Tình hình phát triển bền vững ở Việt Nam

Phương pháp phân tích tài chính

Tình hình phát triển bền vững ở Việt Nam

Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020 nhằm mục tiêu tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị – xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 gồm: các chỉ tiêu tổng hợp (GDP xanh, chỉ số phát triển con người, chỉ số bền vững môi trường); Chỉ tiêu về kinh tế (hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, năng suất lao động xã hội, mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân vãng lai…); Chỉ tiêu về xã hội (tỷ lệ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo, tỷ số giới tính khi sinh, hệ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập…); Chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường (tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ đất được bảo vệ, diện tích đất bị thoái hoá…).

Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 – 2020 được cụ thể hóa bằng những mục tiêu cơ bản:

Về kinh tế, cần duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; bảo đảm an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; phát triển bền vững các vùng và địa phương. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 đạt trung bình 7%/năm, nâng mức thu nhập bình quân đầu người hằng năm tính theo GDP tăng lên 3.200 – 3.500 USD (so với mức 2.100 USD năm 2015). Lạm phát giữ ở mức dưới 5%.

Về xã hội, tập trung đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm bền vững; Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 2%/năm, riêng các huyện nghèo giảm trên 4%/năm. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; năm 2014 đã có 1,4 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, trên 8,5 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, trên 72% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Đời sống nhân dân được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.052 USD/người (2014). Tuổi thọ trung bình đạt 73,5 tuổi (2015). Hoàn thành nhiều mục tiêu Thiên niên kỷ. Ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số; phát triển văn hoá hài hoà với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam; phát triển bền vững các đô thị, xây dựng nông thôn mới, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước, vùng và địa phương;…

Về tài nguyên và môi trường, chống thoái hoá, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng; giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp…

Việc triển khai tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi tiếp tục cho phát triển bền vững giai đoạn tới, thể hiện ở các điểm sau:

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 6 năm đạt gần 7% giai đoạn 2006 – 2011; GDP bình quân đầu người đạt 2.100 USD (2015). Cơ cấu kinh tế cũng có những bước tiến triển tích cực, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu GDP ngày càng tăng, khu vực nông nghiệp trong cơ cấu GDP ngày càng giảm. An ninh lương thực được bảo đảm. Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế đã góp phần tích cực vào việc phát triển bền vững các lĩnh vực khác.

Tuy nhiên, kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 phục hồi chậm, tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra (5,82%), thấp hơn các giai đoạn trước, chất lượng tăng trưởng thấp. Đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP-Total Factor Productivity) vào tăng trưởng còn hạn chế, hệ số sử dụng vốn (ICOR- Incremental Capital – Output Ratio) cao. Năng lực cạnh tranh quốc gia chưa được cải thiện nhiều, nhất là về thể chế kinh tế, kết cấu hạ tầng và đổi mới công nghệ.

Về xã hội: sự nghiệp giáo dục có bước phát triển, chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo đạt tới 20% tổng chi ngân sách; đến năm 2011, tất cả các tỉnh, thành phố đã đạt chuẩn giáo dục trung học cơ sở. Giải quyết việc làm đạt kết quả tích cực: trong 6 năm (2006 – 2011), đã giải quyết được việc làm cho hơn 9 triệu lao động. Năm 2012 đã tạo việc làm mới cho hơn 1,5 triệu người; năm 2013, phấn đấu tạo việc làm cho 1,6 triệu người; tuyển mới dạy nghề cho 1,9 triệu người; thực hiện chiến lược dạy nghề gắn với tạo việc làm.

Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,53%, ở khu vực nông thôn là 1,55%. Công tác xóa đói, giảm nghèo có nhiều tiến bộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 9,6% và đến cuối năm 2013 ước còn 7,6%. Năm 2012, Việt Nam xếp thứ 127 trên tổng số 187 nước và vùng lãnh thổ về HDI và được xếp vào nhóm có tốc độ tăng chỉ số HDI cao. Việt Nam hoàn thành 6/8 nhóm Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) do Liên hợp quốc đặt ra cho các nước đang phát triển đến năm 2015.

Vấn đề môi trường trong giai đoạn 2011 – 2015 đã được chú trọng hơn. Việc bảo vệ tài nguyên, môi trường đã đi vào nền nếp. Bằng những chính sách hợp lý, các giải pháp quyết liệt, vấn đề bảo vệ môi trường sống, chống ô nhiễm các nguồn nước, không khí đã được tất cả các địa phương, các ngành và các tầng lớp nhân dân đồng thuận và cùng tham gia. Công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được quan tâm hơn nên tình trạng cháy và chặt phá rừng đã giảm đi.

Tình hình phát triển bền vững ở Việt Nam

5/5 - (101 Bình chọn)

Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn

Luận Văn A-Z  nhận làm trọn gói dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. Liên hệ ngay dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi!

UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - BẢO MẬT

Nhận báo giá Xem thêm

1 thoughts on “Tình hình phát triển bền vững ở Việt Nam

  1. Pingback: Khái niệm phát triển và phát triển bền vững -

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn cần hỗ trợ?