nguyên tắc của “ An ninh cho con người”
– Mặt khác, hiện còn rất nhiều người chưa được hưởng thành quả của sự phát triển do xung đột sắc tộc, nội chiến, và bất bình đẳng lớn. Điều quan trọng là tiếp tục viện trợ cho họ thông qua nguồn vốn ODA dựa vào các nguyên tắc “An ninh cho Con người”
Hiệu ứng hiệp lực giữa các bên tham gia khác nhau được kết nối với nguồn vốn ODA
– Các bên tham gia khác nhau như các công ty tư nhân, các tổ chức xã hội dân sự, chính quyền địa phương và các trường đại học cùng với chính phủ trung ương tham gia vào quá trình phát triển. Nguồn vốn ODA kết nối các bên tham gia khác nhau để giải quyết thách thức bằng việc tận dụng kiến thức chuyên môn riêng biệt và nguồn vốn để tạo ra hiệu ứng hiệp lực.
Hợp tác phát triển như đầu tư cho tương lai
– Nhật bản nhắm tới mục tiêu phát triển cân bằng và bền vững nền kinh tế thế giới thông qua hợp tác phát triển như là “đầu tư cho tương lai”, nhằm đạt được sự phát triển và thịnh vượng cho toàn thế giới trong đó có Nhật Bản. Sự hỗ trợ cho các nước đang phát triển không chỉ mang lại lợi ích cho các nước này mà còn cho cả cộng đồng quốc tế nói chung trong đó có các nước phát triển. Ý tưởng này cũng được các quốc gia tài trợ khác cùng chia sẻ.
– Với ý tưởng “đầu tư cho tương lai”, Nhật bản sẽ tiếp tục cam kết hợp tác phát triển như cộng tác giữa các nguồn vốn ODA nhằm giải quyết nhu cầu về phát triển hạ tầng đang tăng nhanh ở các nước đang phát triển và xuất khẩu hệ thống hạ tầng, thúc đẩy “Chăm sóc Y tế Toàn cầu” trong lĩnh vực y tế toàn cầu, và hỗ trợ sự tiến bộ của vai trò người phụ nữ trong lực lượng lao động”
2. Sự phát triển của Các Nước Đông Nam Á và vai trò của Nhật Bản
– Năm 2013 đánh dấu kỷ niệm 40 năm Hợp tác và Hữu Nghị Nhật bản- ASEAN. Hội Nghị Thượng Đỉnh Nhật Bản- ASEAN được tổ chức tại Tokyo vào tháng 12 năm 2013. Nhật Bản đã thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng và nguồn nhân lưc thông qua nguồn vốn ODA ở các nước Đông Nam Á, đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển và ổn định chính trị trong khu vực
– Phát triển hạ tầng thông qua nguồn vốn ODA của Nhật Bản giúp thúc đẩy nguồn vốn tư nhân đổ vào nền kinh tế, giúp cho tác động của nguồn vốn tư nhân đối với phát triển rõ rệt hơn. Điều này hỗ trợ sự phát triển của các công ty tư nhân ở các nước Đông Nam Á, biến khu vực thành một trong những điểm đến đầu tư chính và đối tác kinh doanh quan trọng của các công ty tư nhân Nhật bản.
– Nhằm hỗ trợ các nỗ lực cải cách của Myanmar, Nhật Bản đã xem xét lại các chính sách viện trợ kinh tế trong năm 2012, và hồi phục lại hỗ trợ được cam kết đầy đủ cho Myanmar thông qua việc cung cấp dự án vốn vay mới cho phát triển hạ tấng bằng đồng Yên.
3. Tay trong tay vì một Châu Phi năng động hơn- TICAD và vai trò của Nhật Bản
– Châu Phi hạ Sahara đã đạt được tăng trưởng kinh tế đáng kể trong thế kỷ này nhờ vào sự cải thiện tình hình chính trị và an ninh, nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có và tỷ lệ tăng dân số cao. Kết quả là, đầu tư vào Châu Phi vượt xa tổng nguồn vốn ODA vào năm 2007. Nhật Bản sẽ tiếp tục cam kết hỗ trợ trong việc “tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông qua biên giới” vì đây là nguyên nhân gây cản trở nền kinh tế Châu Phi thông qua việc phát triển hạ tầng và sẽ hỗ trợ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục nhằm giúp phát triển khả năng kinh doanh của con người.
– Mặt khác, rất nhiều người châu Phi vẫn đang bị đói nghèo, do vậy những nỗ lực tiếp theo trong lĩnh vực phát triển các mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) nhìn từ quan điểm đảm bảo “An Ninh cho con người” là vô cùng quan trọng.
– Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Châu Phi phù hợp với các chủ đề chính mà Nhật Bản đã đưa ra tại Hội Nghị TICAD V (Hội Nghị Quốc Tế Tokyo Lần thứ 5 về Phát triển Châu Phi) tại Yokohama vào tháng 6 năm 2013 mang tên: “Kinh tế phát triển mạnh mẽ và bền vững”, “Xã hội phát triển cho mọi người và thích ứng tốt” và “Hòa Bình và Bền Vững”
Khái quát nội dung của sách trắng về nguồn vốn ODA của Nhật Bản năm 2013
Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn
Luận Văn A-Z nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!
UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT