Tổng quan về vấn đề nghiên cứu về phát triển bền vững

hệ thống cây trồng

Mục lục

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu về phát triển bền vững

Vấn đề phát triển bền vững đã được nghiên cứu, phát triển trong một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước:

1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới về phát triển bền vững

(1) Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc (WCED) trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our common future) đưa ra năm 1987, đã phân tích các nguy cơ và thách thức đe doạ sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Trong đó, quan trọng nhất phải kể đến khái niệm về phát triển bền vững là “sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không gây trở ngại cho các thế hệ mai sau” đang được sử dụng rộng rãi hiện nay [89].

(2) Peter P. Rogers, Kazi F. Jalal và John A. Boyd trong cuốn “Giới thiệu về phát triển bền vững” (An Introduction to Sustainable Development) xuất bản năm 2007 đã giới thiệu những kiến thức cơ sở về phát triển bền vững, trong đó đã tập trung phân tích những vấn đề đo lường và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; những ảnh hưởng và phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng, những trục trặc của thị trường và về vai trò của xã hội dân sự [84].

(3) John Blewitt trong cuốn “Tìm hiểu về phát triển bền vững” (Understanding Sustainable Development) xuất bản năm 2008 cũng đóng góp một phần quan trọng vào lý thuyết về phát triển bền vững, trong đó phải kể đến những phân tích về mối quan hệ giữa xã hội và môi trường, phát triển bền vững và điều hành của Chính phủ; các công cụ, hệ thống để phát triển bền vững, phác thảo về một xã hội bền vững [83].

(4) Simon Dresner trong cuốn “Các nguyên tắc của phát triển bền vững” (The Principles of Sustainability) xuất bản năm 2008 đã tổng hợp và phân tích các vấn đề có liên quan như: lịch sử phát triển khái niệm phát triển bền vững, các cuộc tranh luận hiện nay về con đường để đạt được sự phát triển bền vững; các trở ngại và triển vọng về phát triển bền vững [85].

[message type=”e.g. information, success]Xem thêm : Khái niệm phát triển bền vững công nghiệp[/message]

(5) Simon Bell và Stephen Morse trong cuốn “Các chỉ số phát triển bền vững: đo lường những thứ không thể đo?” (Sustainability Indicators: Measuring the Immeasurable?) xuất bản năm 2008 đã có đóng góp lớn về lý luận và thực tiễn trong việc sử dụng các chỉ số phát triển bền vững. Các tác giả đã giới thiệu hệ thống các quan điểm và một loạt các công cụ, kỹ thuật có khả năng giúp làm sáng tỏ hơn những vấn đề phức tạp trên cơ sở tiếp cận định tính hơn là tiến hành các biện pháp đo lường định lượng [86].

2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về phát triển bền vững

Nghiên cứu cơ bản và có hệ thống nhất về vấn đề PTBV ở Việt Nam được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự 21 quốc gia Việt Nam” – VIE/01/021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) chủ trì thực hiện với sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và sự hỗ trợ hợp tác của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA), Cơ quan phát triển quốc tế Thuỵ Điển (SIDA), gồm 4 hợp phần chính trong đó có hợp phần nghiên cứu chính sách phát triển bền vững. Nghiên cứu này (được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau) đã hệ thống, phân tích và cụ thể hoá chính sách phát triển bền vững vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trên các lĩnh vực: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; phát triển các KCN; chính sách phát triển công nghiệp; chính sách năng lượng; chính sách đô thị hoá; chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài; tổng kết các mô hình PTBV. Về chính sách công nghiệp, các tác giả – PGS.TS Phan Đăng Tuất và Lê Minh Đức (2006) trong tài liệu “Chính sách công nghiệp theo định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam” trên cơ sở đánh giá tổng quan các chính sách phát triển công nghiệp thời kỳ 1986-2005 đã phân tích các chính sách phát triển công nghiệp dưới góc độ PTBV trên ba khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường từ đó đề xuất các chính sách phát triển bền vững công nghiệp của Việt Nam [12].

Đối với Thái Nguyên, trong những năm vừa qua vấn đề phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng luôn giành được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên, điều này được thể hiện trong Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVII và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010; đã có nhiều biện pháp, chính sách phát triển công nghiệp được đưa ra trong từng giai đoạn nhất định, tuy nhiên đó thường chỉ là tập hợp của những biện pháp mang tính chất tình thế, đơn lẻ, chứ chưa phải là những nghiên cứu căn bản và có hệ thống. Các nghiên cứu đáng kể nhất gần đây phải kể đến đó là: (i) Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2015, có tính đến 2020 [72] do Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách công nghiệp – Bộ Công thương thực hiện, được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên phê duyệt năm 2005; (ii) Chương trình phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006-2010 [69] được Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên thông qua năm 2006; (iii) Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 [71]. Đây là các nghiên cứu khá cơ bản, có hệ thống về công nghiệp Thái Nguyên, nghiên cứu này bước đầu đã phân tích được tiềm năng, nguồn lực và hiện trạng công nghiệp Thái Nguyên, phác thảo quy hoạch công nghiệp Thái Nguyên đến năm 2015. Tuy nhiên, cách tiếp cận của các nghiên cứu này nhằm mục tiêu chính là phác thảo quy hoạch công nghiệp Thái Nguyên mà chưa đặt sự quan tâm thích đáng đến các vấn đề về chính sách phát triển công nghiệp và các vấn đề có liên quan về xã hội, môi trường… tổng quát hơn là vấn đề phát triển công nghiệp theo hướng bền vững.

Liên quan đến vấn đề phát triển bền vững, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ban hành “Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 (Chương trình nghị sự 21 Thái Nguyên)” [70]. Đây là văn kiện cụ thể hoá định hướng chiến lược PTBV của quốc gia vào điều kiện cụ thể của tỉnh Thái Nguyên, trong đó khái quát thực trạng kinh tế – xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 gắn với PTBV, đưa ra định hướng chiến lược PTBV tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 với những lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường cần ưu tiên PTBV. Tuy nhiên, tài liệu này mới chỉ dừng lại ở việc xác định một khung pháp lý nhằm hướng tới PTBV cho các chính sách phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thái Nguyên, chưa đặt trọng tâm vào việc nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp (PTBVCN).

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu về phát triển bền vững

5/5 - (100 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?